Quảng Bình: 4 tàu cá bị chìm, nhiều ngư dân mất tích
Ngày 13.3, PV Thanh Niên trở lại KDL thác Prenn (P.3,TP.Đà Lạt), điều dễ nhận thấy là cổng chính vào thác ngay dưới chân đèo Prenn không còn tên "Khu du lịch thác Prenn" như trước đây mà được thay bằng tên "Tea Resort Prenn", rất xa lạ.Trung Quốc nói 90 nước xác nhận dự hội nghị Vành đai và Con đường
Chỉ cần tìm kiếm từ khóa "đổi tiền mới" trên Facebook, không khó để thấy những bài đăng quảng cáo dịch vụ này. Phóng viên thử liên lạc với N.L.T (ngụ ở TP.Thủ Đức, TP.HCM), người này cho biết "muốn đổi tiền mới thì bao nhiêu cũng có", và có đầy đủ các mệnh giá tiền từ 1.000 đồng đến 200.000 đồng.Theo T., phí đổi tiền cụ thể là: 100 tờ 1.000 đồng tiền mới (là 100.000 đồng) sẽ lấy phí 20.000 đồng (20%). Tức là bỏ ra 120.000 đồng sẽ đổi được 100.000 đồng gồm 100 tờ tiền mới mệnh giá 1.000 đồng.Đối với tờ 2.000 đồng, 100 tờ sẽ có phí 25.000 đồng (12,5%). 100 tờ 5.000 đồng sẽ mất phí 40.000 đồng (8%).Với những tờ tiền polymer, phí đổi 100 tờ lần lượt là: 7% đối với tiền mệnh giá 10.000 đồng, 9% với 20.000 đồng, 8% đối với 50.000 đồng, 5% với 100.000 đồng và 4% với 200.000 đồng.T. nói: "Nếu đổi số lượng lớn thì phí sẽ giảm khoảng từ 1 – 2%". Người này cũng cho biết càng cận tết, đã nhận được nhiều tin nhắn mong được đổi tiền mới. "Có người đổi vài chục triệu đồng với đầy đủ các mệnh giá tiền khác nhau. Có người đổi ít, khoảng vài triệu đồng. Tiền mới được đổi nhiều nhất là mệnh giá 50.000 đồng và 100.000 đồng".Tài khoản P.T.T.T. (ngụ ở Q.Bình Tân, TP.HCM) cũng nhận đổi tiền mới dịp tết 2025. T. cho biết phí đổi tiền mới, tùy mệnh giá, dao động từ 5 – 8%. T. nói thêm: "Nhiều khách ưa chuộng việc đổi tờ tiền 2 USD. Bên tôi đổi 1 tờ tiền 2 USD với giá 65.000 đồng". Tức chi 65.000 đồng để đổi lấy tờ tiền có giá trị khoảng 50.000 đồng (theo tỷ giá ngày 23.1).T. kể: "Từ 15.1 đến nay, rất nhiều người liên hệ đổi tiền mới để lì xì cho trẻ nhỏ, mừng tuổi cho người thân... Có những ngày tôi đổi đến khoảng 200 triệu đồng. Kể từ 21.1, nhu cầu này càng tăng cao hơn".Khảo sát tìm hiểu ở nhiều nơi có dịch vụ đổi tiền mới, PV cũng nhận được những báo giá tương tự. Có những nơi báo "đã hết tiền mới để đổi".Thực tế, có nhiều người đã đổi tiền mới và tốn phí. Anh Nguyễn Khắc Minh Khôi (32 tuổi), làm việc ở một công ty nội thất trên đường Trường Chinh (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho hay: "Tôi đổi 24 triệu đồng tiền mới các mệnh giá 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng và phải tốn phí 1.660.000 đồng".Tương tự, chị Hà Thị Bắc (30 tuổi), ngụ ở Block A8, chung cư Ehome 3 (Q.Bình Tân, TP.HCM), kể: "Tôi đổi tổng cộng 39 triệu tiền mới và phải tốn 2.310.000 đồng phí đổi".Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, việc đổi tiền cũ sang tiền mới được thực hiện khi đồng tiền bị rách, nát, không đủ điều kiện lưu thông. Điều 6, Thông tư số 25/2013/TT-NHNN ngày 2.12.2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông nêu rõ: "Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ".Với các trường hợp đổi tiền vẫn đủ điều kiện lưu thông, điển hình như đổi tiền lì xì, pháp luật không cấm nếu được thực hiện đổi ngang giá. Tuy nhiên, khi thực hiện đổi tiền với mục đích ăn chênh lệch, hưởng lời, thì lại bị xếp vào hành vi "thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật" và bị xử phạt theo quy định tại khoản 5, Điều 30 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14.11.2019 của Chính phủ.Cụ thể, hành vi "Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật" bị nghiêm cấm, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với cá nhân, từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với tập thể.Anh Lê Anh Vũ, thành viên diễn đàn chongluadao.vn, khi đổi tiền mới để lì xì còn gặp một số rủi ro. Chẳng hạn bị yêu cầu chuyển khoản đặt cọc, nếu làm theo thì có nguy cơ bị chiếm đoạt tiền. Hay có thể sẽ nhận phải tiền giả, không đúng cam kết ban đầu.Anh Vũ cho rằng: "Pháp luật đã quy định rõ, hành vi thu đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng phần trăm chênh lệch là hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, người có nhu cầu đổi tiền mới cần phải cẩn thận kẻo bị lừa đảo".
