Nợ nần, nhân viên giao hàng báo tin giả bị cướp hàng chục triệu đồng
Trưa 25.2, đại diện Công an tỉnh Lai Châu cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Minh Bảo (44 tuổi, trú P.Mường Thanh, TP.Điện Biên Phủ, Điện Biên) về tội vu khống.Bị can Trần Minh Bảo được cho tại ngoại nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú trong quá trình điều tra.Theo tài liệu điều tra, ông V.X.H là thẩm phán của Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu, từng làm chủ tọa phiên tòa sơ thẩm mà Bảo là người khởi kiện.Bị can Bảo sau đó đã làm đơn tố cáo ông H. với những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân ông H. cũng như ảnh hưởng đến cơ quan tòa án tỉnh Lai Châu.Nhận đơn tố cáo của ông H, Công an tỉnh Lai Châu đã xác minh và xác định vụ án hành chính do Bảo khởi kiện được tòa án nhân dân các cấp thụ lý, đưa ra xét xử khách quan, đúng quy định và tuyên bác đơn khởi kiện của Bảo. Cạnh đó, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng từ chối kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ việc của Bảo, do không có căn cứ.Tuy nhiên, bị can Bảo vẫn cố tình soạn đơn và tiếp tục gửi các cơ quan có thẩm quyền tố cáo, nêu những nội dung bịa đặt, sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức liên quan.Công an tỉnh Lai Châu cho hay, việc tố cáo sai sự thật của bị can Bảo dẫn đến thời gian bổ nhiệm lại đối với ông H. bị kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi về chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp công vụ và bảo hiểm y tế của ông H. cũng như ảnh hưởng đến công tác cán bộ, công tác lãnh đạo quản lý điều hành Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu.‘Cái giá của hạnh phúc’ thiếu cảm xúc
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.
Nhận định Udinese vs Juventus (23g đêm nay 2.5): Triều đại của Juve kết thúc ra sao?
Vào mỗi dịp Tết, những chuyến xe nghĩa tình lại lăn bánh, đưa sinh viên, người lao động khó khăn hồi hương sum vầy cùng với gia đình. Chuyến xe mùa xuân “Tết sum vầy” do Báo Thanh Niên phối hợp Thành Đoàn, Hội Sinh viên Thành phố, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM tổ chức cùng sự đồng hành của Công ty Acecook Việt Nam và các đơn vị, cá nhân khác đã đưa 2000 sinh viên, người lao động về các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đón Tết.Những chiếc vé xe cùng những phần quà Tết được trao tận tay cho sinh viên, người lao động. Các bạn trẻ không giấu được niềm vui sướng khi sắp được gặp lại bố mẹ, người thân sau một thời gian dài xa cách.Chuyến xe “Tết sum vầy” không chỉ là tấm vé thông hành để về nhà mà còn là tình yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng dành tặng những người xa quê có cơ hội được hồi hương đón Tết.Chuyến xe mùa xuân “Tết sum vầy” là chương trình được Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM khởi xướng phối hợp cùng Báo Thanh Niên thực hiện thường niên từ năm 2002, đến nay đã có 63.125 sinh viên khó khăn được hỗ trợ. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp, Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính của chương trình. Việc hỗ trợ người dân về quê đón Tết cũng là một trong những nỗ lực của tổ chức trong việc thúc đẩy xã hội phát triển ngày một giàu đẹp, văn minh.
