Doanh nghiệp tối ưu chi phí khi sử dụng dịch vụ từ Bizfly Cloud Server
"San hô nhìn đẹp nhưng có độc, gây ngứa, thậm chí ảnh hưởng tim mạch. Một số san hô có cấu tạo rất bén, tựa dao lam, bạn sẽ bị khứa chân, tay nếu chạm vào", ông Bảo cho hay.Học tập đa hình thức: phương thức học tập truyền thống mới
Theo trung tá Mã Minh Chiến, Phó trưởng Phòng CSHS Công an tỉnh Sóc Trăng, thời gian qua, người dân TX.Ngã Năm và các địa phương lân cận liên tục đến công an trình báo các vụ bị trộm cắp tài sản là vỏ lãi composite, xuồng máy, đầu máy xăng, máy dầu, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gạo, bia, lúa giống, hàng tạp hóa...Từ đó, Ban giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Phòng CSHS phối hợp công an các địa phương khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh, truy bắt nghi phạm.Qua xác minh, nhận thấy có 2 băng nhóm có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản bằng thủ đoạn tinh vi, manh động, Phòng CSHS đã báo cáo, tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo, huy động nhiều lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ.Qua quá trình điều tra, lực lượng công an đã triệt phá thành công 2 băng nhóm gây ra 44 vụ trộm cắp tài sản; đồng thời khởi tố 17 bị can.Trong đó, nhóm thứ 1 có 6 bị can, gồm: Trần Hồng Anh (40 tuổi), Lâm Công Minh (27 tuổi), Phan Thanh Phong (43 tuổi), Trầm Hửu Cường (29 tuổi), Nguyễn Hoàng Giang (44 tuổi, cùng ở TX.Ngã Năm, Sóc Trăng) và Văn Xuân Hiền (46 tuổi, ở H.Chợ Lách, Bến Tre).Thủ đoạn của nhóm này là lợi dụng đêm tối, đường vắng vẻ, nhà không có người để đột nhập vào trộm cắp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gạo, bia, lúa giống, hàng tạp hóa… Tại cơ quan công an, băng nhóm này khai nhận đã thực hiện trót lọt 12 vụ trộm tài sản, với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng.Nhóm thứ 2 có 11 bị can, gồm: Nguyễn Văn Nhí (32 tuổi), Đặng Văn Tính (21 tuổi), Nguyễn Hoàng Vũ (25 tuổi), Lê Văn Tuấn Em (24 tuổi), Lê Văn Tuấn (26 tuổi), Phùng Thanh Sang (36 tuổi), Đinh Quốc Bảo (28 tuổi), Hồng Văn É (28 tuổi), Tiền Văn Nghề (31 tuổi); Phạm Văn Chọn (40 tuổi) và N.V.T (16 tuổi, cho tại ngoại, cùng ở TX.Ngã Năm).Nhóm này thường sử dụng vỏ lãi composite cùng máy xăng công suất lớn và đi vào đêm khuya để trộm cắp tài sản. Tài sản nhắm đến là vỏ lãi composite, xuồng máy, đầu máy xăng, máy dầu, vật nuôi của người dân. Từ lời khai của các bị can, lực lượng công an đã làm rõ 32 vụ trộm cắp tài sản, thu giữ nhiều tài sản liên quan. Hiện, Phòng CSHS Công an tỉnh Sóc tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi trộm cắp tài sản của 2 băng nhóm nêu trên.
Quảng Trị trao giải 'Gương mặt trẻ tiêu biểu' cho 30 đoàn viên, thanh niên
Theo Cục An toàn thông tin, thời gian gần đây, nhiều trang Facebook tiếp tục mạo danh Bộ GD-ĐT để thông báo tổ chức các cuộc thi. Cụ thể, một trang Facebook đăng tải bài viết kêu gọi phụ huynh cho con tham gia cuộc thi toán học quốc tế Kangaroo với cơ cấu giải thưởng lên đến 150 triệu đồng. Trang này còn nêu rằng thí sinh đoạt giải sẽ nhận được bằng khen của Bộ GD-ĐT.Một trang khác lại đăng bài viết với nội dung "Hưởng ứng đề án của Chính phủ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Bộ GD-ĐT cùng quỹ tài trợ triển khai chương trình học bổng hỗ trợ tối đa 80% học phí cho các khóa IELTS, tiếng Anh giao tiếp..."Trước đó, vào ngày 3.1, Bộ GD-ĐT đã cảnh báo văn bản giả mạo với nội dung "Triển khai học bổng Đại học Bách khoa Hà Nội". Văn bản giả mạo này ký tên Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng và đóng dấu mộc đỏ.Văn bản nêu sẽ cấp 5 suất học bổng cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội với giá trị là 30.000 USD/sinh viên. Về việc tổ chức xét duyệt, văn bản này yêu cầu sinh viên tham dự hội thảo do nhà trường tổ chức và nộp hồ sơ trực tiếp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ như: mẫu chứng nhận tài sản, đảm bảo tài chính; đơn xin cấp học bổng; bảng điểm và bản photo giấy chứng nhận, bằng khen (nếu có).Cục An toàn thông tin khuyến cáo các bậc phụ huynh, học sinh sinh viên tuyệt đối không tin vào những thông tin thiếu tính xác thực. Tránh tham gia vào các sự kiện, hội nhóm, chương trình đăng tải bởi những đối tượng không rõ nguồn gốc được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội; không chuyển tiền khi chưa xác nhận được danh tính đối tượng.Trong trường hợp nhận được thông báo yêu cầu nộp tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân từ một "cán bộ Bộ GD-ĐT", hãy kiểm tra và xác minh thông tin với cơ quan chức năng của Bộ GD-ĐT qua các kênh liên lạc công khai như website chính thức hoặc số điện thoại hỗ trợ.Phụ huynh, học sinh, sinh viên có thể truy cập vào website chính thức của Bộ GD-ĐT tại www.moet.gov.vn hoặc các cổng thông tin uy tín khác để xác minh thông tin về các chương trình, quy định. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, hoặc nộp tiền theo yêu cầu từ các đối tượng không rõ nguồn gốc.
