Liên đoàn Thể thao điện tử Ả Rập Xê Út 'mở cửa' cho nữ giới
Thời gian qua, cử tri nhiều địa phương như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… đã gửi tới Bộ Tài chính đề nghị làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy nhằm tránh lãng phí; xem xét điều chỉnh quy định về mua loại bảo hiểm này theo hướng tự nguyện thay cho bắt buộc.Hồi đáp đề nghị của cử tri tỉnh Bình Phước mới đây, Bộ Tài chính vẫn đưa ra nhiều lập luận khẳng định sự cần thiết duy trì loại hình bảo hiểm này. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm, chi trả hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo việc bồi thường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, tránh trục lợi bảo hiểm.Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích thực tế có nhiều lý do khiến người sử dụng phương tiện giao thông không thiết tha với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy.Cụ thể hiện nay chưa có thủ tục cũng như cơ chế bắt buộc định kỳ chủ phương tiện phải mua loại bảo hiểm này giống như thủ tục đăng ký đăng kiểm của xe ô tô. Bởi vậy, chủ phương tiện không có động lực cũng như áp lực phải đi mua loại bảo hiểm này."Nhiều người mua một vài lần, không bị tai nạn nên không được nhận chế độ quyền lợi bảo hiểm, cảm thấy mua chỉ mất tiền, bởi vậy sau đó không mua nữa mà không biết rõ ý nghĩa của loại bảo hiểm này như thế nào.Ngoài ra, một số trường hợp mua của những người lừa đảo bán bảo hiểm giả, khi sự việc xảy ra không thanh toán được dẫn đến bức xúc, từ đó không mua nữa. Cũng có trường hợp gặp khó khăn, phiền hà khi thực hiện các thủ tục hưởng các quyền lợi chế độ bảo hiểm khi vụ việc tai nạn xảy ra nên có những phản ứng tiêu cực với loại bảo hiểm này", ông Cường nói. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, 11 tháng năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự là 736,9 tỉ đồng; ước tính chi phí bồi thường là 28,5 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng là 4%.Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Tú phân tích, so với các loại hình bảo hiểm khác, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy hiện nay là quá thấp, gần như chính sách không phát huy tác dụng. "Với mỗi người, số tiền chi ra để mua bảo hiểm xe máy không lớn nhưng với hàng chục triệu xe máy, số tiền cả nước thu về rất lớn. Đề xuất nên bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc cho dân được nhờ, giảm phiền hà cho người dân, ai thấy cần thiết thì mua", ông Tú nói.Theo ông Cường, trước đây, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, khả năng bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rất hạn chế. Việc quy định bắt buộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới là cần thiết để kịp thời khắc phục hậu quả thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra.Tuy nhiên, đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, với những vụ tai nạn giao thông ở mức độ ít nghiêm trọng, hòa giải thỏa thuận rất nhanh chóng. Mức tiền bảo hiểm trong các vụ tai nạn như vậy không nhiều, thủ tục thanh toán phức tạp nên rất ít nạn nhân nhận được tiền bảo hiểm trong quá trình điều trị hoặc khi sự việc mới xảy ra. "Thường thì khi nhận được tiền bảo hiểm, sự việc đã được giải quyết xong nên mất đi tính kịp thời và ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này", ông Cường nói.Trong trường hợp tai nạn giao thông mà đến mức hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng của nạn nhân, hoặc thương tích 61% trở lên, hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, vị luật sư cho biết, người vi phạm, gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự. Khi