Xịt lành thương HemaCut Spray - Chuyên gia chữa lành vết thương đã có mặt tại Rejuvaskin
Niềm vui của Hoàng Kỳ Anh sau khi ghi bàn, anh đã nén đau để thi đấu ở bán kếtMG HS ra bản mới vẫn ế, giảm tới 70 triệu tại Việt Nam
Hôm qua (25.1), ban tổ chức SEA Games 33 đã thông qua điều lệ chỉ cho phép các cầu thủ U.22 (dự kiến sinh từ ngày 1.1.2003 trở đi) tham dự môn bóng đá nam. Đồng nghĩa, các đội bóng trong đó có U.22 Việt Nam chỉ được sử dụng đội hình thuần túy gồm các cầu thủ dưới 23 tuổi. Sẽ không có chuyện được sử dụng từ 2 đến 3 cầu thủ quá tuổi như trước đây.Luật chơi tại SEA Games 33 vạch ra thử thách không nhỏ cho U.22 Việt Nam, nhất là khi nhìn vào chiều dài lịch sử, không khó nhận ra cả hai tấm HCV của bóng đá Việt Nam có dấu ấn rất lớn từ những cầu thủ quá tuổi trong đội hình.Tại SEA Games 30, ban tổ chức cho phép mỗi đội đăng ký 2 cầu thủ quá tuổi. HLV Park Hang-seo đã tận dụng cơ hội để đăng ký Đỗ Hùng Dũng và Nguyễn Trọng Hoàng vào danh sách. Đây là quyết định chính xác, khi 2 cựu binh đều chơi rất ổn định và kinh nghiệm, góp công lớn trên hành trình vô địch với thành tích bất bại của U.22 Việt Nam. Hùng Dũng trở thành ông chủ tuyến giữa, hỗ trợ cho Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Đức Chiến. Còn Trọng Hoàng là mũi lao bền bỉ ở hành lang phải, giải phóng khoảng trống cho các chân sút trẻ như Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh.Đến SEA Games 31, khi vào vai chủ nhà, Việt Nam cho phép mỗi đội đăng ký 3 cầu thủ quá tuổi. Lần này, lựa chọn của ông Park là Hùng Dũng, Hoàng Đức và Tiến Linh. Một lần nữa, đây lại là lựa chọn sáng suốt khi các cựu binh không chỉ tạo nên sự chững chạc và khoa học cho lối đá, mà còn ghi những bàn thắng quan trọng. Đơn cử, Hùng Dũng là tác giả pha lập công vào lưới Myanmar ở vòng bảng. Sau đó, anh kiến tạo cho Tiến Linh đánh đầu tung lưới Malaysia trong hiệp phụ ở trận bán kết. Còn tại những giải đấu không được sử dụng cầu thủ quá tuổi (tính từ khi môn bóng đá nam SEA Games là câu chuyện của đội trẻ, không phải đội tuyển quốc gia), U.22 Việt Nam chưa từng đoạt HCV. Thậm chí, lọt vào chung kết cũng là nhiệm vụ khó khăn. Tại SEA Games 32 (năm 2023), U.22 Việt Nam của HLV Philippe Troussier chỉ đoạt HCĐ, bằng thành tích ở SEA Games 28 (năm 2015) của HLV Toshiya Miura. Hay tại SEA Games 29 (năm 2017), U.22 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng dù ra quân với lứa cầu thủ chất lượng.Tất nhiên, thử thách tại SEA Games 33 là chuyện "khó người khó ta". Các đội sẽ đều chinh chiến với đội hình thuần trẻ. Khi không còn đàn anh làm điểm tựa, các cầu thủ trẻ phải tự đứng trên đôi chân của mình, trui rèn bản lĩnh thi đấu và kỷ luật chiến thuật để vượt qua chặng thi đấu dày đặc tại SEA Games.HLV Kim Sang-sik đang có trong tay một thế hệ giàu tiềm năng, với những cái tên ông đã lựa chọn đôn lên đội tuyển Việt Nam để bồi dưỡng như Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Khuất Văn Khang, Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Văn Trường... Đó đều là những cầu thủ đã ít nhiều được ra sân tại V-League, hay từng tỏa sáng ở cấp độ trẻ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế ngoại trừ Thái Sơn và Vĩ Hào, các cầu thủ trẻ còn lại đều chưa có đủ 30 trận thi đấu tại V-League. Một số cầu thủ cũng chỉ mới nổi lên thời gian qua như Đình Bắc hay Trung Kiên cần thêm thời gian để "ngọc thô" trở thành "ngọc tinh". Bản lĩnh, kinh nghiệm và khả năng điều chỉnh tâm lý của những ngôi sao này vẫn là dấu hỏi. HLV Kim Sang-sik khó trông đợi các cầu thủ này được ra sân thường xuyên. Bởi dùng cầu thủ trẻ thế nào là chiến lược của từng đội bóng. Nhà cầm quân người Hàn Quốc chỉ có thể tận dụng từng đợt tập trung để đan cài lứa trẻ với đàn anh, nhằm giúp các "măng non" hiểu được cần gì để trở thành những ngôi sao thực thụ. U.22 Việt Nam cũng sẽ có những chuyến tập huấn bổ ích trong năm nay, trước mắt là tham gia giải giao hữu quốc tế tại Trung Quốc vào tháng 3 tới để tự mài giũa.Phải "tự lực cánh sinh" tại SEA Games 33 cũng là... điều hay với U.22 Việt Nam. Ông Kim sẽ có căn cứ chuẩn xác nhất để đánh giá năng lực học trò. Cần những phép thử liều cao như vậy để cầu thủ trẻ tiến lên nấc thang đẳng cấp mới.
