$550
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của win55. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ win55.Nguyễn Viết Ngọc Anh, cố vấn truyền thông cho một công ty hàng tiêu dùng ở Q.Hà Đông (Hà Nội), đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định siết chặt chuyện nhân viên sử dụng AI trong công việc.Ngọc Anh chia sẻ anh không hoàn toàn bài trừ AI. Anh vẫn giới thiệu công cụ này đến nhân viên nhưng chỉ cho phép sử dụng để tìm ý tưởng, tuyệt đối không dùng để viết kịch bản hoàn chỉnh.Theo Ngọc Anh, AI có khả năng viết rất trôi chảy nhưng lại không hiểu rõ bối cảnh thực tế. Kịch bản do AI tạo ra thường bay bổng nhưng thiếu sự phù hợp với nguồn lực sẵn có, bối cảnh quay, đạo cụ, diễn viên và khả năng diễn xuất của nhóm.Bên cạnh đó, Ngọc Anh cho rằng AI không thể "bắt trend" nhanh như con người. Chỉ những nhân viên thường xuyên xem TikTok, trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, mới có thể sáng tạo nội dung phù hợp với xu hướng.Một lý do quan trọng khác Ngọc Anh đưa ra là AI có thể khiến nhân viên lười tư duy. Khi quá lạm dụng công nghệ, con người dễ trở nên phụ thuộc, mất đi khả năng sáng tạo. "Đây là điều quan trọng nhất đối với người làm nội dung chân chính. Mình không muốn nhân viên của mình đánh mất điều đó", Ngọc Anh chia sẻ.Hiện tại, Ngọc Anh áp dụng quy tắc này vào công ty. AI chỉ được dùng để tìm ý tưởng, khám phá công dụng mới của sản phẩm và hiểu mong muốn của khách hàng. Việc hoàn thiện kịch bản vẫn phải do con người đảm nhiệm."Khi dùng AI, mình thấy câu văn tuy liền mạch nhưng thiếu sự tự nhiên. Lý do lớn hơn là mình không muốn anh em quá lạm dụng, khiến các bạn lười dùng não. Khả năng cao các bạn sẽ bị mai một kiến thức, trình độ, kỹ năng trong tương lai. Bởi kịch bản cần có cái hồn của người viết, sự sáng tạo và nét riêng. Chứ mình không muốn doanh nghiệp thuê một nhân viên làm sáng tạo nội dung về chỉ làm máy đánh chữ", Ngọc Anh khẳng định.Ngọc Anh chia sẻ thêm anh từng phát hiện một nhân viên cố tình lạm dụng AI để viết kịch bản. Chính vì vậy, sau này, anh cấm nhân viên sử dụng AI để hoàn thiện toàn bộ kịch bản. "Dù thế, mình vẫn cho các bạn dùng AI nghĩ ý tưởng, chứ không phải dùng AI làm hộ hết việc. Mình thấy AI chỉ là một công cụ. Nó rất mạnh mẽ nhưng không thể thay thế con người. Khả năng sáng tạo của con người là vô biên. Chúng ta luôn phải rèn luyện sự sáng tạo và đừng bao giờ để mình bị phụ thuộc vào cái máy. Hãy để con người dùng AI chứ không để AI dùng con người", anh nói.Hiện tại, quan điểm này đang gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chỉ cho nhân viên sử dụng AI có điều kiện có thể khiến công ty bị tụt hậu trong thời đại công nghệ số.Theo chị Lâm Hà, Giám đốc điều hành Ethos Fund (quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ, chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ tiên phong tại Việt Nam và Mỹ), công nghệ không phải là thứ thay thế mà là công cụ đồng hành. Chị Hà cho rằng AI đang mở ra những biên giới mới cho sáng tạo nội dung. Từ việc tạo ý tưởng, phân tích xu hướng, đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, AI giúp doanh nghiệp truyền thông nâng cao năng suất và tiếp cận khán giả hiệu quả hơn."Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp dữ liệu thông minh. Những nội dung thực sự chạm đến cảm xúc người xem luôn cần đến trực giác, trải nghiệm và bản sắc con người. Đây là những điều mà AI vẫn chưa thể mô phỏng một cách hoàn hảo. Một kịch bản có thể do AI tạo ra, nhưng tinh thần, cảm xúc và góc nhìn độc đáo của con người mới là yếu tố làm nên sự khác biệt. Tôi tin rằng doanh nghiệp nào biết cách kết hợp công nghệ với tư duy sáng tạo của con người sẽ không chỉ tối ưu hóa hiệu suất mà còn tạo ra những nội dung có chiều sâu, sức lan tỏa và kết nối thực sự. AI có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, nhưng con người mới là người quyết định hướng đi", chị Hà nói.Còn anh Lê Anh Tú, Giám đốc công ty truyền thông iGem Agency TP.HCM, lại có quan điểm khác. Anh Tú cho rằng thay vì siết nhân viên không được sử dụng AI, các sếp nên khuyến khích họ sử dụng một cách có chọn lọc. "Khi sử