Học sinh dùng internet quá mức 'có nhiều khả năng cúp học'
Tờ Khmer Times ngày 10.3 đưa tin Đơn vị Chống tham nhũng Campuchia vừa bắt giữ ông Tith Vuthy, Phó tỉnh trưởng tỉnh Kampong Speu, cùng 2 đồng phạm khác liên quan vụ lừa đảo một nhà đầu tư Trung Quốc số tiền 400.000 USD (10,2 tỉ đồng). Theo đó, Tòa án tỉnh Kampong Speu ngày 9.3 ra phán quyết về việc bắt giữ và khởi tố 3 bị can trên trong vụ lừa đảo cấp phép khai khoáng. Ông Tith Vuthy sinh ngày 7.1.1969.Hai bị can còn lại là ông Heav Khon (45 tuổi), còn gọi là Tong, và ông Named Moeng Saroeun (44 tuổi), còn gọi là Ung Winchai. Hai bị can này bị bắt giữ về các cáo buộc về tội lạm quyền, làm giả, sử dụng thư giả, làm giả tài liệu công và sử dụng tài liệu công giả, được quy định trong Bộ luật Hình sự và Luật Chống tham nhũng.Các hành vi của 2 bị can trên được tiến hành tại các tỉnh Kampong Speu, Pailin, Battambang, Stung Treng và Preah Vihear trong năm 2023.Bản tin không đề cập cáo buộc cụ thể đối với ông Tith Vuthy, cũng như các chi tiết khác liên quan vụ việc.Kênh tắc nghẽn vì rác thải
Theo clip được chia sẻ, em trai đứng trên sân khấu, cầm heo đất tặng vợ chồng chị trong ngày cưới. Trước khi trao, em nói rằng con heo mới nuôi được gần 3 tháng, ngày nào cũng được cho ăn bằng tiền lì xì. "Chị Linh (chị gái) là người chịu thiệt thòi và luôn bảo vệ các em nên em mong anh Quyền (anh rể) sẽ luôn ở bên bảo vệ chị em". Nhiều người vỗ tay trước lời chúc dễ thương của em trai, đồng thời ngưỡng mộ tình cảm chị em dành cho nhau. Cư dân mạng khen cậu bé là người tình cảm, không quên gửi lời chúc hạnh phúc đến cô dâu.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là cô dâu Nguyễn Thị Linh (29 tuổi, ở H.Nam Trực, Nam Định), em trai là Nguyễn Hoàng Bảo Long (11 tuổi). Chị Linh cho biết đây là lần thứ hai em trai tặng heo đất cho chị gái. Trước đó 3 tháng, em gái của chị Linh là Nguyễn Thị Chinh (25 tuổi) lập gia đình, Long cũng dành món quà tương tự tặng chị."Khi nhận món quà này, mình xúc động. Mình trân quý con heo đất em dành dụm tiền lì xì gửi tặng cùng những lời yêu thương, lời dặn dò anh rể quan tâm, bảo vệ mình. Món quà này mình vẫn trưng trong tủ, vợ chồng nhìn vào đó để dành tình cảm, quý trọng hai bên gia đình hơn", cô dâu chia sẻ.Khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội, mọi người bất ngờ và vui vẻ, càng quý mến em trai hơn. Chị Linh rất ngạc nhiên vì câu chuyện của hai chị em nhận được sự quan tâm của cư dân mạng.Bảo Long nói rằng vì đang đi học nên không có nhiều tiền, nhưng vẫn muốn tặng các chị gái số tiền có được từ dịp tết, tiền thưởng học sinh giỏi. "Em bỏ tiền trong con heo, biết tin chị sắp lấy chồng nên mua từ trước tết để dành dụm. Em mong hai chị luôn vui vẻ, hạnh phúc, được anh rể yêu thương", Long cho hay.Chị Chinh cũng bày tỏ sự xúc động khi nhận món quà đặc biệt từ em trai.Chị nói rằng đó là tình cảm chân thành của em, những lời chúc đều xuất phát từ tấm lòng, không có sự sắp xếp hay hướng dẫn từ người lớn."Mình cũng khóc rất nhiều trên sân khấu, hạnh phúc khi được mọi người yêu thương và nhận ra tình cảm gia đình là điều quan trọng nhất. Mình vẫn chưa đập heo, đặt ở phòng để mỗi lần nhìn thấy là luôn nhớ về em trai", chị Chinh nói.Long là con út trong gia đình có 4 chị em (3 gái, 