Tối 19.1, CLB Nam Định thua trắng 0-1 trước Thể Công Viettel trên sân nhà Thiên Trường ở vòng 10 V-League. Dù chưa mất ngôi nhì, nhưng lời cảnh báo đã xuất hiện với đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt khi Xuân Son không còn hiện diện. Đó cũng là chi tiết HLV Kim Sang-sik cùng đội tuyển Việt Nam cần lưu ý. Vắng chân sút chủ lực chưa bao giờ là điều dễ thở, với bất cứ tập thể nào.Khi Xuân Son còn trên sân, CLB Nam Định thắng liền 4 trận ở V-League, ghi 14 bàn. Còn khi không có chân sút sinh năm 1997, đội bóng thành Nam chỉ ghi 2 bàn trong 3 trận gần nhất, không giành được chiến thắng nào. CLB Nam Định có thể "sống" tốt khi vắng Văn Toàn hay Hendrio Araujo, nhưng Xuân Son là câu chuyện khác. Tầm ảnh hưởng của tiền đạo gốc Brazil vào lối chơi không chỉ nằm ở khía cạnh bàn thắng (tất nhiên anh rất giỏi ghi bàn), mà còn ở con đường dẫn đến bàn thắng ấy. Một trung phong toàn diện, giỏi mọi kỹ năng tấn công, đá nhiệt huyết và tinh quái như Xuân Son đã nâng tầm cả hàng công CLB Nam Định. Những gì người ta thấy Xuân Son làm tại AFF Cup 2024, thực ra anh đã làm... hàng tuần ở V-League.Lẽ dĩ nhiên, cầu thủ càng có tầm ảnh hưởng, việc thay thế càng khó khăn. Đến thời điểm này, CLB Nam Định vẫn chưa tìm ra ai khỏa lấp được vai trò của Xuân Son (thể hiện ở kết quả và lối chơi nghèo nàn). Điều tương tự có thể đến với đội tuyển Việt Nam. Xuân Son nghỉ 8 tháng, đồng nghĩa anh sẽ vắng các trận gặp Lào (tháng 3), Malaysia (tháng 6) và Nepal (tháng 9), tương đương nửa đầu vòng loại Asian Cup 2027. Khi trở lại, chưa chắc chân sút 28 tuổi đã trở lại phong độ cao nhất. HLV Kim Sang-sik khẳng định dù Xuân Son đẳng cấp, đội tuyển Việt Nam vẫn không phụ thuộc vào cá nhân nào. Tuy nhiên hãy quan sát ở trận chung kết lượt về. Sau thời điểm Xuân Son rời sân, đội tuyển Việt Nam ghi 2 bàn, nhưng 1 bàn đến từ pha đốt lưới của Pansa Hemviboon (xuất phát từ tình huống Tuấn Hải dứt điểm không tốt), trong khi bàn còn lại đến từ pha phản công khi đối thủ đã bỏ cả khung thành. Đội tuyển Việt Nam vẫn có thể tấn công khi Xuân Son vắng mặt, nhưng rõ ràng, đường đến khung thành khó khăn hơn nhiều. Không có một chân sút giỏi trên sân, đồng nghĩa đối thủ của Việt Nam có thể đẩy cao đội hình, tạo sức ép cho hàng thủ.HLV Kim Sang-sik sử dụng Tiến Linh ở 3 trận đầu giải, khi Xuân Son chưa đủ điều kiện thi đấu. Còn lúc Xuân Son xuất trận, Tiến Linh ngồi dự bị. Đồng nghĩa, sơ đồ 1 trung phong vẫn là ưu tiên hàng đầu của thầy Kim. Chia sẻ với truyền thông, tiền vệ Doãn Ngọc Tân khẳng định lối chơi ưa thích của HLV Kim Sang-sik là đẩy bóng lên tuyến trên càng nhanh càng tốt. Đấu pháp này đòi hỏi rất nhiều ở một tiền đạo: cần đủ khỏe để che chắn bóng, đủ khéo léo để đỡ bóng gọn gàng, hay đủ dẻo dai để độc lập tác chiến trong trường hợp đồng đội không kịp hỗ trợ. Xuân Son đã làm sáng bừng bức tranh tấn công của đội tuyển Việt Nam bởi anh hợp với triết lý. Không có anh, HLV Kim Sang-sik chỉ có hai con đường: tìm một trung phong giỏi với phẩm chất gần tương đương Xuân Son, điều vốn... viển vông với chất lượng các chân sút nội. Hoặc tìm lối chơi phù hợp với con người hiện có. Trong tay nhà cầm quân người Hàn Quốc còn Tiến Linh. Dù lối chơi còn thiếu sót, song tiền đạo 28 tuổi vẫn là chân sút ghi bàn nhiều nhất dưới thời ông Kim (7 bàn). Anh có kinh nghiệm thi đấu, khả năng săn bàn và tìm kiếm khoảng trống. Tuy nhiên để phát huy năng lực của Tiến Linh, đội tuyển Việt Nam phải đá theo cách khác. Không thể dồn bóng cho tiền đạo theo tiêu chí "càng nhanh càng tốt" như AFF Cup, mà cần phối hợp lớp lang, bài bản hơn, có nhiều giải pháp tấn công đa dạng, phát huy năng lực của các tiền vệ tấn công nhiều hơn, thay vì trông đợi tiền đạo... làm hết. Ngoài ra, thầy Kim cũng cần thêm tiền đạo dự phòng. Trông đợi vào một vài trung phong là canh bạc đầy rủi ro.Thuận lợi cho HLV Kim Sang-sik, là 2 trong 3 trận đầu vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam gặp đối thủ yếu hơn (Lào và Nepal). Trận gặp Malaysia tại Bukit Jalil trong tháng 6 sẽ khó khăn, nhưng khác với AFF Cup, đội tuyển Việt Nam đá với mật độ rất mỏng với chỉ vỏn vẹn 3 trận trong 6 tháng tới. Thời gian để đội tuyển Việt Nam tính toán đấu pháp và lối chơi sẽ "dông dài" hơn. Khó khăn là cơ hội để ông Kim chứng minh năng lực, rằng đội tuyển Việt Nam sẽ không phụ thuộc vào cá nhân nào.
