4 điểm cần lưu ý trước khi dùng Copilot AI trên iPhone
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.Đời thủy thủ - Bước chân trên sóng cả: Nữ thuyền trưởng cứu người trong mắt bão
Theo chuyên trang quân sự The War Zone, truyền thông Algeria tiết lộ các phi công Algeria đang được huấn luyện tại Nga để có thể tiêm kích và Algeria có thể nhận được những chiếc Su-57 xuất khẩu đầu tiên vào cuối năm nay. Giá trị đơn hàng và số lượng tiêm kích chuyển giao không được tiết lộ. Tập đoàn quốc phòng Rosoboronexport của Nga hôm 10.2 cho biết một đối tác nước ngoài sẽ nhận tiêm kích Su-57 trong năm nay. Chiếc tiêm kích thế hệ 5 của Nga cũng được giới thiệu tại triển lãm hàng không Ấn Độ diễn ra từ đầu tuần này. Giới chức Nga chưa bình luận về thông tin sẽ xuất khẩu Su-57 cho Algeria.Một số nguồn tin cho hay Algeria có thể nhận 6 chiếc Su-57 đầu tiên, song thông tin này chưa được xác thực. Trong khi đó, tốc độ sản xuất loại máy bay này cũng bị đặt dấu hỏi. Không quân Nga nhận ít nhất 6 chiếc Su-57 vào năm 2022, hơn 10 chiếc vào năm 2023 và chỉ khoảng 2 hoặc 3 chiếc vào năm ngoái, theo The War Zone. Các lệnh cấm vận Nga cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng lực sản xuất Su-57.Phiên bản xuất khẩu Su-57E được giới quân sự dự báo sẽ cắt giảm một số công nghệ, song mẫu phi cơ này nếu được trang bị cho Không quân Algeria thì vẫn sẽ trở thành sự bổ sung đáng chú ý khi so sánh với không quân các nước láng giềng châu Phi. Algeria cũng đang có trong biên chế các phi cơ của Nga như Su-30MKA, MiG-29, Su-24MK2, các trực thăng Mi-24 và Mi-28.Theo tài liệu của quân đội Nga, Su-57 có khả năng bay “gấp đôi tốc độ âm thanh” (tương đương 2.500 km/giờ), trần bay 20 km và bay được gần 3.000 km trước khi phải tiếp nhiên liệu, Newsweek cho hay.Chiếc tiêm kích còn được biết đến như “kho vũ khí trên không” khi có thể trang bị nhiều loại vũ khí phục vụ cho từng mục đích cụ thể. Su-57 có thể mang tên lửa không đối không R-77M có tầm bắn gần 200 km, bom, tên lửa đối đất (như Kh-69) hoặc tên lửa chống hạm. Tải trọng vũ khí của Su-57 lên đến 14 - 16 tấn, nhiều hơn so với các loại máy bay đối thủ nhờ thiết kế sử dụng vật liệu composite.
Israel đẩy mạnh tấn công khắp Gaza, ra lệnh sơ tán gấp ở miền bắc
Theo TechRadar, ngay trước thềm sự kiện Galaxy Unpacked, Samsung vừa tung ra một chính sách hậu mãi hấp dẫn dành cho người dùng điện thoại Galaxy.Theo đó, khách hàng đăng ký gói bảo hành 'Care Plus Theft and Loss' sẽ được sửa chữa màn hình nứt miễn phí không giới hạn số lần. Ưu đãi này áp dụng cho cả điện thoại, smartwatch và máy tính bảng Galaxy.Trước đây, người dùng phải trả 29 USD cho mỗi lần sửa chữa màn hình. Đây được xem là một thay đổi đáng kể, giúp người dùng tiết kiệm đáng kể chi phí, đặc biệt là khi tất cả thiết bị Galaxy đều sử dụng màn hình cảm ứng bằng kính, dễ bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng.Với Care Plus Theft and Loss, người dùng có thể yên tâm sử dụng thiết bị mà không lo lắng về chi phí sửa chữa màn hình. Dịch vụ được thực hiện ngay trong ngày tại hơn 700 địa điểm ủy quyền của Samsung. Ngoài sửa chữa màn hình miễn phí, gói Care Plus Theft and Loss còn mang đến nhiều lợi ích khác như:Việc Samsung tung ra ưu đãi hấp dẫn này ngay trước thềm sự kiện Galaxy Unpacked khiến nhiều người tin rằng đây là một chiến lược nhằm thu hút sự chú ý của người dùng vào dòng sản phẩm Galaxy S25 sắp ra mắt. Nhiều khả năng Samsung sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi kết hợp gói Care Plus Theft and Loss với Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra.Sự kiện Galaxy Unpacked sẽ diễn ra vào ngày 22.1. Trước đó, người dùng đã có thể đặt hàng trước các mẫu Galaxy S25 trên trang web của Samsung.
