Hoàng Đức bất ngờ tiết lộ tương lai, không phải đến Thái Lan thi đấu mà là…
Năm 2024, Elon Musk (53 tuổi) tuyên bố ông "bị lừa" khi cho phép Vivian chuyển đổi giới tính vì lý do y tế."Giới tính được chỉ định khi sinh ra của tôi là một món hàng được mua và trả tiền. Vì vậy, khi tôi là một đứa trẻ nam và sau đó trở thành người chuyển giới, tôi đã chống lại sản phẩm được bán. Kỳ vọng về nam tính mà tôi phải chống lại suốt cuộc đời mình là một giao dịch tiền tệ. Một giao dịch tiền tệ", cô gái 20 tuổi viết qua Threads.Trong bài đăng tiếp theo, Wilson đặt câu hỏi: "Làm quái nào mà chuyện này lại hợp pháp được?".Page Six đã liên hệ với Elon Musk để xin bình luận nhưng không nhận được phản hồi.Vivian Wilson công khai mình là người chuyển giới vào tháng 6.2022 khi cô nộp đơn xin đổi tên và lấy họ của mẹ Justine Wilson.Hồ sơ nêu lý do là "bản dạng giới tính nam là thực tế tôi không còn sống cùng, tôi không muốn có quan hệ họ hàng với cha ruột của mình dưới bất kỳ hình thức nào".Trong khi đó Elon Musk bày tỏ: "Về cơ bản, tôi đã bị lừa ký các hồ sơ cho một trong những cậu con trai lớn của tôi là Xavier được chuyển giới", CEO của Tesla nói với tiến sĩ tâm lý học Jordan Peterson trong một cuộc phỏng vấn với tờ Daily Wire vào năm 2022. Vị tỉ phú sử dụng Xavier – tên trước khi chuyển giới của Vivian."Điều này xảy ra trước khi tôi hiểu được chuyện gì. Lúc đó dịch Covid-19 đang diễn ra, vì vậy có rất nhiều sự nhầm lẫn, và tôi được cho biết Xavier có thể tự tử nếu nó không được đổi giới tính", Elon Musk nói thêm.Tỉ phú công nghệ cho biết về cơ bản ông đã "mất" đứa con của mình và khẳng định lại rằng ông "bị lừa"."Họ gọi đó là 'deadname'. Lý do họ gọi như thế là vì con trai của tôi đã chết. Con trai tôi, Xavier, bị giết bởi loại virus tâm trí thức tỉnh", ông tuyên bố.Deadname là "cái tên đã chết". Với cộng đồng người chuyển giới, đây thường là tên khai sinh của họ trước khi chuyển giới. Thông thường, deadname là cái tên mà người chuyển giới không muốn sử dụng. Vivian tuyên bố đã "từ bỏ" Elon Musk, "chứ không phải ngược lại". Sau đó cô nói rằng chủ sở hữu mạng xã hội X, người có 14 đứa con với 4 phụ nữ, "không phải là một người đàn ông của gia đình" mà thay vào đó là "một kẻ ngoại tình hàng loạt không ngừng nói dối" về chính những đứa con của mình.Giám đốc tí hon có nghị lực khổng lồ
Theo Politico, quá trình gia nhập EU đi kèm với nhiều điều kiện và rào cản pháp lý mà Ukraine phải tìm cách vượt qua. Phát biểu trong một cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh do Kyiv tổ chức, bà Ursula von der Leyen ca ngợi tiến trình của Ukraine hướng tới việc đạt được các chuẩn mực của EU."Tôi thực sự đánh giá cao ý chí chính trị ở đó. Nếu Ukraine tiếp tục cải cách với tốc độ và chất lượng đó, có lẽ họ có thể [gia nhập EU] sớm hơn năm 2030", nhà lãnh đạo EU tuyên bố. Phát biểu của các nhà lãnh đạo châu Âu được đưa ra vào ngày 24.2 đúng dịp xung đột Nga - Ukraine tròn 3 năm.Lý giải về tuyên bố trên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa cho biết: "Việc Ukraine gia nhập EU sẽ là sự bảo đảm an ninh quan trọng nhất cho tương lai của đất nước".Phản ứng trước các tuyên bố, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết việc nước này được gia nhập EU hay NATO sẽ cải thiện đáng kể khả năng bảo vệ lãnh thổ. "Chúng ta hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine như các đồng minh vẫn đang làm. Và chúng ta cần duy trì sự thống nhất giữa châu Âu và Mỹ", theo ông Zelensky.Trong một diễn biến khác, EU ngày 24.2 cũng đề xuất thỏa thuận riêng về "khoáng sản quan trọng" cho Ukraine trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sắp ký một thỏa thuận liên quan quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Kyiv. Ủy viên Chiến lược Công nghiệp của châu Âu Stephane Sejourne cho biết ông đã đề xuất ý tưởng trên với giới chức Ukraine trong chuyến thăm Kyiv gần đây. Theo AFP dẫn lời ông Séjourne cho biết: "Ukraine có thể cung cấp 21 trong số 30 vật liệu quan trọng mà châu Âu cần thông qua quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi".
