Buôn lậu 20 điện thoại iPhone, nam sinh viên Thái Lan bị tuyên phạt 4 năm tù
Thay đổi chế độ ăn có thể khó thực hiện, nhất là với người có chế độ ăn không lành mạnh. Tin tốt là một số phương pháp sẽ giúp tăng khả năng thay đổi thành công, từ đó sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe.Cà Mau: Xét xử lưu động vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài
Mấy ngày qua, mạng xã hội xuất hiện những đoạn clip một số người đi ô tô, xe máy không dám vượt đèn đỏ nhường đường xe cấp cứu gây tranh cãi. Có người sợ vượt đèn nhường đường sẽ CSGT phạt nguội. Có người lại sợ "phiền" vì phải chứng minh lỡ có bị thổi phạt. Trước tranh cãi này, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho hay, xe ưu tiên là các loại xe được hưởng các quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhường đường, không được cản trở xe được quyền ưu tiên.Như vậy, người dân khi tham gia giao thông phải nhường đường cho xe ưu tiên, gồm các loại xe sau theo Điều 27 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024:Các loại xe ưu tiên được nêu trên (trừ đoàn xe tang) không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được. Riêng đối với đường cao tốc, xe ưu tiên chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào.Theo CSGT, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải phát tín hiệu gồm: đèn phát tín hiệu ưu tiên, còi phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên cụ thể của từng loại xe. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở.CSGT TP.HCM thông tin, theo Nghị định 168/2024, không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đối với ô tô và từ 4 - 6 triệu đối với xe máy; đồng thời, người vi phạm bị trừ 4 điểm GPLX."Các xe ưu tiên là những xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người cũng như tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Do đó, chấp hành các quy định về xe ưu tiên, nhất là việc nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ không chỉ là là nét đẹp văn hóa giao thông mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân", đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.
Giòn tan cá mòi sông Hồng
Tại Việt Nam, cả 2 phiên bản L và G của Honda BR-V đều trang bị động cơ 1.5 lít DOHC i-VTEC có công suất tối đa 119 mã lực tại dải vòng tua 6.600 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 145 Nm tại vòng tua 4.300 vòng/phút. Động cơ này kết hợp cùng hộp số tự động vô cấp và dẫn động cầu trước.
Chiều nay 5.1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ngày 2.1, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (human metapneumovirus - HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, Covid-19 đồng thời lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau Covid-19.Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh về tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Trung Quốc do các trường hợp nhiễm virus HMPV cũng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.Ngay sau khi ghi nhận các thông tin nêu trên, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương; và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc). Đến thời điểm hiện tại, WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đồng thời chưa được xác minh độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội nêu trên.Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, theo báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, các mẫu bệnh phẩm thu thập từ khoa khám bệnh ngoại trú và khoa cấp cứu của các bệnh viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, HMPV và rhovirus; các mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng phải nhập viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, mycoplasma pneumoniae và HMPV.Trung Quốc đang mùa đông, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có xu hướng gia tăng trong thời gian này, bao gồm các tác nhân chính là vi rút cúm mùa, virus hợp bào hô hấp ở trẻ em (RSV), HMPV. Kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 (tháng 12) của năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, số trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có triệu chứng giống cúm thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Ngày 4.1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông tin bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đang lây lan ở nước này là bệnh thường quy, không phải sự kiện y tế bất thường, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm tại quốc gia này.Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, đã chủ động việc theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc. Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với WHO, đầu mối thực hiện IHR của Trung Quốc để cập nhật thông tin và chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng nhưng đồng thời không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn mùa đông xuân hiện nay với điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.
Biên giới Tây Nam, 24/7 - Kỳ 4: Nóng bỏng Long An
Hậu quả chậm chạp của tình trạng ấm lên toàn cầu có lẽ đang âm thầm xảy ra bên dưới băng tầng dày của Nam Cực. Lục địa này đang chứa chấp nhiều núi lửa khổng lồ, như núi Erebus và hồ dung nham nổi tiếng của nó.Tuy nhiên, có ít nhất 100 núi lửa khác đang nằm ẩn mình ở Nam Cực, với nhiều núi lửa tập trung dọc theo bờ phía tây của lục địa. Một số núi lửa nhô mình lên cao, nhưng số còn lại nằm bên dưới Băng tầng Nam Cực, theo Live Science hôm 7.1.Biến đổi khí hậu đang làm băng tầng Nam Cực dần tan rã và khiến mực nước biển dâng. Bên cạnh đó, băng tan còn giải phóng trọng lượng bên trên các tầng đá ở khu vực, gây ra những hậu quả tại chỗ.Cụ thể là băng tan được chứng minh làm tăng hoạt động của các núi lửa nằm bên dưới bề mặt băng ở những nơi khác của thế giới.Coonin et al. đã cho chạy 4.000 mô phỏng trên máy tính để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của băng tan ở Nam Cực đối với các núi lửa nằm bên dưới. Kết quả cho thấy tình trạng này có thể làm gia tăng tần suất và quy mô của các đợt phun trào từ dưới thềm băng.Nguyên nhân là việc mất đi trọng lượng băng sẽ dẫn đến giảm áp lực lên các bể chứa dung nham bên dưới bề mặt khiến dung nham tích lũy nhiều hơn. Dung nham càng nhiều càng tăng sức ép lên các vách của bể chứa, dẫn đến núi lửa phun trào.Các tác giả báo cáo nhấn mạnh rằng quy trình trên diễn ra chậm chạp, có thể kéo dài vài trăm năm. Phát hiện trên cũng đồng nghĩa quá trình tích tụ dung nham vẫn tiếp diễn dù thế giới tiến tới ngăn chặn được nhiệt độ ấm lên ở mức báo động, tức khống chế được dưới mức 1,5 độ C.