đó, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có thêm cơ chế từ bảo hiểm.Bày tỏ quan điểm đã tới lúc nên xem xét chuyển bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy sang hình thức tự nguyện, ông Cường nhấn mạnh: "Các số liệu thống kê cho thấy, số tiền chi trả cho người được hưởng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số tiền thu được. Nếu không điều chỉnh tỷ trọng này hoặc không chuyển sang thành loại hình bảo hiểm tự nguyện thì tính bất hợp lý ở loại bảo hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại".Siết phân lô, bán nền
Chiều 27.2, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 và công bố các chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chuyển đổi số (DTI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024. Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đánh giá cao công tác thi đua khen thưởng năm 2024 của thành phố. "Tinh thần đoàn kết, dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo của các cơ quan, đơn vị và người dân TP.HCM trong triển khai phong trào thi đua đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và góp phần tích cực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2024, TP.HCM đã triển khai hiệu quả phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, đồng thời chủ động tổ chức nhiều phong trào mang tính đột phá, đổi mới sáng tạo như 'Xây dựng nông thôn mới', 'Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau', xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm hoàn thành dự án Vành đai 3…", ông Nguyễn Văn Được cho biết.Những phong trào thi đua này rất phong phú, đa dạng, thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, gắn với chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được, thành phố còn đầu tư, thực hiện nhiều công trình, dự án có quy mô lớn và lối đi riêng, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân mà còn mang tính biểu tượng, khẳng định vị thế của TP.HCM trong quá trình hội nhập và phát triển.Công tác cải cách hành chính của TP.HCM cũng được ông Nguyễn Văn Được đánh giá là có nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện, gắn kết chặt chẽ chuyển đổi số."Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một vài địa phương chưa xem phong trào thi đua là động lực quan trọng để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, chỉ chú trọng khen thưởng. Cũng có những nơi, phong trào thi đua còn hình thức, lan tỏa chưa cao. Các phong trào liên quan đến môi trường, giao thông tuy đạt hiệu quả tích cực nhưng chưa bền vững, người dân vẫn còn bức xúc", ông Được nhận xét.Năm 2025 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cả nước, do đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn được đề nghị, các cơ quan đơn vị, quận, huyện, TP.Thủ Đức tiếp tục thực hiện tốt các quy định về thi đua, khen thưởng gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh."Mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao nhất để thực hiện sứ mệnh TP.HCM là đầu tàu kinh tế và tăng trưởng hai con số. Đồng thời, cùng với phong trào thi đua thường xuyên, cần phát động các phong trào thi đua đặc biệt, cao điểm, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, xã hội số…", ông Được nói.Về chuyển đổi số, năm 2025, ông Nguyễn Văn Được đề nghị, TP.HCM cần xây dựng hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030 và nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu đưa TP.HCM nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính; tỉ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt từ 95%..."Đây là các chỉ số phấn đấu hết sức khó khăn, đặc biệt là chỉ số PCI. Thành phố chúng ta đang ở mức trung bình, để vào nhóm 5 địa phương phải phấn đấu vượt bậc. Đây cũng là một trong những cải cách mạnh mẽ mà lãnh đạo TP.HCM quyết tâm thực hiện, đem lại niềm tin cho doanh nghiệp, đem lại sự đầu tư mạnh mẽ cho thành phố", ông Được nhấn mạnh.