1 trai). Hồi còn nhỏ, em được các chị nâng niu, chăm sóc giống người mẹ thứ hai. Các chị lớn lên đi học xa nhà nhưng vẫn dành thời gian gọi điện, trò chuyện với em. Ngược lại, em trai cũng trông chờ, mong ngóng các chị về để gia đình quây quần bên nhau."Em trai là người rất tình cảm, luôn quan tâm đến các chị gái. Ngày em ấy lên Hà Nội khi mình nhận bằng tốt nghiệp, luôn hỏi thăm chị gái và bạn thân của chị xem có bị mệt không. Thời điểm đó, hội trường đông người, thời tiết nóng nực, Long sợ các chị mất sức, mệt mỏi. Mình ra trường được 3 năm, lúc đó Long mừng vì mình đã tốt nghiệp, luôn chúc chị kiếm được công việc có thu nhập cao", chị Chinh bày tỏ.Chị Chinh luôn mong sau này em trai lớn lên sẽ trở thành người tử tế, luôn tình cảm như hồi còn bé. Có thể thấy rằng tình cảm gia đình đôi khi không cần những điều lớn lao, chỉ cần những cử chỉ chân thành, món quà giản dị trong giây phút quan trọng. Ngoài tình thương của cha mẹ, anh chị em thường giúp đỡ nhau để cuộc sống trở nên ý nghĩa, đong đầy hạnh phúc.
Spider-Man: Miles Morales sẽ có mặt trên PC vào tháng 11
Tướng không quân bốn sao Brown vốn là một phi công chiến đấu, được biết đến với biệt danh C.Q., là người Mỹ gốc Phi thứ 2 từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. Theo AP, việc ông Brown bị sa thải chắc chắn sẽ gây chấn động khắp Lầu Năm Góc. Trong 16 tháng tại nhiệm, ông đã phải đương đầu nhiều thách thức lớn, bao gồm cuộc xung đột ở Ukraine và căng thẳng leo thang tại Trung Đông."Tôi muốn cảm ơn tướng Charles CQ Brown vì hơn 40 năm phục vụ đất nước, bao gồm cả vai trò Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân hiện tại. Ông là một quý ông lịch thiệp và là một nhà lãnh đạo xuất chúng, và tôi mong ông và gia đình có một tương lai tươi sáng," Tổng thống Trump đăng trên mạng xã hội.Tướng không quân ba sao đã nghỉ hưu Dan Caine sẽ thay thế vị trí của ông Brown. Ông Caine từng là một phi công F-16 chuyên nghiệp, từng phục vụ trong quân ngũ và Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ. Gần đây nhất, ông Caine là phó giám đốc phụ trách các vấn đề quân sự tại Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA).Theo truyền thống, các Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân vẫn giữ chức vụ ngay cả khi chính quyền thay đổi. Theo The New York Times, việc Tổng thống Trump sa thải ông Brown là một sự đảo ngược đáng kể so với năm 2020 khi ông từng đề cử tướng Brown làm tham mưu trưởng không quân Mỹ.Quyết định sa thải tướng Brown phản ánh quan điểm của Tổng thống Trump rằng giới lãnh đạo quân đội đang sa lầy vào các vấn đề đa dạng sắc tộc, giới tính, mất đi trọng tâm là lực lượng chiến đấu bảo vệ đất nước và không phù hợp với mục tiêu "Nước Mỹ trên hết".Trong một tuyên bố ngày 21.2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ca ngợi cả ông Caine và ông Brown, đồng thời thông báo về việc sa thải thêm 2 sĩ quan cấp cao là đô đốc Lisa Franchetti, Chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ và tướng Jim Slife, Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ.Bộ trưởng Hegseth cũng ủng hộ nỗ lực của ông Trump nhằm chấm dứt các chương trình thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong hàng ngũ và sa thải những người phản ánh các giá trị đó.
