Sâm Ngọc Linh 'lên' sàn thương mại điện tử, thu hút hàng nghìn lượt truy cập
Nhiều trọng tài V-League, hạng nhất còn trẻ từng tham gia làm nhiệm vụ ở các giải U.21, U.19 Thanh Niên đều rất háo hức có mặt tại giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam. Với họ, được điều hành các trận của giải sinh viên còn là dịp nâng cao bản lĩnh và tâm lý cầm còi, cầm cờ.Quy định mới về tách thửa có làm khó người dân?
Tỉ mẩn tạo hình con voi bên căn nhà dài truyền thống, nghệ nhân H'Huyên BHôk (49 tuổi) dừng tay mời chúng tôi vào nhà để tìm hiểu về nghề gốm cổ Yang Tao. Dưới chân nhà dài, những tạo hình như: con voi, con lợn, lọ hoa… đang được bà phơi dưới ánh nắng của ngày đông. "Trong làng tôi chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm Yang Tao, họ cũng đã già hết rồi, nếu tính nghệ nhân làm được gốm Yang Tao thì tôi là người trẻ nhất", bà H'Huyên BHôk nói.Bà H'Huyên BHôk cho hay, qua lời kể của bà cố, ngày xưa trong buôn người dân sinh sống không có các vật dụng sinh hoạt như chén, bát…, chỉ dùng lá chuối để đựng cơm. Từ đó, người xưa đã suy nghĩ và sáng tạo, tìm kiếm nguồn đất để nặn ra cái chén đầu tiên, đem đi nung thành công, rồi tiếp tục làm các vật dụng lớn hơn như sành đựng nước, chóe đựng gạo. Thời điểm đó, người dân trong buôn học hỏi lẫn nhau và tự tạo ra các vật dụng riêng để sử dụng trong gia đình."Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với bề trên, người sáng kiến đã đặt ra rất nhiều quy tắc khi làm gốm Yang Tao, người vi phạm quy tắc sẽ bị bề trên khiển trách", bà H'Huyên BHôk kể và tiếp lời: "Ngày trước, chỉ có phụ nữ làm gốm, đàn ông trong buôn không được làm vì chế độ mẫu hệ. Độ tuổi mà con gái được làm gốm phải từ 17,18 tuổi, chưa có chồng. Trước khi đi lấy đất, con gái không được tiếp xúc với con trai, không trùng ngày 'đèn đỏ', nếu vi phạm sẽ bị run tay chân, không tìm thấy đường về nhà".Nghệ nhân H'Lưm Uông (63 tuổi), nhà ở bên cạnh và là người chỉ dạy cho bà H'Huyên BHôk làm gốm, vừa nằm viện về, tay chân vẫn còn yếu do bị tai biến (hồi tháng 6.2024), nhưng nỗi nhớ nghề vẫn hằn sâu trong đôi mắt của bà. "Bị thế này, mẹ (tôi) cũng nhớ nghề lắm, tay chân cứ khó chịu. Hằng ngày, chỉ có thể ngồi trong nhà dài nhìn H'Huyên BHôk làm gốm, mong mau khỏi bệnh để lại tiếp tục làm gốm như ngày xưa. Từ những năm 1990, chén bát hiện đại từ nơi khác về nên buôn này chỉ còn vài người làm gốm…", bà H'Lưm Uông chia sẻ.Giọng trầm buồn, nghệ nhân H'Huyên BHôk và H'Lưm Uông kể lại khoảng hơn chục năm trước, trong một lần đi bán gốm Yang Tao ở H.Cư Mgar (Đắk Lắk), chiếc xe chở mọi người không may bị lật ở giữa đèo, bà H'Huyên BHôk bị chấn thương ở vùng đầu, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng cũng từ đây, người dân trong buôn không còn đi bán gốm ở xa nữa (vì sợ gặp tai nạn) mà chỉ làm các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Rồi theo xu hướng phát triển, gốm thủ công không cạnh tranh được với gốm công nghiệp, nên người làm gốm trong buôn ít dần, chỉ còn 5 – 6 người giữ nghề đến ngày nay.Năm 2008, bà Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) đã đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk) để động viên, hỗ trợ cho bà con giữ lấy nghề gốm cổ lâu đời trong vùng. Các nghệ nhân và người làm gốm cổ ở Yang Tao luôn ghi nhớ rằng, nếu không có TS Lương Thanh Sơn thì nghề gốm đã mất đi.Bà Sơn cho hay những năm trước 2008, bà đã nghiên cứu và đề xuất các dự án phục hồi các làng nghề