Boeing tạm biệt 'Nữ hoàng bầu trời' 747
Các đội Indonesia và Thái Lan đều sẽ thiếu vắng nhiều trụ cột trên hàng tấn công ở SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, sau khi Ban tổ chức (BTC) của đại hội thể thao Đông Nam Á thay đổi độ tuổi dành cho các cầu thủ bóng đá nam tham dự SEA Games. Đáng chú ý, Thái Lan sẽ vắng 2 tiền đạo vừa thi đấu rất hay tại AFF Cup 2024, gồm Suphanat Mueanta và Teerasak Poeiphimai. Trong khi đó, Indonesia sẽ không có sự phục vụ của chân sút hay nhất SEA Games 32 năm 2023 Ramadhan Sananta. Những cầu thủ này năm nay vừa đúng 23 tuổi, lố đúng 1 tuổi so với quy định mới.Ngược lại, U.22 Việt Nam gần như sẽ giữ nguyên thành phần mạnh nhất mà chúng ta từng kỳ vọng. Đặc biệt, hàng tấn công của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik trong những ngày tới đây rất đáng gờm. Những ngôi sao tấn công trong lứa tuổi 22 của bóng đá Việt Nam gồm Đình Bắc, Vĩ Hào, Văn Trường, Quốc Việt, Đức Việt, Thanh Nhàn đều đủ điều kiện tham dự SEA Games 33.Đây cũng là những gương mặt từng thi đấu tốt tại các giải U.23 châu Á 2024 và U.23 Đông Nam Á 2023. Về mặt cá nhân, những cầu thủ này đã chứng minh được năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Còn về mặt đồng đội, họ ăn ý với nhau, nhờ được cùng nhau thi đấu nhiều giải như đã nêu ở trên.Hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam vừa có thể hình tốt, vừa giàu kỹ thuật. Nhóm các cầu thủ có thể hình tốt trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trường (1,82 m), Bùi Vĩ Hào (1,81 m) và Nguyễn Đình Bắc (1,80 m). Còn nhóm các cầu thủ giàu kỹ thuật có Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Đình Bắc.Tốc độ cũng là một điểm mạnh khác nơi hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam hiện nay. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thanh Nhàn nổi tiếng là những cầu thủ có tốc độ xuất phát cao, có thể tăng tốc vượt qua qua đối thủ ở thời điểm đối phương mất tập trung.Từ những nhân sự như thế này, HLV Kim Sang-sik có thể bố trí các phương án tấn công khác nhau cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ông Kim Sang-sik có thể cho các học trò chơi phối hợp nhóm nhỏ, dựa vào kỹ thuật của các cầu thủ. Có thể cho toàn đội chơi bóng dài và bóng bổng, dựa vào thể hình tốt của những cầu thủ tấn công như Văn Trường, Vĩ Hào và Đình Bắc. Ngoài ra, khi cần U.22 Việt Nam có thể khai thác các tình huống cố định. Trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, chúng ta có Khuất Văn Khang là cầu thủ đá phạt rất tốt, anh có thể giúp các pha bóng cố định của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu Khuất Văn Khang được trả về đúng vị trí sở trường tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật của hàng tấn công đội U.22 Việt Nam sẽ được nâng lên, vì Khuất Văn Khang là dạng cầu thủ giàu kỹ thuật.Chi tiết khác không thể không nhắc đến, tất cả các ngôi sao tấn công của U.22 Việt Nam đều đang chiếm được chỗ đứng nhất định ở CLB mà họ đang khoác áo. Vĩ Hào, Văn Khang dần trở thành trụ cột ở các đội Bình Dương, Thể Công Viettel, Văn Trường, Đình Bắc là quân bài chiến lược tại Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội, Quốc Việt, Đức Việt có suất thi đấu chính thức ở Ninh Bình, còn Thanh Nhàn cũng có được vị trí tương tự ở CLB PVF-CAND. Việc được thi đấu thường xuyên ở sân chơi chuyên nghiệp (V-League, hạng nhất) sẽ giúp cho các cầu thủ giữ được sự ổn định trước SEA Games.