Đây là lần đầu tiên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long tham gia giải đấu và đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để chuẩn bị. Để tuyển chọn cầu thủ, trường đã tổ chức giải bóng đá sinh viên với 52 đội tham gia trong suốt 2 tháng. Sau quá trình tuyển chọn gắt gao, 25 cầu thủ xuất sắc nhất đã được lựa chọn và được tạo điều kiện tập luyện tốt nhất tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Long. Ông Lê Thanh Quang Đức, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, cho biết nhà trường đã đầu tư 100 triệu đồng cho đội bóng, thể hiện sự quan tâm lớn đến giải đấu.Trong khi đó, Trường ĐH Trà Vinh, đương kim quán quân của vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần II – 2024, quyết tâm bảo vệ ngôi vương. Sau hai mùa giải thành công, với vé vào VCK năm 2024 và vị trí á quân khu vực năm 2023, Trường ĐH Trà Vinh được đánh giá là "ông kẹ" tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ năm nay. Mặc dù đã chia tay một số cầu thủ chủ chốt, đội hình của Trường ĐH Trà Vinh vẫn được đánh giá cao với những cây săn bàn như Huỳnh Đăng Khoa, Sơn Ngọc Tâm, Võ Phạm Nhật Duy, Cao Lữ Minh Thuận… HLV Trầm Quốc Nam tự tin vào phong độ của các cầu thủ sẽ đi sâu tại giải. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng tăng, hành trình bảo vệ ngôi vương khu vực miền Tây của Trường ĐH Trà Vinh sẽ không dễ dàng.
Thanh Niên Game gửi tặng 200 code Phục Kích Mobile mừng chung kết MEC Season 2
Theo TechRadar, các chuyên gia an ninh mạng từ ESET đã phát hiện một chiến dịch mới có tên DeceptiveDevelopment từ các nhóm tin tặc được cho từ Triều Tiên. Các nhóm sẽ này giả danh nhà tuyển dụng trên mạng xã hội để tiếp cận các lập trình viên tự do, đặc biệt là những người đang làm việc với các dự án liên quan đến tiền mã hóa.Mục tiêu chính của chiến dịch này là đánh cắp tiền mã hóa, tin tặc sẽ sao chép hoặc tạo hồ sơ giả mạo của các nhà tuyển dụng và liên hệ với lập trình viên thông qua các nền tảng tuyển dụng như LinkedIn, Upwork, hay Freelancer.com. Chúng sẽ mời lập trình viên tham gia một bài kiểm tra kỹ năng lập trình như một điều kiện để được tuyển dụng.Những bài kiểm tra này thường xoay quanh các dự án về tiền mã hóa, trò chơi có tích hợp blockchain hoặc các nền tảng cờ bạc sử dụng tiền mã hóa. Các tập tin của bài kiểm tra được lưu trữ trên các kho lưu trữ riêng tư như GitHub. Khi nạn nhân tải xuống và chạy dự án, phần mềm độc hại có tên BeaverTail sẽ được kích hoạt.Tin tặc thường không chỉnh sửa nhiều trong mã nguồn của dự án gốc mà chỉ thêm mã độc vào những vị trí khó phát hiện, chẳng hạn như trong mã nguồn máy chủ (backend) hoặc ẩn trong các dòng chú thích. Khi được thực thi, BeaverTail sẽ tìm cách trích xuất dữ liệu từ trình duyệt để đánh cắp thông tin đăng nhập, đồng thời tải xuống một phần mềm độc hại thứ hai có tên InvisibleFerret. Phần mềm này hoạt động như một cửa hậu (backdoor), cho phép kẻ tấn công cài đặt AnyDesk - một công cụ quản lý từ xa giúp thực hiện thêm nhiều hoạt động sau khi xâm nhập.Chiến dịch tấn công này có thể ảnh hưởng đến người dùng trên cả các hệ điều hành Windows, macOS và Linux. Các chuyên gia đã ghi nhận nạn nhân trên toàn cầu, từ các lập trình viên mới vào nghề đến những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm. Chiến dịch DeceptiveDevelopment có nhiều điểm tương đồng với Operation DreamJob, một chiến dịch trước đó của tin tặc nhắm vào nhân viên ngành hàng không vũ trụ và quốc phòng để đánh cắp thông tin mật.