Nhận định Rumani vs tuyển Đức (1 giờ 45 sáng mai 29.3): Chủ nhà hy vọng làm điều 'không thể'
Chia sẻ với Thanh Niên chiều nay 19.1, chị Ka Sâm là em gái ông Lộc cho biết hơn 1 tháng ròng rã tìm kiếm bằng nhiều cách khác nhau, gia đình vẫn chưa có bất kỳ tin tức nào về ông Lộc. Những ngày giáp tết này, gia đình vẫn đang nỗ lực tìm kiếm.Theo lời kể người nhà, ngày 14.12 ông Lộc cùng người thân vào TP.HCM dự đám cưới của người em họ. Rạng sáng ngày 15.12 ông rời khách sạn ở đường Trung Mỹ Tây 2A (Q.12, TP.HCM) rồi sau đó không rõ tung tích.Chị K Sâm cho biết khi đi, ông K Lộc chỉ mang theo ví có giấy tờ tùy thân, không mang theo điện thoại hay quần áo. Gia đình vô cùng lo lắng vì hơn 1 tháng vẫn không liên lạc được ông, không biết thời gian qua ông ở đâu, làm gì và có gặp nguy hiểm nào không vì ông không biết đường ở TP.HCM.Con gái ông Lộc hiện đang sống và làm việc ở Bình Dương những ngày qua cũng làm nhiều cách tìm cha nhưng tới nay vẫn không có kết quả. Gia đình không còn cách nào hơn phải "cầu cứu" mạng xã hội.Chồng chị K Sâm là anh Bùi Văn Kiên (34 tuổi) sau đó cũng từ quê lên TP.HCM để tìm, khi có người thông báo thấy ông ở khu vực Bến xe Miền Đông cũ (Q.Bình Thạnh). Tuy nhiên cũng không có kết quá. Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người nhà hy vọng sớm có tin tức của ông K Lộc để cả gia đình được đoàn tụ, sum vầy cùng nhau.Ai có tin tức của ông K Lộc xin hãy liên hệ gia đình qua số điện thoại: 0387.347.162 (gặp Ka Sâm). Gia đình vô cùng biết ơn!Hồng Vân xót xa cảnh vợ chấp nhận tha thứ khi chồng ngoại tình
Phía luật sư Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hồi tháng trước đã đệ đơn yêu cầu Tòa quận trung tâm Seoul hủy lệnh bắt giữ đối với vị tổng thống bị luận tội. Lý do là việc bắt giữ được tiến hành không hợp pháp vì phía công tố đã chờ quá lâu để truy tố ông.Với phán quyết của tòa án, Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể được thả ngay lập tức và được yêu cầu tiếp tục tham dự phiên tòa từ bên ngoài, theo AFP.Tuy vậy, luật sư của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết nhà lãnh đạo vẫn chưa rời trung tâm giam giữ sau khi tòa án hủy lệnh bắt giữ ông.“Thậm chí khi tòa án quyết định hủy lệnh bắt giữ, ông Yoon vẫn chưa được thả ngay lập tức”, AFP dẫn lời luật sư Seok Dong-hyeon.Luật sư Seok cho hay ông Yoon chỉ được thả khi phía công tố rút lại quyền kháng cáo hoặc không kháng cáo trong một thời gian cụ thể. Phía công tố chưa bình luận về thông tin trên.Trước đó, ông Yoon Suk Yeol ngày 25.2 tham dự phiên điều trần luận tội cuối cùng để xác định trách nhiệm của ông trong vụ ban bố thiết quân luật hồi tháng 12.2024.Ông đã bị quốc hội luận tội và nếu Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tuyên có tội thì ông sẽ bị phế truất. Nếu không, ông sẽ được khôi phục chức vụ.Trước tòa, ông Yoon xin lỗi người dân nhưng bác bỏ cáo buộc nổi loạn, theo Yonhap. "Đảng đối lập cho rằng tôi ban bố thiết quân luật nhằm thiết lập chế độ độc tài và kéo dài thời gian cầm quyền. Đây là âm mưu bịa đặt nhằm buộc tội tôi nổi loạn", ông Yoon nói tiếp.Ông cho rằng vào thời điểm đó, Hàn Quốc đang đối diện một "cuộc khủng hoảng hiện hữu" và nhu cầu cấp thiết là công nhận tình hình và có hành động để vượt qua.Ngày 3.12.2024, Tổng thống Yoon ban bố thiết quân luật, nhưng ít giờ sau đó đã rút lại trước sức ép của quốc hội.Vài tuần sau, quốc hội thông qua nghị quyết luận tội nhà lãnh đạo với cáo buộc nổi loạn.Ông Yoon cũng đối mặt phiên tòa khác và trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị bắt giữ vì cáo buộc hình sự ngày 15.1.