Theo Đài NBC News, lễ nhậm chức của các tổng thống tại Mỹ là một sự kiện trọng đại và hầu hết chi phí đều từ nguồn đóng góp cá nhân, còn ngân sách chi trả cho công tác an ninh.Trong khi khó ước tính chính xác chi phí của một buổi lễ nhậm chức, thông tin công khai về những khoản tài trợ cá nhân đã đủ để thể hiện quy mô của sự kiện. Lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào hôm nay 20.1 có chi phí cao nhất trong lịch sử Mỹ. Đội ngũ của ông đã nhận đóng góp hơn 200 triệu USD cho sự kiện này. Nổi bật trong số những bên đóng góp cho lễ tuyên thệ của ông Trump, ở mức 1 triệu USD có Boeing, Google, Hyundai, Microsoft, Amazon, Uber, Ford, Toyota Motor Bắc Mỹ, General Motors, Meta, Delta Airlines và nhiều cá nhân, tổ chức khác.Để so sánh, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã gây quỹ 62 triệu USD từ các tỉ phú và những tập đoàn như Lockheed Martin và Boeing cho lễ nhậm chức năm 2021. Sự kiện diễn ra với quy mô đám đông giới hạn do đại dịch Covid-19 và vụ người biểu tình xông vào Điện Capitol 2 tuần trước đó. Tại lễ nhậm chức nhiệm kỳ 1 vào năm 2017, ông Trump cũng lập kỷ lục về chi phí vào thời điểm đó với ước tính 106 triệu USD, trong đó khoản quyên góp lớn nhất là 5 triệu USD thuộc về ông trùm casino Sheldon Adelson.Vào năm 2013, lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của ông Barack Obama nhận được khoảng 43 triệu USD, còn lễ nhậm chức nhiệm kỳ 1 của ông vào năm 2009 nhận được khoảng 53 triệu USD. Trước đó, cựu Tổng thống George W. Bush nhận đóng góp 40 triệu USD cho lần nhậm chức thứ 1 vào năm 2001 và 42,3 triệu USD cho lần nhậm chức thứ 2 vào năm 2005. Về phần mình, cựu Tổng thống Bill Clinton nhận khoảng 33 triệu USD cho lễ nhậm chức lần 2 vào năm 1997. Lễ nhậm chức lần 1 của ông vào năm 1993 đã nhận đóng góp hơn 2,5 triệu USD, bên cạnh 17 triệu USD tiền vay không lãi suất, được trả lại bằng tiền thu được từ việc bán đồ lưu niệm và doanh thu truyền hình.
Đề xuất không được bán mèo con trước 8 tuần tuổi: Bác sĩ thú y nói gì?
Theo chuyên trang định giá chuyển nhượng Transfermarkt, giá trị của Nguyễn Xuân Son hiện tại là 700.000 euro (khoảng 18,2 tỉ), được cập nhật vào ngày 17.1.2025. Đây cũng là con số cao nhất trong sự nghiệp thi đấu của Xuân Son tính đến thời điểm này.Có thể nói, bước ngoặt mang đến sự thay đổi về giá trị của chân sút gốc Brazil chính là việc nhập tịch Việt Nam và đăng quang chức vô địch AFF Cup 2024. Trước đó, ở lần gần nhất cập nhật, giá trị của Nguyễn Xuân Son trên trang Transfermarkt là 500.000 euro.Nguyễn Xuân Son hiện là cầu thủ có giá trị cao nhất đội tuyển Việt Nam. Người đứng thứ hai trong danh sách này là Nguyễn Filip. Tuy nhiên, giá trị của thủ môn Việt kiều bị giảm, từ 550.000 euro xuống còn 500.000 euro. Tiền đạo Nguyễn Tuấn Hải được định giá 400.000 euro. Trong khi đó, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Quang Hải, Hồ Tấn Tài và Bùi Hoàng Việt Anh cùng có giá trị 350.000 euro.Hiện tại, Xuân Son vẫn đang trong quá trình nghỉ ngơi phục hồi chấn thương sau ca phẫu thuật thành công tại Bệnh viện Vinmec vào ngày 6.1. Sau ca phẫu thuật, Xuân Son sẽ tiếp tục chương trình tập luyện chủ động thân trên với thời gian tập và các bài tập được thiết kế tương đương với các bài tại CLB. Trọng lượng tạ sẽ được tăng dần, phù hợp với tiến độ hồi phục, đảm bảo duy trì sức mạnh cơ bắp trong suốt giai đoạn trị liệu, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho sự trở lại mạnh mẽ hơn sau chấn thương.Dự kiến vào tháng 9.2025, tiền đạo sinh năm 1997 sẽ trở lại sân cỏ. Để lấy lại phong độ và thể trạng tốt nhất, Xuân Son cần trải qua quá trình tập phục hồi, dự kiến chia thành nhiều giai đoạn. Theo một chuyên gia y học thể thao, việc tập phục hồi sẽ đóng vai trò cốt lõi trong quá trình bình phục chấn thương. Xuân Son có thể trạng rất tốt, cùng với quá trình điều trị được tính toán và theo dõi cẩn thận, chân sút của CLB Nam Định có cơ hội trở lại với 100% đẳng cấp vốn có.