$602
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của aog777. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ aog777.Chiều 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua dự thảo nghị quyết quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030.Trình bày nội dung này, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đề cập điểm mới là tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, các dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.Được ưu tiên còn có chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tư pháp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng lượng nguyên tử, hạ tầng số, vi mạch bán dẫn, giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu...Công tác bố trí vốn nước ngoài được đổi mới theo hướng đảm bảo bố trí vốn cho dự án chuyển tiếp, cho dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức vốn nước ngoài còn lại (nếu có) được quản lý thống nhất tại T.Ư, để bố trí cho chương trình, nhiệm vụ, dự án phát sinh trong kỳ trung hạn sau khi hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định.Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được việc phân bổ dàn trải, thiếu hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực quan trọng. Việc phân bổ dàn trải vừa qua khiến việc sử dụng vốn đầu tư công "không hiệu quả".Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được những hạn chế trong thực hiện nghị quyết của giai đoạn 2021 - 2026. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc phân bổ vốn đầu tư công thời gian qua chưa có cơ chế quản lý lập kế hoạch vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách địa phương.Cùng đó, chưa ràng buộc trách nhiệm ngân sách địa phương dành vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài còn rất thấp, chỉ đạt 52,7% kế hoạch được giao.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị việc quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công cần cập nhật các quy định luật Đầu tư công 2024, nhất là liên quan thời gian bố trí vốn đầu tư thực hiện dự án. Theo Chủ tịch Quốc hội, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn tới cần phải dựa trên mức độ cấp thiết, tính hiệu quả, đảm bảo minh bạch và công bằng. "Hiện nay chắc có tên đơn vị đăng ký dự án của giai đoạn 2026 - 2030 cả rồi nhưng cái nào cấp bách, cấp thiết thì phân bổ còn cái nào chưa cấp bách thì gác lại. Nhất là các công trình dở dang thì bố trí vốn cho dứt điểm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ trưởng KH-ĐT lưu ý, tập trung cao xử lý dứt điểm dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA của Hunggary. "Dự án bệnh viện bỏ hoang mấy năm nay. Không biết anh Dũng đi đến đó chưa, tôi đến mấy lần, rất sốt ruột", Chủ tịch Quốc hội nói. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Bộ KH-ĐT ưu tiên bố trí vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Theo Chủ tịch Quốc hội, sáng 7.2, họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngay kỳ họp bất thường thứ 9 này phải có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Luật chưa sửa được ngay nhưng phải có nghị quyết tháo gỡ. "Tổng Bí thư hết sức sốt ruột, nói đợi đến kỳ họp Quốc hội tháng 5 thì xa quá. Đề nghị anh Dũng về xem xét lại, tập trung đầu tư vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cái này bố trí sẽ được ủng hộ ngay, ủng hộ cao", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, giai đoạn trước có tới hơn 20.000 dự án đầu tư công, thời kỳ 2016 - 2020 giảm xuống còn 10.000 dự án, nhiệm kỳ vừa qua giảm xuống dưới 5.000, khoảng 4.768. Nhiệm kỳ này Thủ tướng yêu cầu giảm xuống dưới 3.000 dự án."Thủ tướng chỉ đạo rất quyết liệt, tập trung dự án lớn, còn lại phân cấp phân quyền cho địa phương xử lý dự án địa phương", ông Dũng nói. Với lưu ý ưu tiên, thống nhất với ý kiến Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói sẽ ưu tiên cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thống nhất thông qua các nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của aog777. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ aog777.Sự hiện diện của Võ Hoàng Minh Khoa ở đội tuyển Việt Nam vừa bất ngờ, vừa... không gây ngạc nhiên. Bất ngờ ở chỗ, tiền vệ sinh năm 2001 trước đó không nằm trong "radar tìm người" của HLV Kim Sang-sik, khi nhà cầm quân người Hàn Quốc vốn trọng dụng các tiền vệ giàu kinh nghiệm như Nguyễn Hoàng Đức, Lê Phạm Thành Long hay Doãn Ngọc Tân. Tuy nhiên, không bất ngờ ở chỗ, Minh Khoa đã chơi ở đẳng cấp mà ông Kim khó lòng bỏ qua. Cầu thủ 24 tuổi có bước đệm thuận lợi, khi chơi cho đội bóng ưu ái phát triển nội binh như CLB Bình Dương. Song, thành công hôm nay của Minh Khoa đến từ cố gắng bền bỉ và dẻo dai suốt nhiều năm, để thay đổi định kiến từ một cầu thủ thuần túy cần mẫn, chỉ biết chạy và chạy, nay trở thành tiền vệ toàn năng gánh vác tuyến giữa đội bóng đất Thủ.Minh Khoa bước lên đội một Bình Dương đá V-League từ năm 2022, khi 21 tuổi. Phải đến mùa giải 