Saigon Heat vô địch vòng loại, xác định 2 cặp bán kết giải bóng rổ VBA 2023
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.Ca sĩ Mai Tiến Dũng: Đồng nghiệp lo lắng khi tôi ra nhạc thất tình
Lưu Kiền là một trong những xã miền núi, cách trung tâm H.Tương Dương 18 km. Xã có 957 hộ dân thì 92% là dân tộc thiểu số. Với xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, tuy nhiên, chính quyền và người dân trong xã đang nỗ lực để xây dựng nông thôn mới.
Tổng thống tiếp theo của Ấn Độ đã làm nên lịch sử như thế nào?
Bắt đầu từ năm 2025, hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị tăng mức xử phạt hành chính, bên cạnh đó còn có thêm các mức hình phạt bổ sung như trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) hoặc tước quyền sử dụng GPLX.Cụ thể, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168/2024) từ ngày 1.1.2025 (thời điểm Nghị định 168/2024 có hiệu lực), mức xử phạt với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông được chia thành 3 ngưỡng, gồm: nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở; vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở; vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.Trong đó, nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở bị phạt hành chính từ 2 - 3 triệu đồng với người điều khiển xe máy và 6 - 8 triệu đồng với người điều khiển ô tô. Ngoài ra, người vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng này còn bị trừ 4 điểm GPLX.Trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng với người điều khiển xe máy và 18 - 20 triệu đồng với người điều khiển ô tô. So với quy định trước đây tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt với hành vi này quy định tại Nghị định 168/2024 tăng từ 2 - 4 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng này còn bị trừ 10 điểm GPLX.Với trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở. Ngoài việc bị xử phạt từ 8 - 10 triệu đồng với người điều khiển xe máy, hay từ 30 - 40 triệu đồng với người điều khiển ô tô, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Mức phạt này được cho là khá cao nhưng thực tế, trong những ngày nghỉ Tết nguyên đán 2025, nhiều người vẫn chủ quan, dẫn đến việc vi phạm luật giao thông liên quan đến lỗi nồng độ cồn. Cụ thể, theo báo cáo nhanh của Cục CSGT Bộ Công an, trong ngày 31.1 (tức mùng 3 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông khiến 33 người chết và 52 người bị thương.Về công tác xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 4.814 trường hợp vi phạm; tạm giữ 62 xe ô tô, 2.222 xe mô tô, 34 phương tiện khác; tước 283 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 808 trường hợp. Trong đó, 2.012 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 974 trường hợp vi phạm tốc độ, 8 trường hợp vi phạm về ma túy, 27 trường hợp chở quá số người quy định… Riêng trên tuyến QL1A, lực lượng CSGT đã bố trí 152 ca, kiểm soát 6.600 phương tiện, qua đó phát hiện, lập biên bản xử lý 662 trường hợp vi phạm. Trong số này, có tới 203 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.Như vậy, có thể thấy dù mức xử phạt với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn khá cáo nhưng thực tế nhiều người vẫn vi phạm dẫn đến việc bị xử phạt.