truyền thống của người Ê Đê, người M'nông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, bà xin được nguồn vốn cho dự án phục dựng nghề làm gốm của người M'nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk). Thời điểm này, tại buôn có mở một lớp dạy nghề làm gốm cổ khoảng 15 – 20 người, trong đó có 3 nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" của địa phương."Qua thời gian làm văn hóa, gắn bó với người dân tại các buôn làng, điều mà tôi đau đáu đến bây giờ là làm sao tạo được nguồn thu, đầu ra cho các sản phẩm gốm Yang Tao của bà con. H.Lắk là vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là khu du lịch hồ Lắk, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm gốm cổ Yang Tao gửi đến tay du khách thập phương", bà Sơn nói.Bà Sơn cho biết thêm, theo thông tin từ một người nghiên cứu (Bỉ) do bà hướng dẫn, sản phẩm gốm cổ Yang Tao đã hiện diện tại Bảo tàng Anh. Trong lần trở lại Dơng Bắk cách đây không lâu, các nghệ nhân (nay già yếu nhưng bàn tay của họ chưa bao giờ biết mỏi) cũng khoe với bà, gốm Yang Tao đã được du khách từ các công ty du lịch lữ hành đến tham quan và tìm mua. Từ đó, cũng tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con duy trì với nghề.Trao đổi với Thanh Niên, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M'nông ở xã Yang Tao (H.Lắk, Đắk Lắk). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để gốm cổ Yang Tao được hồi sinh.
Để tránh quên lịch tiêm vaccine cho con, nhiều phụ huynh chọn dịch vụ tiêm trọn gói
Tết này, bước sang tuổi thứ 10, Dương Gia Bảo, học sinh lớp 5 Trường quốc tế Á Châu - Asian School (cơ sở Nguyễn Văn Hưởng), đã có bề dày kinh nghiệm thi đấu và đạt nhiều giải thưởng cờ vua ấn tượng. Chính niềm đam mê dành cho cờ vua đã thôi thúc Gia Bảo không ngừng nỗ lực rèn luyện và gặt hái nhiều thành tích ấn tượng.9 huy chương từ các giải thi đấu và mỗi huy chương là một minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của Gia Bảo và cũng là động lực để cậu bé tài năng tiếp tục học tập, rèn luyện.Kể về hành trình đến với môn thể thao trí tuệ, Gia Bảo cho biết, khi đang học lớp 2 tình cờ xem một video về cờ vua và bắt đầu đam mê theo đuổi các quân cờ. Bảo tự tìm tài liệu để tập luyện, đồng thời đăng ký tham gia CLB Cờ vua Sài Gòn để rèn luyện kỹ năng chơi cờ.Bên cạnh thành tích nổi bật, Gia Bảo còn lan tỏa niềm đam mê cờ vua đến các bạn cùng lớp. Niềm đam mê và sự nhiệt tình của Gia Bảo là nguồn cảm hứng cho các bạn, khơi dậy tinh thần học hỏi và rèn luyện bản thân.Với nền tảng tiếng Anh vững vàng, Gia Bảo tự tin tham gia các giải đấu cờ vua quốc tế và giao tiếp tốt với bạn bè từ nhiều quốc gia khác nhau. Đồng thời, đây cũng là công cụ giúp em tìm hiểu, tham khảo những chiến thuật và lối chơi cờ vua qua các video tiếng Anh để học hỏi thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng thi đấu và gặt hái được nhiều thành công trong các giải đấu. "Học tập hàng ngày không chỉ giúp con nâng cao trình độ tiếng Anh mà còn phát triển niềm đam mê cờ vua, bồi dưỡng kỹ năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề", Gia Bảo chia sẻ.Gia Bảo luôn ý thức được tầm quan trọng của việc học và rất chăm chỉ học tập. Nhờ vậy, em luôn đạt thành tích cao trong lớp. Sở thích chơi cờ vua của Gia Bảo không hề ảnh hưởng đến việc học mà ngược lại còn giúp em tư duy logic hơn, rèn luyện tính kiên nhẫn và khả năng giải quyết vấn đề. Nhờ biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, Gia Bảo có thể vừa thỏa mãn đam mê cờ vua vừa hoàn thành tốt việc học tập. Em là tấm gương về tinh thần ham học hỏi, rèn luyện bản thân và theo đuổi đam mê.