Công ty khởi nghiệp của Singapore hợp tác BYD phân phối xe máy điện, cạnh tranh VinFast
Chiều 11.3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini khiến 56 người tử vong. Kết thúc phần xét hỏi, tòa chuyển sang phần tranh luận. Đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.Theo bản luận tội, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ chung cư mini, bị đề nghị mức án 11 - 12 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Ngoài án tù, ông Minh còn bị đề nghị chi trả bồi thường cho các nạn nhân, theo phương án trước đó đã được hội đồng xét xử dự tính.7 cựu cán bộ Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Trong đó, ông Chu Xuân Sơn (cựu Phó chủ tịch UBND phường, giai đoạn 2015 - 2020) và Nguyễn Đình Quân (cựu tổ trưởng Thanh tra Xây dựng phường, giai đoạn 2014 - 2016) bị đề nghị mỗi người 6 - 7 năm tù.Ông Phạm Tần Anh (cựu Phó chủ tịch UBND phường từ năm 2018) và Nguyễn Tuấn Anh (cựu Phó trưởng Công an phường) bị đề nghị mỗi người 4 - 5 năm tù.Ba người còn lại được đề nghị mức án treo, 30 - 36 tháng, gồm: ông Trần Trọng Khang (cựu Đội trưởng Thanh tra Xây dựng Q.Thanh Xuân, giai đoạn 2013 - 2016); Nguyễn Thị Kim Trang (cựu cán bộ địa chính - xây dựng phường, giai đoạn 2010 - 2018) và Phạm Thanh Tùng (cựu nhân viên hợp đồng phụ trách lĩnh vực môi trường đô thị).Trước đó, trong phần xét hỏi, hội đồng xét xử dự kiến mức bồi thường bị cáo Nghiêm Quang Minh phải chi trả các bị hại là hơn 25 tỉ đồng. Nêu ý kiến, các bị hại mong muốn được xem xét những tổn thương không thể bù đắp, do có những người cùng lúc mất tới 4 người thân, người còn sống mất sức khỏe, sang chấn tâm lý, khó vực dậy cuộc sống sau mất mát.Về phía mình, bị cáo Minh đồng ý, chấp nhận mọi phán quyết. Hiện bị cáo được vợ bồi thường thay 300 triệu đồng.Vẫn theo bản luận tội, ngoài 8 bị cáo bị đưa ra xét xử còn nhiều cá nhân thuộc chính quyền địa phương có trách nhiệm liên quan. Những người này không bị xử lý hình sự song đều đã bị kỷ luật, cách chức, thuyên chuyển.Cùng đó, vụ án còn một phần trách nhiệm đến từ sự không chấp hành quy định về PCCC của chính cư dân. "Đây là bài học không chỉ riêng ai, tập thể đơn vị nào mà bài học của tất cả chúng ta", đại diện viện kiểm sát nêu.Cơ quan công tố cho rằng, để hậu quả xảy ra, lỗi đầu tiên thuộc về bị cáo Nghiêm Quang Minh. Bị cáo nhằm hưởng lợi trong việc xây được nhiều căn hộ, bán được nhiều tiền mà thi công vượt tầng, vượt mật độ, đồng thời chối bỏ trách nhiệm khi không phối hợp cư dân trong hoàn thiện, khắc phục hệ thống PCCC.Ngoài bị cáo Minh là trách nhiệm của 7 cựu cán bộ khi đã buông lỏng, tiếp tay cho chủ chung cư mini xây dựng trái phép. Dù vậy, để xảy ra cháy, lỗi chính thuộc về công tác PCCC không hiệu quả, khi nhiều vi phạm đã được chỉ ra từ năm 2019 nhưng không được khắc phục.Đại diện viện kiểm sát cho rằng, bản án cần kiến nghị các đơn vị tham mưu, phụ trách PCCC đưa ra chế tài nghiêm khắc với cá nhân, tổ chức không chấp hành quy định lĩnh vực này.Cùng đó là kiến nghị chấn chỉnh công tác thanh tra lĩnh vực xây dựng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không gây áp lực cho công tác PCCC, giảm tối đa thiệt hại.Theo cáo buộc, bị cáo Nghiêm Quang Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng.Năm 2015, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Quá trình xây dựng, cơ quan chức năng Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình ra quyết định đình chỉ thi công, xử phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, đồng thời ra quyết định cưỡng chế thi hành xử phạt.Tuy nhiên, vì thiếu trách nhiệm, các bị can là cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đã không giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quyết định xử phạt, để mặc cho công trình tiếp tục xây dựng mà không hề bị xử lý.Đến tháng 4.2016, bị can Minh bán xong 45 căn hộ bằng hình thức ký thỏa thuận mua bán hoặc thỏa thuận giao quyền quản lý, sử dụng lâu dài cho các cá nhân và hộ gia đình. Sau khi bán, bị can không cư trú tại đây.Tính đến tháng 9.2023, tòa chung cư mini có tổng cộng 147 cư dân sinh sống.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn.Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.
Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 12.2011, bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, là cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nhờ người đứng tên để sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng TMCP là Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Khi 3 ngân hàng này lâm vào tình trạng yếu kém phải hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tức SCB), bị cáo Lan tiếp tục nhờ người đứng tên sở hữu phần lớn cổ phần và nắm quyền chi phối.Sau khi thâu tóm SCB phục vụ cho hoạt động của Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng phối hợp cùng cán bộ chủ chốt ở tập đoàn rút tiền của dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống để đầu tư nhiều dự án bất động sản.Mặc dù không giữ chức vụ tại SCB nhưng bằng việc sở hữu hơn 91% cổ phần của SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan là người chi phối mọi hoạt động tại ngân hàng.Ngoài ra, để che giấu thực trạng yếu kém, giúp SCB thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp "đưa hối lộ" cho đoàn cán bộ thanh tra. Trong đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (là cựu Tổng giám đốc SCB) đã 4 lần đưa cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (là cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát II, thuộc Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu.Hội đồng xét xử đánh giá, hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan là đặc biệt nghiêm trọng; là người chủ mưu, cầm đầu, cùng lúc phạm 3 tội "tham ô tài sản", "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "đưa hối lộ". Hành vi của các bị cáo tác động xấu đến hoạt động ngân hàng, mất an ninh trật tự, hoang mang dư luận và mất niềm tin của nhân dân. Đến giai đoạn 2 của vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về 3 tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", “rửa tiền" và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".HĐXX nhận định, bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm là lãnh đạo SCB có hàng loạt hành vi gian dối, thống nhất với nhau từ việc phát hành trái phiếu đến dụ dỗ người gửi tiền mua trái phiếu; các bị cáo đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối, thể hiện ý thức chiếm đoạt tài sản của các trái chủ. Về hành vi “rửa tiền”, từ ngày 1.1.2018 - 7.10.2022, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng; trong đó 415.000 tỉ đồng có được từ hành vi phạm tội “tham ô tài sản” của SCB và hơn 30.081 tỉ đồng có được từ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của trái chủ. Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm thông qua các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài; sau đó thông qua hệ thống SCB, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài. Tổng số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỉ USD, tương đương 106.730 tỉ đồng. Từ đó, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 12 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", 8 năm tù về tội “rửa tiền". Tổng hợp hình phạt chung là chung thân.Các bị cáo khác trong vụ án lãnh án từ 2 năm tù đến 23 năm tù.Sau đó, Trương Mỹ Lan đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án liên quan trực tiếp đến bị cáo.