Hành trình gắn kết bằng võ học của game thủ Tân Thiên Long Mobile VNG
Là học sinh lớp 11 nhưng Nguyễn Minh Nhựt (17 tuổi, ngụ An Giang ) chỉ cao 1,35 m, vóc dáng nhỏ bé khiến không ít người lầm tưởng cậu bạn là học sinh tiểu học. Đó cũng là lý do nam sinh được mọi người gọi với cái tên trìu mến: Nhựt Nhỏ. Cậu bạn còn được nhiều người biết đến trên mạng xã hội khi chia sẻ cuộc sống thường nhật bên ông bà.Mọi chuyện bắt đầu từ cuối năm 2024, Nhựt Nhỏ có ý tưởng dùng chiếc điện thoại cũ quay lại những clip cùng ông bà nội của mình. Nội dung clip thường xoay quanh những khoảnh khắc thường nhật bình dị, giản đơn như cùng ông bà ăn cơm, phụ bà nhổ cỏ, tổ chức sinh nhật cho ông bà nội…"Em chỉ mong lưu giữ kỷ niệm của mình với ông bà. Bên cạnh đó, em cũng muốn lan tỏa tới mọi người năng lượng tích cực về tình yêu thương, tình cảm gia đình. May mắn được mọi người yêu thương và ủng hộ", Nhựt Nhỏ cười, chia sẻ.Cách nói chuyện duyên dáng, dễ thương cùng ngoại hình nhỏ nhắn của nam sinh lớp 11 đã nhận được thiện cảm của cư dân mạng. Có những clip nhận về hàng triệu lượt xem, bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội. Không ít người dành lời khen cho sự ngoan ngoãn, hiếu thảo và tình yêu thương ông bà của cậu học trò. Nhựt Nhỏ nói bản thân vô cùng bất ngờ khi nhận được sự quan tâm lớn đến vậy. Đó cũng là động lực để em quay lại và chia sẻ nhiều hơn những khoảnh khắc bên ông bà.Bà Phạm Thị Bé Huệ (75 tuổi), bà nội của Nhựt Nhỏ, cho biết từ ngày cháu trai chia sẻ những clip cùng bà và được nhiều người yêu thương, bà vô cùng bất ngờ và hạnh phúc. Clip cũng chính là cầu nối, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp của gia đình.Theo lời kể của bà nội, vì hoàn cảnh gia đình, từ nhỏ Nhựt không sống cùng cha mẹ mà được ông bà yêu thương, nuôi nấng. Năm lên lớp 4, Nhựt mồ côi cha. Dù vậy, cậu bé lúc nào cũng ngoan ngoãn, biết vâng lời và yêu thương, hiếu thảo với ông bà.Người nhà cho biết từ năm lớp 9, Nhựt đã không thể phát triển bình thường như các bạn cùng trang lứa. Sau khi đi khám, bác sĩ cho biết Nhựt thiếu hormone tăng trưởng và gia đình cũng không có điều kiện để điều trị. Hiện tại cậu học trò 17 tuổi chỉ cao 1,35 m với vóc người nhỏ nhắn."Ban đầu, em cảm thấy tự ti, mặc cảm vì mình nhỏ xíu so với các bạn. Nhiều lúc em cũng bị bạn bè trêu chọc. Tuy nhiên dần dần, các bạn hiểu được tình trạng của em, yêu thương, giúp đỡ em. Thầy cô cũng tạo điều kiện để em học tập, thực hiện ước mơ của mình. Em cảm thấy vui và hạnh phúc", Nhựt chia sẻ.Cô Phan Bích Thủy, giáo viên Trường THPT Võ Thành Trinh (An Giang), cô giáo chủ nhiệm của Nhựt, nhận xét em là một học sinh ngoan ngoãn, chấp hành tốt nội quy của trường cũng như tích cực tham gia các hoạt động phong trào. Theo cô Thủy, dù có ngoại hình nhỏ nhắn so với các bạn cùng lớp nhưng Nhựt rất nghị lực, luôn cố gắng trong học tập, rèn luyện. Nhà trường, thầy cô và các bạn luôn hỗ trợ, tạo điều kiện cho Nhựt có môi trường tốt nhất để học tập, thực hiện ước mơ của mình.Nhựt tâm sự em mơ ước trở thành giáo viên tiếng Anh trong tương lai. "Ông bà nội của con ơi! Con sẽ cố gắng học thật giỏi, sau này kiếm thật nhiều tiền để báo hiếu cho ông bà, là niềm tự hào của ông bà. Con mong ông bà sống vui, sống khỏe, sống thật lâu cùng với con nhen!", Nhựt Nhỏ chia sẻ.