Nữ sinh có dấu hiệu chuyển dạ vẫn nhất quyết dự lễ tốt nghiệp đại học
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.Bất động sản cuối năm và sự lựa chọn tinh tế của người đầu tư thông minh
Sáng 4.1, Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị giao ban báo chí đầu xuân Ất Tỵ 2025.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo - Dân Vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã lan tỏa mạnh mẽ và truyền cảm hứng lạc quan tin tưởng, tạo khí thế quyết tâm trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân để nhân dân ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của đất nước.Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, tại hội nghị sáng cùng ngày, Ban Bí thư T.Ư Đảng đánh giá trong năm qua, các cơ quan báo chí rất tích cực trong công tác thông tin, tuyên truyền khi những sự kiện chính trị diễn ra hết sức nhanh chóng, kể cả những vấn đề mới như kỷ nguyên vươn mình."Sự chuyển mình của báo chí đồng hành chuyển mình của đất nước, xã hội", ông Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá.Về nhiệm vụ năm 2025, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị báo chí đẩy mạnh tuyên truyền thi đua yêu nước, khơi dậy lòng yêu nước, tự tin, tự lực, tự hào dân tộc, khơi dậy nguồn lực, tạo sự đồng thuận, sức mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.Một nội dung quan trọng khác được ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhắc tới là tiếp tục tuyên truyền liên quan thực hiện Nghị quyết 18 về sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.Ông khẳng định, sắp xếp bộ máy là một cuộc cách mạng và đã là cách mạng bao giờ cũng có khó khăn, báo chí phải tiên phong dẫn dắt, củng cố niềm tin để đồng sức, đồng lòng, khi đó cách mạng mới thành công."Vừa qua chúng ta đã thực hiện tốt nhưng đây chỉ là bước đầu, còn rất nhiều việc phải làm. Tiếp đây là hoàn thiện đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, hệ thống Đảng thực sự vững mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế", ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư lưu ý, sự dẫn dắt của báo chí không phải là cung cấp thông tin mà cung cấp tri thức, bản lĩnh, văn hóa, những gì tốt đẹp nhất của người Việt Nam để truyền cảm hứng, dẫn dắt.Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng nhắc báo chí cần đẩy mạnh các nội dung tuyên truyền về những ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong năm 2025. Cụ thể là kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; kỷ niệm 135 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước và đặc biệt là kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam…Ông lưu ý, báo chí không được để trống trận địa trên không gian mạng. Ở đâu có chủ quyền thì báo chí phải làm chủ không gian đó, bao gồm không gian mạng."Không thể nói rằng báo chí chúng ta thua mạng xã hội. Báo chí phải chuyển đổi, phải xoay sở để không thua kém mạng xã hội", ông Nghĩa nhấn mạnh.Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn lại phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ trao giải báo chí Búa Liềm vàng 2024, yêu cầu "báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc".
Cầu xây xong đã lâu nhưng không có đường dẫn
Buổi hợp luyện có sự tham gia của hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ diễn ra tại 4 cụm trên khắp cả nước.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại cụm 1 ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, dân quân tự vệ trong 2 khối đứng (sĩ quan hải quân và phòng không - không quân) và 14 khối đi (khối cờ Đảng - cờ Tổ quốc, khối nữ quân nhạc, khối sĩ quan lục quân, khối sĩ quan hải quân, khối sĩ quan phòng không không quân, khối sĩ quan cảnh sát biển, khối nữ sĩ quan thông tin, khối nữ sĩ quan quân y, khối nữ gìn giữ hòa bình Việt Nam, khối chiến sĩ lục quân, khối chiến sĩ tăng thiết giáp, khối chiến sĩ đặc công, khối nữ dân quân miền Bắc, khối hồng kỳ) đã tham gia hợp luyện.Tại đây, cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều khối quân, binh chủng đã tập luyện rất nghiêm túc với quyết tâm góp phần hướng tới thành công trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước.Kiểm tra tại buổi hợp luyện, đại tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương tinh thần luyện tập của cán bộ chiến sĩ. Đồng thời, cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình tập luyện của các khối; yêu cầu tiếp tục chỉnh đốn hàng lối, động tác đúng, đều, đẹp.Theo đại tướng Nguyễn Tân Cương, để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị thành lập các khối và luyện tập tại đơn vị từ tháng 12.2024."Từ hôm nay đến 30.4 chỉ còn 56 ngày, chúng ta còn cơ động từ Bắc vào Nam, thời gian không còn dài, tôi yêu cầu tất cả các lực lượng tham gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, các lực lượng phải tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để tổ chức luyện tập. Trong từng ngày phải có kế hoạch huấn luyện hết sức cụ thể", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.