100 cán bộ Đoàn đoạt Giải thưởng Lý Tự Trọng thăm địa chỉ đỏ ở Hà Tĩnh
Thông tin từ đội tuyển xe đạp Việt Nam cho biết, sau khi đến sân bay Bangkok, đoàn Việt Nam lên xe bus của ban tổ chức để về địa điểm thi đấu. Còn dụng cụ thi đấu, gồm xe, bánh dự phòng, giày, mũ được ban tổ chức vận chuyển bằng xe tải. Lý do vì sao xe tải bị bốc cháy cho tới giờ vẫn chưa có thông tin. Tuy nhiên số xe và trang thiết bị mà đội tuyển xe đạp Việt Nam bị thiệt hại là khá lớn. Trong đó có những VĐV thi đấu 2 nội dung nên phải mang theo 2 xe chuyên dụng để thi đấu.Trong số khoảng 30 xe của đội tuyển xe đạp Việt Nam bị thiêu rụi tại Thái Lan, tay đua Nguyễn Tuấn Vũ là một trong những tuyển thủ bị thiệt hại nặng nề nhất. Anh mang 2 chiếc xe đạp đua tham dự giải châu Á lần này gồm 1 chiếc chuyên dụng hiệu Cervelo dùng đua nội dung cá nhân tính giờ, chiếc này có giá hơn 400 triệu đồng. Trong đó riêng cặp bánh xe hiệu Scope có giá 107 triệu đồng. Bên cạnh đó Nguyễn Tuấn Vũ còn mang thêm 1 xe hiệu Giant để đua đường trường có giá trị khoảng 400 triệu đồng. Đây là 2 chiếc xe mà đơn vị TP.HCM đầu tư cho VĐV chủ lực Nguyễn Tuấn Vũ và anh dùng thi đấu khi lên đội tuyển. Tổn thất không kém so với Nguyễn Tuấn Vũ là tài năng trẻ Phạm Lê Xuân Lộc (Quân đội) khi anh mang đến Thái Lan 2 chiếc hiệu Cervelo, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng. Đội tập đoàn Lộc Trời An Giang đầu tư 8 chiếc xe cho Nguyễn Thị Thật, Thu Mai...đều là tuyển thủ xe đạp Việt Nam lần này. Theo ông Trần Hải Triều - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô An Giang trị giá của 8 chiếc xe này phải hơn 2 tỉ đồng. Dàn xe còn lại của các tuyển thủ Việt Nam cũng từ 150 triệu đồng/chiếc. Tính ra tổng thiệt hại trong vụ cháy xe đạp đua của đội tuyển xe đạp Việt Nam rất lớn. "Ban huấn luyện đang thống kê cụ thể từng trang thiết bị có trên xe bị cháy để gửi đến ban tổ chức giải quyết bồi thường. Đây là trách nhiệm của ban tổ chức bởi họ phụ trách toàn bộ việc di chuyển khi chúng ta đến Thái Lan", ông Nguyễn Ngọc Vũ, trưởng đoàn xe đạp Việt Nam tham dự giải vô địch xe đạp đường trường châu Á cho biết. Theo tìm hiểu, tất cả các xe đạp đua của đội tuyển Việt Nam đều không mua bảo hiểm mà chỉ áp dụng chính sách bảo hành từ các hãng, do đó khi xảy ra sự cố bị cháy như vừa rồi sẽ không được đền bù.