Cụ thể, J-League 1 được phát sóng miễn phí trên sóng HTV với bản quyền thuộc về Công ty Hữu Tín. Các trận đấu của J-League sẽ được phát sóng vào khung giờ chiều, khác với khung giờ của các giải đấu tại châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho khán giả Việt Nam có thể thưởng thức trọn vẹn. Đáng chú ý, khán giả cũng như những người làm chuyên môn có thể theo dõi màn trình diễn của Sandy Walsh, hậu vệ nhập tịch của đội tuyển Indonesia từng đối đầu đội tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026. Cầu thủ này vừa chuyển sang khoác áo CLB Yokohama F. Marinos, đội bóng hàng đầu xứ hoa anh đào. Đây cũng là đội bóng đang sở hữu tiền vệ Ryo Miyaichi, cầu thủ từng có khoảng thời gian khoác áo Arsenal (Anh). "Thành công của bóng đá Nhật Bản những năm gần đây là trái ngọt gặt hái từ nền móng được xây dựng cách đây 30 năm. Với việc đưa J1-League đến truyền hình Việt Nam, chúng tôi mong muốn đưa thêm một giải đấu chất lượng cao cho khán giả Việt Nam nói chung và cho bóng đá Việt Nam có cơ hội quan sát và học hỏi những thế mạnh của bóng đá Nhật Bản nói riêng. Chúng tôi cũng kỳ vọng J1-League sẽ là cầu nối giữa Việt Nam và Nhật Bản trong tương lai", ông Nguyễn Hoàng Duy, đại diện công ty Hữu Tín, chia sẻ xoay quanh việc sở hữu bản quyền J1-League. Nguyễn Đình Khôi – Trưởng Ban Thể dục Thể thao HTV, khẳng định: "HTV trong nhiều năm qua đang định hình lối đi riêng trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện. Giải bóng đá J-League của Nhật Bản rất phù hợp với định hướng trên, hứa hẹn là một sản phẩm thể thao độc đáo chưa từng có ở thị trường truyền thông Việt Nam. J-League vừa mới lạ vừa gần gũi với văn hóa bóng đá Việt Nam. Với cùng bản sắc bóng đá Á Đông, HTV hi vọng bản quyền J-League sẽ góp phần giúp bóng đá Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tiệm cận đỉnh cao bóng đá châu Á".Trong quá khứ, Lê Công Vinh, Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tuấn Anh, Đặng Văn Lâm… là những cầu thủ Việt Nam nổi bật từng chơi bóng tại Nhật Bản.
Nhận định AS Roma vs Ajax Amsterdam (2g sáng 16.4): 'Công làm' gặp 'thủ phá'
Sáng 30.12, Bộ Y tế phối hợp UBND TP.HCM, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức Lễ Phát động "Đăng ký hiến mô, tạng - Cho đi là còn mãi". Nối tiếp thành công lễ phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động ngày 19.5.2024 tại Hà Nội, sự kiện này đã lan tỏa ý nghĩa lớn trong cộng đồng, số lượng người đăng ký hiến tạng tăng cao.Tại lễ phát động, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cam kết với lãnh đạo trung ương sẽ đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện để tiến hành phát động đăng ký hiến mô tạng tại TP.HCM nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đồng thời, ông Mãi cho biết TP.HCM sẽ chỉ đạo ngành y tế, sở ngành các cấp triển khai công tác đồng bộ, tập trung cao cho công tác tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, nghiên cứu các chính sách, các hình thức tôn vinh để có thể động viên kịp thời các tổ chức, các cá nhân tham gia hiến mô, tạng.Việt Nam hiện đã làm chủ được chuyên môn, kỹ thuật công nghệ và tổ chức điều phối thực hiện ghép tạng. Nhưng hiện nguồn hiến mô, tạng từ người sau chết còn khan hiếm so với nhu cầu người bệnh được ghép. Tỷ lệ hiến tạng Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới, trong khi đó tỷ lệ ghép lại cao nhất khu vực Đông Nam Á với hơn 1.000 ca/năm. Dù số lượng được ghép cao như vậy nhưng danh sách những người chờ ghép tạng vẫn còn rất dài, có rất nhiều người không có tạng để ghép.Một người chết não hiến tạng có thể cứu sống 6 - 8 người, giúp cải thiện sức khỏe cho gần 100 người, giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình người bệnh và xã hội. Trung bình mỗi năm Việt Nam có từ 10 đến 12 ca hiến tạng sau khi chết. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, năm 2024, Việt Nam có 39 ca chết não gia đình đồng ý hiến tặng mô, tạng. Con số này chiếm gần 13% trong tổng số ca ghép tạng. "Đây được xem là số ca cao kỷ lục của Việt Nam tính từ trước đến nay. Tuy vậy, số ca này vẫn còn ít so với nhu cầu của người đăng ký nhận tạng, số ca chờ ghép tạng.Trong năm 2024, số ca được chẩn đoán chết não đến ngày 13.12 là 189 ca, có thể thấy số ca hiến còn quá khiêm tốn. So với các nước phát triển như Tây Ban Nha, Mỹ, Hàn Quốc có tỉ lệ hiến tạng khi chết não là 90% thì ở Việt Nam chỉ mới hơn 1%.", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.Để đạt được số ca hiến gọi là kỷ lục ở giai đoạn này, bên cạnh công tác truyền thông, các bệnh viện cần đẩy mạnh công tác tư vấn, vận động tại bệnh viện, thành lập tổ tư vấn để vận động tới gia đình khi phát hiện có bệnh nhân chết não tiềm năng. Theo Ban tổ chức, điều đặc biệt để tạo nên thành công là cần sự vào cuộc của cả cộng đồng xã hội, chung tay ủng hộ việc hiến tặng mô, tạng sau chết. Cần sự hoàn thiện về pháp luật để nguồn hiến mô, tạng phát triển trong thời gian tới.