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.
Nữ sinh 'gây sốt' mạng xã hội với điệu nhảy voọc chà vá
Thông tin này được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu khi cho ý kiến vào luật Đường sắt (sửa đổi), tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội 43, sáng 10.3.Chủ tịch Quốc hội thông tin, tại kỳ họp bất thường thứ 9 vừa qua, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Hướng tới sẽ là dự án đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Cùng đó, với tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Bộ Xây dựng cũng đã tính toán để tuyến đường sắt cao tốc kéo dài từ TP.HCM xuống tới Cà Mau, chứ không chỉ dừng ở Cần Thơ."Trước chỉ tính tới Cần Thơ, giờ phải xuống tới chỗ anh Bình (ông Dương Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát, quê Cà Mau - phóng viên) để đồng chí Dương Thanh Bình về hưu có thể đi đường sắt từ Cà Mau ra Hà Nội được", Chủ tịch Quốc hội nêu.Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Tuyến đường sắt nối từ TP.HCM đi Cần Thơ, dự kiến là dự án độc lập.Chủ tịch Quốc hội cũng nhìn nhận, luật Đường sắt tới nay thi hành được 7 năm, song đường sắt Việt Nam còn chậm phát triển. "Do chúng ta chưa quan tâm đúng mức, chưa có nguồn kinh phí đầu tư hay chỉ chú ý giao thông đường bộ, hàng không còn đường sắt, đường thủy chưa chú ý nhiều", Chủ tịch Quốc hội nêu.Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam hiện nay có từ sau khi đất nước thống nhất (1975), song tới nay đã 50 năm nhưng tốc độ "vẫn y như cách đây 50 năm". Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông dài 12 km làm mất hơn 10 năm, còn tuyến metro số 1 tại TP.HCM dài 20 km nhưng làm mất 17 năm."Chúng ta làm rất chậm mà thay đổi liên tục, Quốc hội phải xem xét thông qua nhiều lần. Có phải tư duy, tầm nhìn chúng ta, rồi tiền nong chúng ta chưa đủ nên cứ chắp vá, chắp vá", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Theo Chủ tịch Quốc hội, vừa qua, Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, các chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM với tổng số vốn lên tới 3 triệu tỉ đồng và nhiều dự án khác.Do đó, cần thiết kế trong luật các chính sách mạnh mẽ để ngành đường sắt có thể bứt phá, vươn lên. "Luật cũ chưa được kết quả bao nhiêu hết, sửa luật lần này ý đồ thế nào để bứt phá, phát triển đi lên", Chủ tịch Quốc hội nói.Chủ tịch Quốc hội đề nghị có quy định một chương riêng dành cho đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị với cơ chế ưu tiên nguồn lực, công nghệ, đào tạo công nghệ chuyên sâu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là Trung Quốc, nước đang triển khai đường sắt cao tốc với tốc độ 450 km/giờ. Cùng đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đường sắt; khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với viện nghiên cứu, trường đại học nâng cao năng lực nội địa của ngành đường sắt.Giải trình sau đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết, để phát triển công nghiệp đường sắt, bộ này đã tổ chức đi 6 nước sở hữu công nghệ đường sắt dẫn đầu thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và làm việc với doanh nghiệp trong nước.Hiện nay có 7 liên doanh trong và ngoài nước chuẩn bị tham gia lĩnh vực này. Các cơ chế chính sách về xây dựng đặt ra mục tiêu đến 2035 tự chủ hoàn toàn về công nghiệp xây dựng. Ông cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và Nhà nước có chính sách hỗ trợ như thuê đất...Ông Huy cũng thông tin, hiện nay , Bộ Xây dựng đã làm việc với Trường Hải, Thành Công, VinFast để tham gia phát triển sản phẩm công nghiệp đường sắt.