Mỗi dịp mùng 10 tháng giêng hằng năm, thị trường vàng trong nước lại chứng kiến một cơn sốt “mua sắm”. Nhiều người tin rằng mua vàng vào ngày Vía Thần tài sẽ mang lại may mắn, tài lộc cả năm. Nhưng liệu thói quen này có thực sự giúp họ phát tài, hay chỉ là một hiệu ứng tâm lý khiến giá vàng bị đẩy lên cao?Sáng mùng 9 tháng giêng năm Ất Tỵ (tức ngày 6.2.2025), giá vàng miếng SJC vẫn không ngừng hạ nhiệt ở mức gần 91 triệu đồng, vàng nhẫn cũng không đứng ngoài cuộc đua, cũng quanh mức trên 90 triệu đồng ở chiều bán ra.Dù biết giá cao, những ngày này nhiều người vẫn chờ mua vàng vì quan niệm "có còn hơn không" chờ đón ngày Vía Thần tài.Không chỉ ảnh hưởng từ nhu cầu trong nước, giá vàng còn chịu tác động từ thị trường quốc tế. Những chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc và một số nước, những động thái của ông Donald Trump về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể khiến dòng tiền đổ vào vàng như một kênh trú ẩn an toàn.Giá vàng trong thời gian qua đã liên tục tăng mạnh, giá vàng thế giới thì khoảng hơn 2.870 USD/ounce. Dù có thể tiếp tục tăng, nhưng theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền, biên độ tăng sẽ không còn quá lớn. Nếu vàng chạm ngưỡng 100 triệu đồng/lượng, đây có thể là điểm dừng và khó tăng mạnh hơn nữa.Ông Huỳnh Thanh Điền cũng nhận định một số người nghe phân tích rằng giá vàng còn có thể tăng, nên vội vàng mua vào với hy vọng sinh lời. Nhưng nếu không có kế hoạch rõ ràng, việc đầu tư vào vàng thời điểm này cần cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt, vay tiền để mua vàng là điều tối kỵ, bởi nếu giá vàng không tăng như kỳ vọng, người vay vẫn phải trả lãi, thậm chí gánh thêm áp lực tài chính khi giá giảm.
Lợi nhuận 6 tháng Novaland giảm sau kiểm toán do trích lập dự phòng
Ở vòng đấu gần nhất tại V-League 2024-2025, vòng đấu thứ 10, Thể Công Viettel đánh bại đội đương kim vô địch Nam Định ngay trên sân Thiên Trường của đối phương. Những người trực tiếp đóng góp vào bàn thắng duy nhất mang về chiến thắng cho Thể Công Viettel trước đội bóng thành Nam, là Nguyễn Đức Chiến và Nhâm Mạnh Dũng: Đức Chiến chuyền bóng và Nhâm Mạnh Dũng dứt điểm ghi bàn.Đây cũng là những cầu thủ thi đấu khá ổn trong màu áo Thể Công Viettel ở giai đoạn vừa qua. Trước khi đánh bại Nam Định tại V-League, bộ đôi Đức Chiến và Mạnh Dũng còn góp công giúp đoàn quân của HLV Nguyễn Đức Thắng quật ngã CLB PVF-CAND ở vòng 16 đội thuộc Cúp quốc gia 2024-2025. Chiến thắng vừa nêu giúp Thể Công Viettel giành vé vào tứ kết.