Theo kế hoạch của T.Ư Đoàn, Diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" năm 2025, được tổ chức vào 14 giờ ngày 13.3 có chủ đề: "Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".4 nội dung trọng tâm của diễn đàn gồm: xây dựng thế hệ trẻ thời kỳ mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế; chống lãng phí và trách nhiệm của thế hệ trẻ; xây dựng Đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, hệ thống chính trị.T.Ư Đoàn cho biết, diễn đàn nhằm nắm bắt thông tin, hoạt động của đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước; tạo điều kiện để đoàn viên, thanh thiếu nhi bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến, sáng kiến của mình cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.Đồng thời, diễn đàn cung cấp thông tin, chia sẻ, định hướng hoạt động cho đoàn viên, thanh thiếu nhi về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ; các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.Bên cạnh đó, diễn đàn trao đổi, chia sẻ về kết quả triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nghị quyết trong các cấp bộ đoàn và tuổi trẻ cả nước; những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chủ đề công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và các sự kiện kỷ niệm lớn trong năm 2025.Chương trình được tổ chức trực tuyến và trực tiếp ở điểm cầu trung tâm tại TP.Hà Nội; điểm cầu tại các tỉnh, thành đoàn (các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc mở điểm cầu nối tới tất cả Đoàn cấp huyện, khuyến khích mở điểm cầu để Đoàn cơ sở theo dõi diễn đàn; điểm cầu tại nước ngoài (kết nối trực tuyến với các tổ chức Đoàn, Hội ở ngoài nước).T.Ư Đoàn vận hành website để tiếp nhận thông tin, đặt câu hỏi của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa chỉ: http://doithoai.doanthanhnien.vn. Thời gian bắt đầu tiếp nhận câu hỏi từ nay đến hết diễn đàn. Các câu hỏi, ý kiến, bình luận của đoàn viên, thanh niên được hiển thị trên website của diễn đàn. Đoàn viên, thanh niên có thể thảo luận, bình luận về các nội dung, chủ đề trực tiếp trên website.Diễn đàn được phát sóng trực tiếp tại các báo điện tử, trang cộng đồng trên mạng xã hội Facebook, YouTube của Đoàn, Hội, Đội và ứng dụng Thanh niên Việt Nam; các báo điện tử: Tiền Phong, Thanh Niên; các trang mạng xã hội Facebook: Cổng thông tin T.Ư Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn, Thông tin Chính phủ. Các kênh YouTube của Báo Thanh Niên, Báo Tiền Phong, Công tác Tuyên giáo; kênh Tiktok Công tác Tuyên giáo.Trong diễn đàn đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi có thể đặt câu hỏi qua website của diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội phát trực tiếp; ứng dụng Thanh niên Việt Nam. Các thông tin, giải đáp của Ban Bí thư T.Ư Đoàn đồng thời được trao đổi trực tiếp và trên website.Những câu hỏi chưa được trả lời trong diễn đàn sẽ tiếp tục được trả lời qua website http://doithoai.doanthanhnien.vn.
Du khách ngủ ở chân núi, bãi biển Dinh Cô chờ chiêm bái nghi thức rước long vị
Ngày 25.1, Trần Thị Thanh Thúy cùng CLB Gresik Petrokimia Pupuk chạm trán với CLB Bandung BJB Tandamata ở lượt trận thứ 6 cũng là lượt đấu cuối giai đoạn lượt đi của giải bóng chuyền nữ Indonesia (Proliga). Đây là trận đấu mà cựu thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy thi đấu ấn tượng. Không chỉ tấn công hiệu quả, Thanh Thúy còn hỗ trợ phòng ngự tốt với những pha bám chắn thành công. Tuy nhiên trong ngày các đồng đội thi đấu dưới sức, nhiều lần bắt bước một hỏng, chuyền hai phát động tấn công chưa tốt, một mình "cánh én" Thanh Thúy không thể mang lại "mùa xuân" cho CLB Gresik Petrokimia Pupuk. Trần Thị Thanh Thúy cùng các đồng đội CLB Gresik Petrokimia Pupuk giành chiến thắng 25/22 ở ván đầu sau đó để đối thủ thắng liên tiếp 3 ván còn lại với điểm số lần lượt là 22/25, 16/25, 13/25. Là người ghi điểm số nhiều nhất cho CLB Gresik Petrokimia Pupuk với 17 điểm nhưng Thanh Thúy ngậm ngùi rời sân sau trận thua ngược 1-3 trước đối thủ. Trận thua này khiến CLB Gresik Petrokimia Pupuk mà Thanh Thúy đầu quân đứng trước nguy cơ không phải lọt vào tốp 4 chung cuộc để đấu vòng bán kết. CLB Gresik Petrokimia Pupuk cần có những sự bổ sung kịp thời về lực lượng cũng như khắc phục điểm yếu nếu muốn cải thiện thành tích ở giai đoạn lượt về tại Proliga. Theo lịch thi đấu của giai đoạn lượt về, Trần Thị Thanh Thúy cùng CLB Gresik Petrokimia Pupuk lần lượt đối đầu với CLB Jakarta Popsivo Polwan (ngày 26.1), CLB Jakarta Pertamina Enduro (ngày 8.2), CLB Jakarta Elektrik PLN (ngày 9.2), CLB Bandung BJB Tandamata (ngày 14.2), CLB Jakarta Livin Mandiri (ngày 15.2) và CLB Yogya Falcons (ngày 21.2).