Chiến sự Ukraine ngày 739: Làn sóng tên lửa, UAV, đạn pháo mới của Nga
Có 12 đội lọt vào vòng chung kết (VCK) futsal nữ châu Á 2025, gồm chủ nhà Trung Quốc, đương kim vô địch Iran, Thái Lan (nhóm hạt giống số 1); Nhật Bản, Việt Nam, Uzbekistan (nhóm 2); Indonesia, Đài Loan, Hồng Kông (nhóm hạt giống số 3); Bahrain, Philippines và Úc (nhóm 4).Việc phân nhóm hạt giống dựa trên xếp hạng của các đội theo bảng xếp hạng FIFA. Nguyên tắc bốc thăm vòng đấu bảng thuộc VCK giải futsal vô địch châu Á 2025: sẽ có tổng cộng 3 bảng, mỗi bảng có 4 đội, các đội trong từng bảng đến từ các nhóm hạt giống khác nhau, sao cho từng bảng có đủ đại diện của cả 4 nhóm hạt giống. Chiếu theo nguyên tắc này, về lý thuyết, cả 4 đội Đông Nam Á có thể rơi vào cùng 1 bảng đấu tại VCK. Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là trường hợp hy hữu trong lịch sử bóng đá trong khu vực.Đặt trường hợp 4 đội Đông Nam Á gồm Thái Lan (hạng 6 FIFA), Việt Nam (hạng 11), Indonesia (24) và Philippines (59) cùng bảng tại VCK giải châu Á, cơ hội vượt qua vòng bảng của đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể. Thái Lan dù là đội futsal nữ tại Đông Nam Á có thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng FIFA, nhưng đội tuyển futsal nữ Việt Nam mới là đội đương kim vô địch giải futsal nữ khu vực. Theo điều lệ của VCK giải futsal nữ vô địch châu Á 2025, các đội thi đấu vòng tròn 1 lượt ở vòng bảng, tính điểm, xếp hạng. 2 đội đứng đầu mỗi bảng, cùng 2 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào vòng tứ kết. Từ vòng tứ kết, các trận đấu sẽ diễn ra theo thể thức loại trực tiếp sau 1 lượt trận.VCK giải futsal vô địch châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 7-18.5, tại Trung Quốc. 3 đội có thứ hạng cao nhất giải châu Á năm nay (không tính chủ nhà của World Cup là Philippines), sẽ tham dự World Cup futsal nữ 2025, diễn ra cuối năm nay.Hải Phòng: Phát lộ khẩu súng thần công triều Nguyễn tại bến Bính
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Bộ Y tế: Quá nhiều ứng dụng nhưng thiếu liên thông, chưa rõ ứng dụng 'thẻ xanh'
Sau nhiều năm tìm hiểu về việc hiến xác cùng với khát khao cống hiến của một nhà giáo, cô giáo Lê Thị Hoa Lý (Giáo viên trường Nguyễn Tri Phương - Huế, đã về hưu) đã tự nguyện đăng ký hiến xác cho Trường ĐH Y dược - ĐH Huế sau này, với ý nghĩ cho các học trò có thể học tập trên chính thể xác của mình. Suốt cả cuộc đời, cô luôn cố gắng dành hết tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.Chiều ngày 22.1.2025, các thầy cô bộ môn Giải phẫu và sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế đã thành kính tổ chức Lễ Macchabée: "Tri ân người hiến xác" trong không khí trang nghiêm và xúc động, một sự kiện ý nghĩa nhằm tri ân những người đã hiến tặng cơ thể cho khoa học. Buổi lễ đã thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên, giảng viên và cán bộ nhà trường, cùng với những người đăng ký hiến xác sau này.Hàng ngàn chiếc đèn hoa đăng được thắp sáng rực rỡ, dẫn lối các đại biểu đến nhà xác - nơi diễn ra buổi lễ. Ánh sáng lung linh như những ngọn lửa ấm áp, soi sáng con đường mà những người thầy thầm lặng đã chọn lựa.Lễ hội "Macchabée: Tri ân người hiến xác" là một truyền thống cao đẹp, thể hiện sự biết ơn sâu sắc của cộng đồng y khoa đối với những người đã hy sinh vì sự nghiệp đào tạo. Nhờ có những tấm lòng cao cả ấy, các sinh viên y khoa mới có cơ hội được thực hành trên những mẫu vật thực tế, từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Sáng 18.1 tại Công viên hữu nghị Suối Nguồn (giao lộ Hoàng Sa - Lê Văn Lương - Lương Hữu Khánh, P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) diễn ra lễ trồng cây hữu nghị. Đây là một trong số những sự kiện đồng hành trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn các thành phố hữu nghị hợp tác do UBND TP.Đà Nẵng tổ chức, diễn ra từ ngày 16 - 18.1 với chủ đề "Gặp gỡ Đà Nẵng 2025 - Hội tụ và lan tỏa".Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Đà Nẵng, cho biết với mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài, bền vững, đoàn kết, hội tụ và cùng nhau phát triển, UBND thành phố xây dựng Công viên hữu nghị Suối Nguồn. Đây là con suối có nguồn nước từ đỉnh bán đảo Sơn Trà, chảy ra biển Đà Nẵng (còn gọi là Suối Đá). Tham dự lễ trồng cây có hơn 150 đại biểu của 50 địa phương đến từ 24 quốc gia. Các đại biểu đã trồng hơn 50 cây dầu rái, là loài cây có sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Số cây này tượng trưng cho hơn 50 địa phương của 24 quốc gia trên thế giới mà TP.Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ."Trồng cây không chỉ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan mà còn xây dựng biểu tượng của sự kết nối hòa bình - hữu nghị với các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Chăm sóc cây ngày càng phát triển là trách nhiệm của tất cả chúng ta, cũng như như việc duy trì, nâng cao hiệu quả mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa TP.Đà Nẵng với các tỉnh, thành phố của các quốc gia trên thế giới", ông Hồ Kỳ Minh nói.Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố cũng kỳ vọng, với tiền đề mối quan hệ hữu nghị bền chặt với các tỉnh, thành phố trên thế giới, TP.