2023 - 2024, tiền vệ này mới thực sự chiếm được chỗ đứng, với 23 lần ra sân (14 trận đá chính) cùng 2 bàn thắng. Dưới bàn tay huấn luyện của ông thầy khó tính Lê Huỳnh Đức, Minh Khoa được bố trí chơi tự do như "con thoi" chăm chỉ chạy trên "khung cửi" chiến thuật của Bình Dương. Khoảng thời gian đầu, Minh Khoa đá tương đối chân phương. Tiền vệ 24 tuổi chăm chạy, nhiệt tình tranh chấp, đánh chặn, rồi lại kéo bóng lên tuyến trên. Sự xông xáo nhiệt huyết tiềm ẩn trong thể hình khiêm tốn (chỉ cao 1,73 m) của Minh Khoa đã gây ấn tượng với cả HLV Lê Huỳnh Đức ở CLB Bình Dương và HLV Hoàng Anh Tuấn (U.23 Việt Nam). Dù vậy, Minh Khoa khi ấy vẫn chỉ là viên ngọc thô. Anh thiếu sự lì đòn như Ngọc Tân, cũng chưa đạt đến đẳng cấp che chắn và phát triển bóng như Hoàng Đức. Tiền vệ của CLB Bình Dương theo đuổi sự toàn năng, song ở mức... mỗi thứ biết một ít. Anh thừa cho U.23 Việt Nam (từng tỏa sáng ở giải U.23 Đông Nam Á 2023 và U.23 châu Á 2024), nhưng lại thiếu cho đội tuyển quốc gia, khi chưa từng được nhắm đến. Thế nhưng, như HLV Kim Sang-sik đã đề cập rằng phải chăm chỉ đến sân xem V-League để không bỏ lỡ nhân tài, nỗ lực của Minh Khoa đã đổi lấy quả ngọt. Mùa trước, Minh Khoa chỉ đá chính 53,8% số trận cho CLB Bình Dương. Còn mùa này là 86,7%. Anh mới ngồi dự bị 2 trận từ đầu giải. Dù đá cặp tuyến giữa với Odilzhon Abdurakhmanov, ngôi sao từng ra sân 29 trận cho đội tuyển Kyrgyzstan, nhưng Minh Khoa không lép vế.Nếu Abdurakhmanov đảm nhiệm vai trò giữ nhịp, Minh Khoa lại "cày ải" và càn quét tuyến giữa để kiến thiết lối chơi. Ở mùa thứ tư tại V-League, Minh Khoa đã chững chạc hơn. Xử lý tỉnh táo, tiết chế năng lượng cho những tình huống quan trọng, quan sát tốt.Thống kê cho thấy, dù chơi cho CLB Bình Dương hay U.23 Việt Nam, Minh Khoa đều có nhiều đường chuyền trên phần sân đối thủ với tỷ lệ chuẩn xác cao. Anh dám chuyền lên nhiều hơn, có thể vừa phòng ngự, rồi đâm lên hỗ trợ tấn công như một mũi lao nhờ nguồn năng lượng vô hạn.Ở tuyến giữa, Minh Khoa sẽ cạnh tranh với 3 tiền vệ. Hoàng Đức đang ở đỉnh cao phong độ, với vai trò ông chủ khu trung tuyến nhờ khả năng điều bóng và kiểm soát nhịp chơi tốt. Ngọc Tân đã qua thời đỉnh cao (31 tuổi), nhưng vẫn rất khỏe và sung mãn. Thái Sơn có lối chơi lăn xả và bền bỉ như Ngọc Tân, song trẻ và non kinh nghiệm hơn.Trong tay HLV Kim Sang-sik đang có nhiều tiền vệ chất lượng, mà mỗi người mang một sắc thái riêng.Dù vậy, giữa các tiền vệ vẫn có điểm chung: đều rất mẫn cán, có tầm hoạt động rộng cùng thể lực ấn tượng để đá đủ 90 phút. Tuyến giữa của thầy Kim có thể không cần đột biến, nhưng phải duy trì cường độ chơi ổn định trong cả trận để đảm bảo sự cân bằng trong tấn công và phòng ngự. Đội tuyển Việt Nam của thầy Kim luôn ưa thích những cầu thủ cần cù. Mà với phẩm chất này, Minh Khoa không thiếu. Tiền vệ của CLB Bình Dương là "động cơ máy dầu" phù hợp để tạo nên tuyến giữa cơ động và sáng tạo. Cờ đã đến tay, Minh Khoa còn chờ gì mà không phất! ️
Võ cổ truyền Bình Định ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ, bồi đắp, nâng tầm, võ cổ truyền Bình Định ngày một phát triển. Năm 2012, Bộ VH-TT-DL đã ghi danh võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2013, UBND tỉnh Bình Định quyết định thành lập Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định nhằm tạo mọi điều kiện pháp lý để giao lưu, trao đổi các dòng võ cổ truyền trong nước và quốc tế.️
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) mới đây thông báo Bộ Quốc phòng Mỹ đã đổi tên chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Sắt cho Mỹ" thành "Vòm Vàng cho Mỹ", theo chuyên san quân sự The War Zone ngày 25.2.Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth tình cờ nhắc đến sự thay đổi này trong một bình luận ngày 20.2. Cụ thể, khi nhắc đến kế hoạch điều chỉnh ngân sách của Lầu Năm Góc, ông Hegseth liệt kê "Vòm Vàng, hay Vòm Sắt" sẽ là các chương trình sẽ không bị cắt giảm ngân sách.Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn trứ danh của Israel, chuyên ngăn chặn rốc két hay đạn pháo, máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình. Trong khi đó, chương trình của Mỹ có quy mô lớn hơn nhiều. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh hành pháp vào ngày 27.1 ra lệnh phát triển lá chắn tên lửa thế hệ kế tiếp.Theo đó, hệ thống mới phải có năng lực ngăn chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa bội siêu thanh và tên lửa hành trình tiên tiến, cũng như các cuộc tấn công từ trên không khác từ các đối thủ ngang hàng lẫn yếu hơn Mỹ. Bên cạnh đó, Nhà Trắng yêu cầu phải phát triển và triển khai tên lửa đánh chặn trong không gian, cùng nhiều nội dung khác.Chưa rõ khi nào và vì sao Mỹ đổi tên chương trình Vòm Sắt thành Vòm Vàng nhưng theo The War Zone, đây rõ ràng là cách để phân biệt với hệ thống của Israel. Bên cạnh đó, có khả năng cái tên mới được sử dụng vì Tổng thống Trump nổi tiếng là người thích màu vàng.Nhà Trắng chưa bình luận về thay đổi nói trên. ️