Đặc biệt, Gia Bảo rất năng nổ nhiệt huyết tham gia các hoạt động ngoại khóa như: Ngày hội thể thao Sports Day, Lễ hội trò chơi dân gian, chiến dịch tái chế From Trash to Treasures, cuộc thi Talent Seeking Contest…Mang trong mình hai ước mơ lớn là trở thành siêu kiện tướng cờ vua quốc tế và nhà khoa học, Gia Bảo đang không ngừng học tập và nỗ lực rèn luyện để hiện thực hóa ước mơ của mình."Con sẽ luôn giữ vững đam mê, tiếp tục học giỏi và gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa trong tương lai", Gia Bảo chia sẻ.Thành tích nổi bật của Dương Gia Bảo trong các kỳ thi đấu cờ vuaHuy chương bạc Hội khỏe Phù Đổng TP.HCM 2023.Huy chương đồng Hội khỏe Phù Đổng TP.Thủ Đức 2023.Huy chương bạc giải RoyalChess Tournament 2023 Autumn.Huy chương vàng giải cờ vua Nhanh Chớp I-CHESS 2023.Huy chương vàng giải HCM CHESS 2023.Huy chương bạc giải HCM CHESS 2024.Huy chương vàng giải Parent Love Chess lần 10 - 2024.Huy chương đồng giải Passion Chess 2024.Cúp vô địch và huy chương vàng giải V-CHESS 2024.
Theo UBND H.Quế Sơn, thời gian qua, địa phương tập trung tập trung hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại 4 cho TT.Đông Phú như hạ tầng đô thị, kiến trúc cảnh quan, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp…Việc điều chỉnh quy hoạch chung TT.Đông Phú phù hợp với phát triển đô thị loại 4 đã được UBND huyện thống nhất với định hướng mở rộng về phía Nam, quy hoạch bài bản các cụm làng nghề, các cụm công nghiệp thu hút nhà đầu tư.Đồ án quy hoạch xây dựng vùng phát triển H.Quế Sơn đến 2030 được UBND tỉnh Quảng Nam thông qua khẳng định, Quế Sơn với trung tâm là Đông Phú có hệ thống giao thông kết nối hoàn thiện.Trung tâm H.Quế Sơn là TT.Đông Phú có dư địa lớn về đất đai và tiềm năng phát triển kinh tế. Hiện nay tỷ lệ lấp đầy ở các KCN đạt 70%, với lợi thế về quỹ đất công nghiệp và nguồn lao động dồi dào phục vụ các ngành may mặc, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến nông lâm sản… thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm.Hiện nay, hạ tầng của TT.Đông Phú cơ bản hoàn thiện, với hệ thống các khu hành chính và dân cư bài bản. Đặc biệt, dự án Khu phố chợ Đông Phú được chính quyền địa phương xác định là đô thị mới, tạo động lực để TT.Đông Phú hoàn thành các tiêu chí trở thành đô thị hành chính cấp huyện lớn nhất ở phía Tây Bắc Quảng Nam, kết nối các huyện thị Quế Sơn, Hiệp Đức, Thăng Bình, Tam Kỳ.Công ty CP Xây dựng và Thương mại 591, chủ đầu tư Khu phố chợ Đông Phú cho biết, dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng vào tháng 9.2025 như cam kết với UBND tỉnh.Theo ông Nguyễn Thành Danh, đại diện đơn vị phát triển dự án Khu phố chợ Đông Phú, trong bối cảnh thị trường BĐS Quảng Nam bị khan hiếm nguồn cung đất nền, thì đây được xem là dự án kiểu mẫu, với pháp lý rõ ràng minh bạch, nhiều tiềm năng nên đang nhận được sự quan tâm của thị trường, nhất là thị trường Hà Nội.Mới đây, tại cuộc tiếp doanh nghiệp định kỳ tháng 12.2024, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết địa phương có nhiều giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn để dự án Khu phố chợ Đông Phú hoàn thành đúng tiến độ cam kết, đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ kế hoạch phát triển của H.Quế Sơn mới và quy hoạch chung của Quảng Nam.