dụng AI, chúng ta phải biết cách huấn luyện nó để có được kết quả đúng ý. Việc này không hề đơn giản, không phải chỉ cần hỏi một câu là AI sẽ ra đáp án ngay. Chúng ta cần phải biết cách tương tác với AI, sử dụng phần mềm bản quyền để có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, từ đó AI sẽ hiểu mình rõ hơn", anh Tú chia sẻ.Tuy nhiên, anh cũng khẳng định rằng sự thấu hiểu khách hàng và khả năng sáng tạo vẫn luôn là yếu tố thuộc về con người. "AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, con người mới là người tạo ra giá trị sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm qua từng chỉnh sửa. Tại công ty, chúng tôi sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ như dựng clip, nhạc, cũng như giúp nhân viên nắm vững cách sử dụng AI để ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả. Sự sáng tạo của con người kết hợp với khả năng của AI sẽ mang lại hiệu quả tối ưu", anh Tú nói. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của win55. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ win55.Theo đó, Bộ GD-ĐT đã triển khai đến Sở GD-ĐT TP.HCM kế hoạch kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm tại TP.Đoàn kiểm tra của Bộ sẽ tiến hành kiểm tra một ngày trong thời gian từ ngày 3 đến 20.3 (Bộ GD-ĐT sẽ thông báo trực tiếp tới Sở GD-ĐT ngày kiểm tra cụ thể); kiểm tra trực tiếp tại Sở GD-ĐT, một số phòng GD-ĐT, một số cơ sở giáo dục phổ thông.Bộ sẽ kiểm tra công tác chỉ đạo, quản lý của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và việc triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm học thêm theo thẩm quyền trách nhiệm.Trong kế hoạch, Bộ kiểm tra thực tế tại trường THCS và THPT sau đó sẽ làm việc với Sở GD-ĐT cùng các quận, huyện.Cũng trong công văn triển khai kế hoạch kiểm tra về dạy thêm, học thêm, Bộ yêu cầu Sở GD-ĐT báo cáo số lượng các cơ sở dạy thêm đã được cấp phép; Thuận lợi, khó khăn, các giải pháp sở đã thực hiện để quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trước khi Thông tư 29 được ban hành. Từ khi Thông tư 29 được ban hành và có hiệu lực thì số lượng tổ chức/cá nhân mới đăng ký kinh doanh ra sao? Thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Thông tư 29.Đồng thời báo cáo công tác phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.Trên cơ sở báo cáo, Sở GD-ĐT cần đưa ra đánh giá chung về ưu điểm, thuận lợi, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân khi triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. Từ đó Sở GD-ĐT nêu đề xuất kiến nghị Chính phủ, Bộ và UBND TP (nếu có).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm, học thêm, mong muốn của Sở GD-ĐT TP.HCM nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29. ️
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã. ️
Chiều 25.2, thượng tá Nguyễn Văn Tiếp, Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết Công an TP.Bảo Lộc đang được lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng giao điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe cứu thương vượt đèn đỏ và xe máy xảy ra trên địa bàn P.Lộc Phát vào trưa 24.2. Qua báo cáo ban đầu, tài xế điều khiển xe cứu thương BS 49B - 1225 vượt đèn đỏ, không hú còi ưu tiên là ông Vũ Văn Cường (52 tuổi, ở TT.Lộc Thắng, H.Bảo Lâm, Lâm Đồng). Thời điểm xảy ra tai nạn giao thông, trên xe cứu thương chở người bệnh và có y tá đi cùng.Còn xe máy do em N.N.A (17 tuổi) điều khiển đang lưu thông trên phần đường ưu tiên qua ngã tư lúc đèn xanh. Tuy nhiên, qua ghi nhận của cơ quan chức năng thì em N.N.A không có giấy phép lái xe và chưa đủ tuổi điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 50 cc.Qua xác minh ban đầu của cơ quan chức năng, thời điểm xe cứu thương vượt đèn đỏ gây ra tai nạn không bật còi ưu tiên. Còn đèn ưu tiên của xe cứu thương có bật hay không thì cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõNhư Thanh Niên đã thông tin, vụ xe cứu thương vượt đèn đỏ, không bật đèn, còi ưu tiên, gây tai nạn xảy ra vào trưa 24.2 tại ngã tư Đào Duy Từ - Nguyễn Đình Chiểu (P.Lộc Phát, TP.Bảo Lộc) được camera của một phương tiện giao thông đang dừng đèn đỏ tại đây ghi lại. ️