‘Chi phí không phải rào cản để chuyển đổi số’
Khoảng 11 giờ 30, tại đường Điện Biên Phủ phương tiện đi lại tăng đột biến làm kẹt xe. Đoạn từ cầu Điện Biên Phủ hướng về ngã tư Hàng Xanh chật kín xe cộ, nối đuôi nhau và di chuyển rất chậm. Ở chiều đi này có đến 6 làn xe nhưng đoạn gần cầu vượt Hàng Xanh lại bị dồn ứ xe cộ rất đông. Một phần do các xe dừng đèn đỏ, tạo thành nút thắt cổ chai. Ở chân cầu vượt Hàng Xanh, nhiều xe đi ở 2 làn phía trong dường như "chết đứng", rất khó di chuyển lên phía cầu vượt. Do đó, phía trên cầu vượt mặt đường thông thoáng, dễ di chuyển nhưng rất ít xe có thể tiến lên được. Đến điểm nút giao thông ngã tư Hàng Xanh có đèn tín hiệu, xe cộ dừng thẳng tắp, không có tình trạng chạy vượt hay lấn làn. Nơi đây cũng cho phép các phương tiện rẽ phải nhưng theo ghi nhận rất ít xe cộ chọn rẽ trong thời gian nói trên. Do kẹt xe quá nhiều nên CSGT phải đứng phân luồng, điều chỉnh đèn tín hiệu bằng tay. Anh Hưng, một tài xế xe tải cho biết từ khi chạy xe đến đoạn đường này đã mất đến 30 phút nhưng vẫn chưa vượt qua được ngã tư Hàng Xanh để đi tiếp. Chỉ vài phút, xe tải của anh chỉ di chuyển được đoạn ngắn khi đèn chuyển sang xanh rồi lại "nằm" chờ rất lâu khi đèn tín hiệu chuyển sang đỏ. "Đèn đỏ ở đây rất lâu nhưng đèn xanh rất ít thời gian. Tôi chạy xe đến đây lúc 11 giờ 30 nhưng 12 giờ rồi tôi vẫn chưa đến được đoạn đèn xanh, đèn đỏ nữa", anh Hưng bày tỏ. Trong khi đó, tại đường Bạch Đằng tình trạng xe cộ ùn ứ kéo dài giữa trưa cũng làm người đi đường mệt mỏi. Đoạn ùn ứ trên đường Bạch Đằng dài khoảng 1 km từ đường Phan Chu Trinh đến tận Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ghi nhận vào 12 giờ 15, xe cộ phải mất khoảng 20 phút mới có thể vượt qua được đoạn đường này. Đồng thời người dân đã tuân thủ đúng luật giao thông dừng đèn đỏ, không leo lề, không rẽ phải vào đường Đinh Bộ Lĩnh khi đèn đỏ. Cùng thời điểm 12 giờ 15, tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng chật kín xe cộ. Nhiều xe đi đến đây phải di chuyển chậm, tốn rất nhiều thời gian.
Lễ khai ấn đền Trần từ xa xưa đã mang ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu cho "quốc thái, dân an", thiên hạ thái bình, thịnh trị; mọi nhà chung hưởng lộc ấn "tích phúc vô cương" của đền Trần; mọi người bước vào năm mới mạnh khỏe, lao động hăng say, học tập, công tác tốt… Chính vì vậy, năm nào cũng có hàng vạn người dân đổ về đền Trần để xin được một cánh ấn mang về.
Tư vấn sức khỏe: Kỹ thuật hiện đại điều trị bệnh mạch máu não
Sáng 15.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Bùi Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Hà Linh (H.Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết chính quyền địa phương đang huy động các đoàn thể và kêu gọi bà con đến hỗ trợ chủ một trang trại trên địa bàn tiêu thụ và xử lý 8.000 con gà chết ngạt do gặp sự cố mất điện.Theo ông Dung, hơn 23 giờ ngày 14.3, anh Trần Quốc Thế (ngụ tại thôn 12, xã Hà Linh) ra kiểm tra chuồng trại thì phát hiện gà nằm chết la liệt. Nguyên nhân được xác định là do sự cố mất điện khiến gà bị chết ngạt.Khi phát hiện, mặc dù chủ trang trại lập tức nổ máy phát điện nhưng do hệ thống làm mát hư hỏng nên không thể cứu vãn được đàn gà."Trang trại của vợ chồng anh Thế xây dựng trên đất vườn đồi của gia đình với quy mô khoảng 12.000 con gà. Số gà này chủ trang trại nuôi được 3 tháng, đạt trọng lượng 2 - 2,5 kg/con. Hiện tại, người dân và các đoàn thể trên địa bàn đang chung tay hỗ trợ chủ trang trại xử lý số gà bị chết ngạt. Những con nào mới chết, còn tươi thì bán cho các trang trại nuôi chồn làm thức ăn, còn những con nào bị hôi thối thì đưa đi tiêu hủy", ông Du nói.Anh Thế cho hay, vợ chồng anh mở trang trại nuôi gà từ 2023 cho đến nay. Tuy nhiên, sự cố chập điện đã làm gần 8.000 con gà bị chết với tổng trọng lượng hàng tấn, thiệt hại ước tính khoảng 1 tỉ đồng."Do sự cố xảy ra giữa đêm nên vợ chồng tôi không kịp trở tay, phần lớn số gà chết cũng không thể làm sạch để bán thịt nhằm vớt vát chút vốn liếng. Hiện nay, bà con nhân dân cũng đến rất đông để hỗ trợ gia đình", anh Thế buồn bã.