Tổng kết vòng bảng APL 2023: V Gaming và Saigon Phantom vào tứ kết
Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó".Chọn váy dài với sơ mi hay áo kiểu để lọt top hoa khôi công sở?
Nghe tin cháy, người phụ nữ vội chạy về ôm 2 con mèo ra ngoài, còn đằng sau là cột khói bốc lên nghi ngút.Ngày 13.2.2025, Công an quận 12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy nhà dân trên đường Vườn Lài (ở phường An Phú Đông).Theo thông tin ban đầu, khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, người dân phát hiện cháy tại căn nhà cấp 4 nằm trong hẻm 125 đường Vườn Lài.Người dân hô hoán huy động bình chữa cháy mini dập lửa nhưng cửa nhà đã bị khóa. Lực lượng địa phương sau đó cũng có mặt, phối hợp người dân phá cửa, xông vào nhà cháy dập lửa.Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận 12 sau đó điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường, triển khai nhiều hướng chữa cháy, chống cháy lan. Đám cháy được lực lượng chức năng dập tắt sau đó. Vụ hỏa hoạn khiến nhiều tài sản bên trong nhà bị cháy. Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy đang được công an làm rõ.
Chuyển đổi số báo chí: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào báo điện tử
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.
Sau thành tích Top 5 - Miss Universe Vietnam 2024, MLee đánh dấu màn trở lại với âm nhạc bằng ca khúc Chín tầng mây, kết hợp cùng rapper Nhật Hoàng. Theo tiết lộ của giọng ca 9X, bài hát là cách để cô kết nối với khán giả trong giai đoạn ấp ủ những dự án âm nhạc chính thức, hứa hẹn ra mắt trong thời gian tới. Dịp này, MLee cũng dành thời gian chia sẻ về những ý kiến trái chiều xoay quanh sự nghiệp của mình, đồng thời bật mí về sự thay đổi của bản thân sau những sóng gió.Tính đến hiện tại, MLee có khoảng 10 năm gắn bó trong lĩnh vực nghệ thuật. Song với nhiều người, nữ ca sĩ chưa có sự bứt phá rõ rệt, vẫn lận đận với nghề. Nhìn nhận về điều này, MLee khẳng định bản thân không áp lực trước sự thành công của những người bạn đồng trang lứa và thấy mình cần cố gắng hơn để chứng minh năng lực trước khán giả. MLee tiết lộ trong thời gian tới, cô muốn tập trung hết sức lực cho âm nhạc, không nghĩ đến việc tham gia sẽ thử sức mình ở một cuộc thi nhan sắc nào khác. Về tin đồn tham gia show thực tế Em xinh, cô không khẳng định song cũng không phủ nhận, chỉ cho biết sẽ không từ chối những cơ hội đến với mình.
Rác tràn lan trên đường
Tối 19.1, CLB Nam Định thua trắng 0-1 trước Thể Công Viettel trên sân nhà Thiên Trường ở vòng 10 V-League. Dù chưa mất ngôi nhì, nhưng lời cảnh báo đã xuất hiện với đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt khi Xuân Son không còn hiện diện. Đó cũng là chi tiết HLV Kim Sang-sik cùng đội tuyển Việt Nam cần lưu ý. Vắng chân sút chủ lực chưa bao giờ là điều dễ thở, với bất cứ tập thể nào.Khi Xuân Son còn trên sân, CLB Nam Định thắng liền 4 trận ở V-League, ghi 14 bàn. Còn khi không có chân sút sinh năm 1997, đội bóng thành Nam chỉ ghi 2 bàn trong 3 trận gần nhất, không giành được chiến thắng nào. CLB Nam Định có thể "sống" tốt khi vắng Văn Toàn hay Hendrio Araujo, nhưng Xuân Son là câu chuyện khác. Tầm ảnh hưởng của tiền đạo gốc Brazil vào lối chơi không chỉ nằm ở khía cạnh bàn thắng (tất nhiên anh rất giỏi ghi bàn), mà còn ở con đường dẫn đến bàn thắng ấy. Một trung phong toàn diện, giỏi mọi kỹ năng tấn công, đá