Việt Nam vượt Ấn Độ về xuất khẩu điện thoại thông minh
Hôm nay 20.3, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã ký công văn trả lời các sở GD-ĐT Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị về thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT."Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như đã công bố trong kế hoạch năm học 2024 -2025. Việc giữ nguyên lịch thi như đã công bố góp phần làm ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong ngành giáo dục", văn bản của Bộ GD-ĐT nêu.Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch năm học, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, sở GD-ĐT như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Ninh Bình đã có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT vì lý do cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố và kết thúc nhiệm vụ cấp huyện theo kết luận của Bộ Chính trị. Việc đẩy sớm kỳ thi để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ổn định tâm lý cho phụ huynh, học sinh; thuận lợi cho công tác chuẩn bị của các địa phương để triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.Một số địa phương nêu thời gian mong muốn tổ chức thi là trong khoảng thời gian ngày 7 đến 10.6. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ý kiến của đa số học sinh, phụ huynh, nhà giáo và các chuyên gia đều cho rằng việc thay đổi lịch thi như vậy sẽ gây nhiều xáo trộn không cần thiết. 2025 là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong khung kế hoạch thời gian năm học, Bộ GD-ĐT dự kiến, kỳ thi diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6. Thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán; 2 môn còn lại học sinh được tự chọn trong số các môn đã học ở trường (ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).Ngoại hạng Anh: Cuộc đua tránh 'sẩy chân'
Được thành lập vào năm 1979, Bộ Giáo dục Mỹ có công việc chính là cấp tiền cho sinh viên ĐH thông qua các khoản trợ cấp, cho vay. Bộ này cũng chịu trách nhiệm phân phối ngân sách liên bang cho các trường phổ thông, với đối tượng chính là học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời thực thi các luật chống phân biệt đối xử.Theo tờ The New York Times, ngân sách cho các trường học đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt và có khả năng sẽ không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Song, vai trò giám sát các khoản tiền này có thể bị giảm bớt và chuyển giao cho những cơ quan liên bang khác.Nhìn chung, ngân sách chính phủ liên bang cấp cho các trường phổ thông chỉ chiếm khoảng 10% tổng số tiền các trường nhận được. Và tuy ông Trump luôn nói muốn trao lại quyền quản lý giáo dục về các tiểu bang, nhưng thực tế chính quyền tiểu bang đã có toàn quyền quản lý giáo dục ở địa phương và chủ yếu dùng tiền thuế của bang để chi trả cho các hoạt động giáo dục.Bộ Giáo dục Mỹ cũng không có quyền quyết định chương trình học hay danh mục sách giáo khoa ở các trường phổ thông.Bộ Giáo dục Mỹ còn quản lý các bài kiểm tra để theo dõi liệu học sinh Mỹ có học tập tốt không và so sánh họ với bạn cùng trang lứa ở những tiểu bang, quốc gia khác. Ngoài ra, cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ những dự án nghiên cứu giáo dục và phổ biến các kết luận sau khi nghiên cứu.Tuy nhiên, tờ The New York Times nhận định việc đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ "có lẽ không có nhiều tác động ngay lập tức đến cách hoạt động của các trường phổ thông, ĐH". Bởi, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giao Bộ Tài chính Mỹ giải ngân các khoản vay, trợ cấp cho sinh viên, còn Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ quản lý ngân sách cho học sinh khuyết tật.Trong khi đó, theo AFP, Bộ Giáo dục Mỹ không thể bị đóng cửa nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ, nhưng lệnh của ông Trump có khả năng sẽ khiến bộ này bị thiếu hụt tiền và nhân viên. "Bộ Giáo dục sẽ nhỏ hơn nhiều so với hiện tại", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nói với các phóng viên trước lễ ký kết.Tiến sĩ Lê Bảo Thắng, Giám đốc Công ty tư vấn giáo dục quốc tế OSI Vietnam, nhận định trong trường hợp Bộ Giáo dục Mỹ bị giải thể trong thời gian tới, thị trường du học Mỹ cũng "hoàn toàn không bị ảnh hưởng", từ các chính sách du học nước này đến quy định tuyển sinh của các trường ĐH.Phân tích cụ thể, tiến sĩ Thắng cho biết giáo dục Mỹ có sự phân cấp cụ thể. Trong đó, Bộ Giáo dục Mỹ, hay nói cách khác là Bộ Giáo dục liên bang, mang "ý nghĩa tượng trưng". Thực tế, việc quản lý ĐH Mỹ, nhất là những đơn vị công lập, thuộc về thẩm quyền của tiểu bang, còn trường nào muốn tuyển sinh viên quốc tế thì phải nhận được sự chấp thuận của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE).Trong khi đó, liên quan đến quy định tuyển sinh người nước ngoài, thông thường các trường ĐH sẽ tự chịu trách nhiệm, tiến sĩ Thắng lưu ý thêm.Theo thống kê từ ICE, năm 2023 ghi nhận có 31.310 người Việt du học Mỹ, xếp thứ 6 về số du học sinh. Đây là lần đầu số người Việt học tại Mỹ cán mốc hơn 30.000 người sau 2 năm dưới mức 30.000. Song, nếu xét riêng số du học sinh ở các trường phổ thông, Việt Nam đông thứ 5 với 3.187 người, đứng sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Mexico, Tây Ban Nha.
Bạn đọc viết: Rác tràn lan công viên
Có 3 dạng vô tinh chính:
Trong năm 2024, Tùng Dương gây chú ý với ca khúc Tái sinh. Không chỉ "công phá" thị trường nhạc Việt, ca khúc này còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen ngợi về giai điệu hay đánh giá cao cách hát nội lực của Tùng Dương, cũng có ý kiến cho rằng ca khúc đang cổ súy cho việc ngoại tình.Trong chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên (phát trên kênh YouTube, TikTok iHay và YouTube, TikTok, Fanpage Báo Thanh Niên), Tùng Dương thẳng thắn lên tiếng về những ý kiến trái chiều này. Anh cũng không ngại chia sẻ quan điểm về việc "say nắng" một ai đó trong cuộc sống.Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên.Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên.
Những tấm lòng vàng 31.8.2023
Cả hai đều chỉ có 1 lựa chọn động cơ tại thị trường Việt Nam kết hợp với hộp số CVT. KIA Sonet lắp ráp tại Việt Nam sử dụng máy xăng Smartstream 1.5G MPI sản sinh công suất 113 mã lực tại 6.300 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 144 Nm tại 4.500 vòng/phút. Trong khi đó, Toyota Raize dùng máy xăng 1.0 lít tăng áp cho công suất 98 mã lực tại 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 140 Nm tại 2.400 - 4.000 vòng/phút.