Đồng Nai: Doanh nghiệp xoay xở để công nhân không 'nghỉ tết sớm, ăn tết dài'
Kỹ sư Sagar Neware chưa bao giờ chú ý nhiều đến những thứ như bitcoin. Nhưng giờ đây, anh thừa nhận giao dịch tiền điện tử đang chiếm hết cuộc sống của mình. Chàng trai Ấn Độ 25 tuổi này cho biết anh dành cả đêm để theo dõi giá cả, vì thị trường tiền điện tử không bao giờ đóng cửa. Và anh không phải là người duy nhất.Khi nguồn việc làm và thu nhập không so kịp với tốc độ tăng trưởng trong nước, ngày càng nhiều người trẻ ở Ấn Độ chuyển sang tiền điện tử để kiếm thêm tiền.Giao dịch bitcoin và các loại tiền mã hóa khác trên bốn sàn giao dịch chính của Ấn Độ đã tăng gấp đôi trong quý IV, theo dữ liệu từ CoinGecko.Hầu hết các khoản tăng đều có động lực từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ từ các thị trấn nhỏ.Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng thị trường tiền điện tử vẫn rất biến động và là nơi rủi ro để cất giữ tiền mặt. Nhưng điều đó không ngăn cản những sinh viên như Ashish Nagose. Anh nói rằng mình đã có một doanh nghiệp bán hoa tươi, và có thể giao dịch tiền điện tử như một nghề tay trái.Hiện tại, thị trường tiền điện tử của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng lên hơn 15 tỉ USD vào năm 2035 - tức gấp khoảng 6 lần con số của năm ngoái.Tuy nhiên, các nhà giao dịch mới vào nghề sẽ phải giải quyết một số vấn đề phức tạp. Ấn Độ đánh thuế cao đối với lợi nhuận giao dịch tiền điện tử và không đặt ra bất kỳ quy tắc mới nào cho thị trường, cũng như không đưa thị trường này vào luật chứng khoán hiện hành.Trong khi đó, ngân hàng trung ương của nước này vẫn tỏ ra hoài nghi mạnh mẽ về toàn bộ ý tưởng này.Dù vậy, có vẻ như những thách thức trên không ngăn cản được thế hệ người trẻ “mê” tiền điện tử mới của Ấn Độ.
https://www.youtube.com/watch?v=heh9fWIxnqULúc 14 giờ chiều nay 13.3, Diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn", với chủ đề "Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" được T.Ư Đoàn tổ chức nhằm trực tiếp trao đổi, giải đáp thắc mắc, đề xuất, cũng như lắng nghe, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, hiến kế của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trong và ngoài nước.Chủ trì diễn đàn có anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư; anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam. Diễn đàn có 4 nội dung trọng tâm: Xây dựng thế hệ trẻ thời kỳ mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế; Chống lãng phí và trách nhiệm của thế hệ trẻ; Xây dựng Đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, hệ thống chính trị. Tại diễn đàn, ngoài việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, hiến kế, giải đáp thắc mắc của đoàn viên, thanh niên, Ban Bí thư T.Ư Đoàn cũng sẽ cung cấp thông tin, chia sẻ, định hướng hoạt động cho đoàn viên, thanh thiếu nhi về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Diễn đàn cũng chia sẻ các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội; những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chủ đề công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và các sự kiện kỷ niệm lớn trong năm.Chương trình được phát sóng trực tiếp tại các báo điện tử Thanh Niên, Tiền Phong, trang cộng đồng trên mạng xã hội Facebook, YouTube của Đoàn, Hội, Đội và ứng dụng Thanh niên Việt Nam.Diễn đàn cũng được phát trực tiếp tại các trang mạng xã hội Facebook: Cổng Thông tin T.Ư Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn, Thông tin Chính phủ. Các kênh YouTube: Báo Thanh niên, Báo Tiền phong, Công tác Tuyên giáo; kênh TikTok Công tác Tuyên giáo...
Xử lý nghiêm vi phạm an toàn lao động
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiệt Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận".Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc.Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn.Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.