nhiệt huyết và tinh quái như Xuân Son đã nâng tầm cả hàng công CLB Nam Định. Những gì người ta thấy Xuân Son làm tại AFF Cup 2024, thực ra anh đã làm... hàng tuần ở V-League.Lẽ dĩ nhiên, cầu thủ càng có tầm ảnh hưởng, việc thay thế càng khó khăn. Đến thời điểm này, CLB Nam Định vẫn chưa tìm ra ai khỏa lấp được vai trò của Xuân Son (thể hiện ở kết quả và lối chơi nghèo nàn). Điều tương tự có thể đến với đội tuyển Việt Nam. Xuân Son nghỉ 8 tháng, đồng nghĩa anh sẽ vắng các trận gặp Lào (tháng 3), Malaysia (tháng 6) và Nepal (tháng 9), tương đương nửa đầu vòng loại Asian Cup 2027. Khi trở lại, chưa chắc chân sút 28 tuổi đã trở lại phong độ cao nhất. HLV Kim Sang-sik khẳng định dù Xuân Son đẳng cấp, đội tuyển Việt Nam vẫn không phụ thuộc vào cá nhân nào. Tuy nhiên hãy quan sát ở trận chung kết lượt về. Sau thời điểm Xuân Son rời sân, đội tuyển Việt Nam ghi 2 bàn, nhưng 1 bàn đến từ pha đốt lưới của Pansa Hemviboon (xuất phát từ tình huống Tuấn Hải dứt điểm không tốt), trong khi bàn còn lại đến từ pha phản công khi đối thủ đã bỏ cả khung thành. Đội tuyển Việt Nam vẫn có thể tấn công khi Xuân Son vắng mặt, nhưng rõ ràng, đường đến khung thành khó khăn hơn nhiều. Không có một chân sút giỏi trên sân, đồng nghĩa đối thủ của Việt Nam có thể đẩy cao đội hình, tạo sức ép cho hàng thủ.HLV Kim Sang-sik sử dụng Tiến Linh ở 3 trận đầu giải, khi Xuân Son chưa đủ điều kiện thi đấu. Còn lúc Xuân Son xuất trận, Tiến Linh ngồi dự bị. Đồng nghĩa, sơ đồ 1 trung phong vẫn là ưu tiên hàng đầu của thầy Kim. Chia sẻ với truyền thông, tiền vệ Doãn Ngọc Tân khẳng định lối chơi ưa thích của HLV Kim Sang-sik là đẩy bóng lên tuyến trên càng nhanh càng tốt. Đấu pháp này đòi hỏi rất nhiều ở một tiền đạo: cần đủ khỏe để che chắn bóng, đủ khéo léo để đỡ bóng gọn gàng, hay đủ dẻo dai để độc lập tác chiến trong trường hợp đồng đội không kịp hỗ trợ. Xuân Son đã làm sáng bừng bức tranh tấn công của đội tuyển Việt Nam bởi anh hợp với triết lý. Không có anh, HLV Kim Sang-sik chỉ có hai con đường: tìm một trung phong giỏi với phẩm chất gần tương đương Xuân Son, điều vốn... viển vông với chất lượng các chân sút nội. Hoặc tìm lối chơi phù hợp với con người hiện có. Trong tay nhà cầm quân người Hàn Quốc còn Tiến Linh. Dù lối chơi còn thiếu sót, song tiền đạo 28 tuổi vẫn là chân sút ghi bàn nhiều nhất dưới thời ông Kim (7 bàn). Anh có kinh nghiệm thi đấu, khả năng săn bàn và tìm kiếm khoảng trống. Tuy nhiên để phát huy năng lực của Tiến Linh, đội tuyển Việt Nam phải đá theo cách khác. Không thể dồn bóng cho tiền đạo theo tiêu chí "càng nhanh càng tốt" như AFF Cup, mà cần phối hợp lớp lang, bài bản hơn, có nhiều giải pháp tấn công đa dạng, phát huy năng lực của các tiền vệ tấn công nhiều hơn, thay vì trông đợi tiền đạo... làm hết. Ngoài ra, thầy Kim cũng cần thêm tiền đạo dự phòng. Trông đợi vào một vài trung phong là canh bạc đầy rủi ro.Thuận lợi cho HLV Kim Sang-sik, là 2 trong 3 trận đầu vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam gặp đối thủ yếu hơn (Lào và Nepal). Trận gặp Malaysia tại Bukit Jalil trong tháng 6 sẽ khó khăn, nhưng khác với AFF Cup, đội tuyển Việt Nam đá với mật độ rất mỏng với chỉ vỏn vẹn 3 trận trong 6 tháng tới. Thời gian để đội tuyển Việt Nam tính toán đấu pháp và lối chơi sẽ "dông dài" hơn. Khó khăn là cơ hội để ông Kim chứng minh năng lực, rằng đội tuyển Việt Nam sẽ không phụ thuộc vào cá nhân nào.