Đức Chiến và Mạnh Dũng không có mặt tại AFF Cup 2024. Tuy nhiên, cơ hội khoác áo đội tuyển quốc gia của họ trong thời gian tới sẽ lớn hơn. Vì như đã đề cập, chiến dịch vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 sẽ là chiến dịch kéo dài, đội tuyển Việt Nam cần lực lượng rất hùng hậu, để thi đấu đường dài từ tháng 3.2025 đến tháng 3.2026. HLV Kim Sang-sik sẽ bổ sung Đức Chiến và Mạnh Dũng vào đội tuyển quốc gia ở thời điểm thích hợp.Vả lại, vị trí của Nguyễn Đức Chiến và Nhâm Mạnh Dũng đang là vị trí mà đội tuyển Việt Nam cần người. Đầu tiên, dạng tiền đạo có thể hình tốt (1,81 m), kỹ thuật khá như Nhâm Mạnh Dũng là dạng tiền đạo luôn được các HLV tìm kiếm. Mạnh Dũng có thêm kinh nghiệm thi đấu ở các giải quốc tế (từng ghi bàn duy nhất cho đội U.23 Việt Nam trong trận chung kết SEA Games 31 năm 2022 gặp U.23 Thái Lan). So về độ mạnh mẽ, chất kỹ thuật và năng lực săn bàn, Nhâm Mạnh Dũng có lẽ không kém tiền đạo Đinh Thanh Bình từng hiện diện tại AFF Cup 2024. Thế nên, nếu Thanh Bình có thể khoác áo đội tuyển, thì Mạnh Dũng hoàn toàn có khả năng được trao cơ hội khi cần.Với Nguyễn Đức Chiến, thời gian gần đây cầu thủ này được HLV Nguyễn Đức Thắng bố trí đá ở hàng tiền vệ của CLB Thể Công Viettel, thay vì thi đấu trung vệ như trước. Đức Chiến tỏ ra phù hợp với vai trò của một tiền vệ trung tâm. Đây cũng là vị trí mà HLV Kim Sang-sik cần bổ sung người, vì mỗi mình Doãn Ngọc Tân giỏi tranh chấp nơi tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 có lẽ chưa đủ.Giống như Nhâm Mạnh Dũng, Nguyễn Đức Chiến có ưu thế về mặt thể hình (cao 1,81 m), rất có lợi trong các pha tranh chấp tay đôi, đánh chặn từ xa, chống bóng bổng và thu hồi bóng cho đội tuyển Việt Nam.Một cầu thủ nữa thuộc CLB Thể Công Viettel, đang tìm lại phong độ trong thời gian gần đây là hậu vệ trái Phan Tuấn Tài. Chấn thương ngay trước thềm AFF Cup 2024 khiến cho Tuấn Tài lỡ cơ hội cùng đội tuyển Việt Nam vô địch Đông Nam Á. Xét về độ toàn diện của 1 hậu vệ cánh trái, Phan Tuấn Tài có lẽ là cầu thủ toàn diện nhất khi chơi ở vị trí này, từ sau khi Đoàn Văn Hậu chấn thương dai dẳng.Phan Tuấn Tài phòng ngự điềm tĩnh, khôn ngoan, hỗ trợ tấn công hiệu quả. Đặc biệt, khả năng tạt bóng từ biên trái của Phan Tuấn Tài rất lợi hại. Phan Tuấn Tài chính là người tạt bóng để Nhâm Mạnh Dũng ghi bàn trong trận chung kết nội dung bóng đá nam SEA Games 31 năm 2022, mang ngôi vô địch về cho đội U.23 Việt Nam.Nếu Phan Tuấn Tài tiếp tục phát huy phong độ hiện có trong thời gian tới, HLV Kim Sang-sik hoàn toàn có thể yên tâm với cánh trái của đội tuyển Việt Nam. Khi đó, ông Kim sẽ có cùng lúc 2 hậu vệ cánh trái rất tốt gồm Nguyễn Văn Vĩ và Phan Tuấn Tài, 2 cầu thủ này có thể luân phiên được sử dụng trong các trận đấu của đội tuyển Việt Nam.