Về một người mẹ chồng miền Tây
Đón Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tại sân bay quốc tế Nội Bài có Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi; Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko.Tháp tùng Thủ tướng Mikhail Mishustin thăm Việt Nam có: Phó thủ tướng Overchuk Alexey Logvinovich; Phó thủ tướng, Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban liên chính phủ Nga - Việt về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật Chernyshenko Dmitry Nikolaevich; Bộ trưởng Bộ Công thương Alikhanov Anton Andreevich; Bộ trưởng Bộ Văn hóa Lyubimova Olga Borisovna; Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Reshetnikov Maxim Gennadievich; Bộ trưởng Bộ Tài chính Siluanov Anton Germanovich; Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Thông tin liên lạc và Truyền thông đại chúng Shadaev Maksut Igorevich...Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Mishustin đến Việt Nam. Theo Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi, chuyến thăm cho thấy hai nước coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, thể hiện quyết tâm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo hai nước gặp gỡ, thảo luận, thống nhất những vấn đề quan trọng và định hướng chiến lược cho tương lai, xác định rõ hơn các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, từ kinh tế, thương mại, năng lượng, khoa học công nghệ đến giáo dục, văn hóa và quốc phòng an ninh. Chuyến thăm cũng là dịp để hai bên rà soát, thảo luận và tìm giải pháp thúc đẩy hợp tác, trao đổi về tiến độ thực hiện các dự án hợp tác quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp..., cùng đề ra các biện pháp mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, tạo động lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Nga.Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko cho biết, Thủ tướng Mikhail Mishustin sẽ hội kiến, hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam.Hai bên sẽ trao đổi về các lĩnh vực thương mại, kinh tế, văn hóa và nhân đạo, chú trọng đến việc triển khai các dự án chung về năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực khác. Sau các cuộc đàm phán, dự kiến hai bên sẽ ký kết một số văn bản chung.Đại sứ G.S.Bezdetko đánh giá, trong 75 năm qua, từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô/Nga và Việt Nam (30.1.1950 - 30.1.2025), hai nước đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, trong đó có những kinh nghiệm độc đáo về hợp tác cùng có lợi và đa dạng.
Sáng 3.2, tại Văn phòng T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao quyết định, chúc mừng ông Lê Hoài Trung được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng T.Ư Đảng thay ông Nguyễn Duy Ngọc, vừa được T.Ư Đảng bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư.Quyết định bổ nhiệm của Bộ Chính trị đối với ông Lê Hoài Trung được công bố cùng quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng T.Ư Đảng sáng cùng ngày.Ông Lê Hoài Trung sinh năm 1961, quê quán tại H.Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế; trình độ tiến sĩ luật. Ông Trung là Ủy viên T.Ư Đảng 2 khóa XII, XIII; Trưởng ban Đối ngoại T.Ư; đại biểu Quốc hội khóa XV.Trưởng thành từ chuyên viên công tác tại Bộ Ngoại giao, tới 12.2010, ông Trung được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và được tái bổ nhiệm vào tháng 10.2014, sau khi kết thúc nhiệm kỳ làm đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, New York, Mỹ (2011 - 2014). Từ tháng 5.2016, ông Lê Hoài Trung là Ủy viên T.Ư Đảng, giữ chức vụ Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia. Đến tháng 3.2021, ông được điều động, bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Đối ngoại T.Ư.Tới ngày 6.10.2023, tại Hội nghị T.Ư 8 khóa XIII, ông Lê Hoài Trung được bầu bổ sung vào Ban Bí thư T.Ư Đảng.
Ở tuổi 36, nữ quái Lady Gaga ăn 5 bữa trong 1 ngày khiến dân tình choáng
Ngày 13.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn (gọi tắt là Tổ công tác đặc biệt).Tổ công tác đặc biệt do ông Nguyễn Văn Được làm Tổ trưởng, các phó chủ tịch UBND TP.HCM làm tổ phó. Thành viên tổ công tác đặc biệt còn lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan các nội dung khó khăn, vướng mắc đối với khu đất, công trình, dự án cần rà soát, tháo gỡ.Tổ công tác đặc biệt có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện 112 ngày 6.11.2024 của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.Đồng thời, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn thành phố nhằm khơi thông nguồn lực phát triển; kịp thời chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo đúng quy định.Sở Tài chính là cơ quan thường trực, giúp việc tổ công tác. Một phó chánh văn phòng UBND TP.HCM trực tiếp tham mưu thường trực UBND TP.HCM công tác chỉ đạo, điều hành tổ công tác cũng như chủ động thành lập bộ phận giúp việc để tổng hợp hồ sơ phục vụ các cuộc họp.Tổ công tác đặc biệt này của UBND TP.HCM thay thế cho 2 tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư và các dự án tồn đọng, dừng thi công được thành lập năm 2023 và năm 2024. Hồi cuối năm 2024, UBND TP.HCM phân công Thường trực UBND TP.HCM theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công.Trong đó có những dự án kéo dài hàng chục năm như công viên Sài Gòn Safari (H.Củ Chi), công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức), đô thị Bình Quới - Thanh Đa (Q.Bình Thạnh).Ngoài ra, còn có những dự án, khu đất đang bỏ trống, lãng phí như khu đất 8 - 12 Lê Duẩn, khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng, khu đất số 2 - 4 - 6 Nguyễn Huệ, khu đất thương xá Tax cũ (Q.1), khu chung cư tái định cư 3.790 căn ở Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức), 953 căn hộ chung cư tại khu dân cư Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh)...