Đừng bỏ lỡ Trăng Hồng, cuộc giao hội kỳ thú của các hành tinh trên bầu trời tháng 4
Tháng 12.2024, tại Đồi Bù, H.Chương Mỹ, TP.Hà Nội, chị Mai đã cùng con chó tên Chopper thực hiện màn bay dù. Chopper thuộc giống chó Shiba (Nhật Bản).Theo chị Mai, Chopper sở hữu tinh thần dũng cảm, sự nhanh nhẹn và bản tính mạnh mẽ. Những đặc điểm này khiến Chopper trở thành người bạn đồng hành lý tưởng trong mỗi chuyến đi của chị Mai. Khi quyết định thực hiện màn bay dù này, chị Mai không chỉ muốn thử thách bản thân mà còn mong muốn Chopper được trải nghiệm cảm giác bay cùng chủ, nhìn ngắm cảnh quan từ trên cao."Chopper đã đồng hành với mình trong rất nhiều thử thách, từ leo núi đến khám phá những miền đất mới. Với mình Chopper là một người bạn không thể thiếu trong những cuộc hành trình khám phá vùng đất mới. Màn bay dù này chỉ là một trong những trải nghiệm đặc biệt mà mình muốn cùng Chopper trải nghiệm”, chị Mai nói.Mặc dù đây là lần đầu tiên Chopper tham gia hoạt động này, nhưng theo chị Mai, con chó này đã tỏ ra cực kỳ tự tin và bình tĩnh. Điều này không có gì ngạc nhiên vì Chopper vốn dĩ là một chú chó ưa mạo hiểm, với quá trình luyện tập thể lực và các bài huấn luyện nghiêm túc của chị Mai."Trước khi thực hiện chuyến bay, mình đã chuẩn bị cho Chopper một chiếc đai bảo vệ an toàn. Mặc dù người hướng dẫn khuyến cáo rằng thú cưng có thể sẽ lo lắng khi bay, nhưng mình hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của Chopper. Vì Chopper đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn trước đó, chẳng hạn như chinh phục các đỉnh núi cao”, chị Mai nói.Chopper không chỉ là một chú chó bình thường mà còn là một người bạn đặc biệt của chị Hà Mai. Được nhận nuôi vào tháng 5.2022, Chopper là con chó nhỏ và có phần yếu nhất trong đàn. Tuy nhiên, nhờ sự chăm sóc, huấn luyện của chị Mai, con chó này đã trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời trong mọi chuyến đi, đặc biệt là chinh phục những ngọn núi cao.Đến thời điểm hiện tại, Chopper đã cùng chị Mai chinh phục 10 ngọn núi cao ở phía bắc như: đỉnh Sa Mu U Bò và Tà Xùa (Sơn La), đỉnh Nhìu Cồ San (tỉnh Lào Cai)... Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất giữa chị Mai và Chopper là leo Putaleng (tỉnh Lai Châu), vào một buổi sáng mùa đông, khi băng qua rừng tre, trúc, để chinh phục đỉnh núi vào tháng 3.2024."Chúng mình xuất phát từ 4 giờ sáng, khi trời vẫn tối như mực, với mục tiêu lên đỉnh núi để kịp ngắm bình minh. Sự hiện diện của Chopper khiến mình cảm thấy an tâm và dũng cảm hơn rất nhiều. Đó là một chuyến đi tuyệt vời, với ánh trăng lãng mạn và khoảnh khắc chạy đua với mặt trời”, Chị Mai nhớ lại.Việc leo núi đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chuyến đi của chị Mai và Chopper. Chú chó này được chị Mai huấn luyện để duy trì thể lực tốt và luôn sẵn sàng cho mọi thử thách, từ việc chạy bộ mỗi sáng. Tối đến học các hiệu lệnh giúp nghe lời chị Mai."Chopper rất thích leo núi và là người bạn đồng hành tuyệt vời. Mình không nuôi Chopper theo kiểu chiều chuộng mà tập trung vào việc huấn luyện kỷ cương và sự thích nghi. Vì thế, Chopper rất độc lập, dũng cảm và thích khám phá”, chị Mai chia sẻ.