Đà Nẵng sẽ đón nhận sự quan tâm, chia sẻ, hợp tác của các địa phương ngày càng sâu, rộng hơn nữa trong nhiều lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, thành phố thông minh, công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, quy hoạch và quản lý đô thị, nguồn nhân lực chất lượng cao, du lịch…Ông Kim Soon Ho, Quận trưởng Gurye (tỉnh Jeollanam, Hàn Quốc), cho biết từ tháng 1.2024, quận Gurye đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác và là địa phương kết nghĩa với Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng). Ông cảm thấy rất vinh dự khi được tham gia Diễn đàn các thành phố hữu nghị hợp tác và nhất là được trồng cây hữu nghị tại TP.Đà Nẵng. Ông hy vọng cây trồng lần này ngày càng cao lớn, phát triển để tình hữu nghị 2 quận ngày càng thắt chặt, phồn vinh."Sau khi kết nghĩa và ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Q.Sơn Trà, từ năm 2025, tại quận Gurye chúng tôi xây dựng mô hình biểu trưng của Q.Sơn Trà về cầu Rồng, còn tại Q.Sơn Trà cũng chuẩn bị xây dựng mô hình biểu trưng của Q.Gurye đồng thời trồng cây sơn thù du xung quanh. Vì đối với quận Gurye, cây sơn thù du là loài cây đặc trưng. Trong năm 2025, hai quận còn trao đổi thanh thiếu niên với nhiều hoạt động liên quan giáo dục, chương trình giao lưu. Hai quận còn có những kinh nghiệm phát triển kinh tế và du lịch; chúng tôi thường xuyên chia sẻ, trao đổi, học hỏi nhau để cùng phát triển thịnh vượng thời gian sắp tới", ông Kim Soon Ho nói.Bán đảo Sơn Trà được xem là lá phổi xanh của TP.Đà Nẵng, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, đa dạng sinh học với hơn 1.000 loài thực vật, hơn 500 loài động vật; trong đó, có hơn 20 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
Phiên giao dịch gây choáng của cà phê thế giới, nhiều kỷ lục mới được thiết lập
Tại chuyến công tác, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã đến thăm giảng đường và các lớp học, trực tiếp trao đổi với giảng viên, sinh viên trường về nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập. Bộ trưởng đã thăm phòng truyền thống Chủ tịch Hồ Chí Minh và căn dặn lãnh đạo nhà trường học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo Bộ trưởng về các thành tựu của trường trong đào tạo, khoa học công nghệ, tổ chức cán bộ và hợp tác quốc tế. Trong những năm qua, UTH đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng với các lĩnh vực trọng điểm về giao thông vận tải như đường sắt tốc độ cao, logistics, vận tải biển... UTH tự hào là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo và tiếp cận công nghệ đường sắt tốc độ cao.Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ quy định về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Nhà trường là đơn vị tiên phong trong thực hiện kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, giai đoạn 2020 đến nay, Nhà trường đã giảm được 11 đầu mối bên trong (từ 39 đầu mối tinh gọn còn 28 đầu mối) đạt tỷ lệ tinh giảm gần 30%. Ngoài ra, trong công tác tinh gọn bộ máy quản lý đào tạo, trường là đơn vị đầu tiên thực hiện việc giải thể 45 Bộ môn chuyển đổi sang mô hình quản lý các chương trình đào tạo kiểu mới (Giám đốc, Quản lý chương trình đào tạo) theo hướng hiện đại, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học hiện nay. Thông qua đó, Hiệu trưởng cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải.Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đánh giá cao về sự phát triển nhanh, chất lượng của UTH trong những năm qua. Bộ trưởng cũng ấn tượng với cơ sở vật chất và môi trường dạy học chuyên nghiệp của Nhà trường.Bộ trưởng khuyến khích trường tiếp tục phát huy thế mạnh trong việc kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ưu tiên các ngành nghề cốt lõi, đặc biệt đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, ứng dụng tự động hóa.Bộ trưởng đề nghị giảng viên trường phải liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào bài giảng cho sinh viên. Sinh viên UTH ra trường có kỹ năng, chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhà trường cũng cần ưu tiên các ngành nghề đang yêu cầu cao về nguồn nhân lực như: đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, logistics; mở rộng tư duy, nâng tầm công tác nghiên cứu khoa học.Để các công tác này đạt hiệu quả, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đề nghị nhà trường tiếp tục đoàn kết nhằm đạt các mục tiêu đề ra, nâng tầm hơn nữa thương hiệu nhà trường để UTH trở thành đơn vị hàng đầu trong công tác đào tạo trong lĩnh vực giao thông tại phía Nam cũng như cả nước. Đối với một số đề xuất, kiến nghị về cơ sở vật chất, mặt bằng, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, Bộ cũng sẽ sớm làm việc với các đơn vị chức năng, địa phương để hỗ trợ, giải quyết các kiến nghị của nhà trường.Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương phát biểu cảm ơn khi được đón tiếp Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải thăm và làm việc tại Trường. Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cam kết tiếp tục đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực giao thông vận tải và đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.