Học sinh Việt Nam đầu tiên nhận học bổng toàn phần hơn 6 tỉ đồng của UConn
Toyota Carnival là một trong nhiều chương trình trải nghiệm thực tế được Toyota tổ chức trong thời gian gần đây. Những sự kiện như thế này sẽ mang đến cơ hội cho khách hàng được tiếp xúc, hiểu hơn về xe Toyota, về công nghệ xanh cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hướng tới cuộc sống xanh trong tương lai.Chợ quê ngày 28 tết, người bán nhiều hơn khách mua
Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hướng tới tăng trưởng xanh, dựa trên 5 trụ cột: Công nghiệp, dịch vụ du lịch, cảng biển - logistics, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đô thị hóa - đô thị thông minh. Để cụ thể hóa quyết tâm hướng tới tăng trưởng xanh, trong năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ký các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi xanh tỉnh Bình Định giai đoạn 2024 - 2030 và Ban Chỉ đạo thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng giai đoạn 2025 - 2030.Tỉnh Bình Định chọn hợp tác toàn diện với Tập đoàn Vingroup về thúc đẩy chuyển đổi xanh, trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh. Theo biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh được ký kết ngày 15.11.2024, ngoài hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện, tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin... Vingroup sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch xanh, công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, hạ tầng đô thị xanh, giao thông xanh và lối sống xanh tại Bình Định. UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi xanh, sử dụng ô tô, xe máy điện hoặc các loại hình giao thông xanh như: taxi điện, xe buýt điện…Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết tỉnh này đang tích cực triển khai chiến lược chuyển đổi xanh toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tỉnh Bình Định đang thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.Theo đó, giai đoạn 2022 - 2030, tỉnh Bình Định phát triển hạ tầng sạc điện, thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện, khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh. Đến năm 2040, từng bước hạn chế tiến tới dừng sử dụng ô tô, mô tô, xe gắn máy dùng nhiên liệu hóa thạch. Đến năm 2050 có 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh…Về giao thông đô thị, từ năm 2025, tỉnh Bình Định thực hiện 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt ít nhất 5%. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.Theo quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê duyệt, TP.Quy Nhơn có vai trò là trung tâm kinh tế biển tổng hợp của khu vực duyên hải Nam Trung bộ, là trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; có khu đô thị khoa học mang tầm cỡ quốc gia, với nòng cốt là Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) và Trung tâm AI…Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng định hướng xây dựng Bình Định trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn của các doanh nghiệp khoa học - công nghệ, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, là trung tâm về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng. Cụ thể, xây dựng, phát triển và phát huy hiệu quả của Khu đô thị khoa học Quy Hòa; ứng dụng AI và dữ liệu lớn (Big Data) cho các ngành kinh tế trụ cột, gắn với việc hình thành Trung tâm đổi mới sáng tạo cấp vùng khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên, các Viện nghiên cứu vật lý và thiên văn học theo Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ vũ trụ.Hiện đề án phát triển Khu đô thị khoa học Quy Hòa rộng 242 ha đang được triển khai tại TP.Quy Nhơn. Đây là khu đô thị khoa học đầu tiên của Việt Nam, đã có các dự án khoa học - công nghệ hoạt động, như: Trung tâm ICISE, khu Tổ hợp không gian khoa học, Công viên sáng tạo TMA, Công viên phần mềm FPT… Đặc biệt, Trung tâm ICISE là nơi duy nhất của Việt Nam đã đón tiếp hàng ngàn giáo sư, nhà khoa học từ nhiều quốc gia đến tham dự các hội thảo khoa học quốc tế, nghiên cứu và làm việc, trong đó có nhiều giáo sư đoạt giải Nobel.Tại TP.Quy Nhơn còn có dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - đô thị phụ trợ rộng hơn 93 ha, tổng vốn đầu tư 4.362 tỉ đồng, do Liên danh FPT Quy Nhơn làm chủ đầu tư, khởi công vào tháng 8.2024. Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - đô thị phụ trợ này sẽ tập trung vào các hoạt động thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng AI vào các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục và nông nghiệp. Đây là hạt nhân giúp Bình Định đạt mục tiêu là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ trong và ngoài nước.Theo ông Phạm Anh Tuấn, sau khi quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được phê duyệt, Bình Định xác định mở lần lượt các cánh cửa để tạo thành công cho sự phát triển kinh tế xã hội. Một trong những cánh cửa đầu tiên là phát triển AI, bán dẫn, an ninh mạng và nguồn nhân lực công nghệ. Những lựa chọn này không chỉ phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia mà còn đáp ứng nhu cầu cụ thể của tỉnh Bình Định trong việc xây dựng nền kinh tế hiện đại, cạnh tranh và bền vững, được đề cập trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ 20 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Định về phát triển khoa học công nghệ.Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn được coi là một nhiệm vụ chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Bình Định. Để đạt được điều này, Bình Định cần thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngành bán dẫn. Do vậy, cần chú trọng đến việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực chuyên môn cao trong lĩnh vực này, đảm bảo sẵn sàng cho các dự án đầu tư lớn trong tương lai.Hiện tỉnh Bình Định đang xây dựng dự thảo Đề án Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, AI, an ninh mạng; tăng cường giáo dục STEM trong các trường học và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Bình Định sẽ đào tạo và thu hút khoảng 7.500 nhân lực (15% cả nước) có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, AI, an toàn thông tin. Trong đó, công nghiệp bán dẫn 3.000 nhân lực, AI 3.000 nhân lực, an toàn thông tin 1.500 nhân lực. Đồng thời, đào tạo nghề có trình độ cao đẳng cho khoảng 1.000 người có trình độ phù hợp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, AI, an ninh mạng tại các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Theo ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 đề ra mục tiêu phát triển Bình Định trở thành một trung tâm kinh tế mạnh, bền vững, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là khát vọng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định. Việc phát triển AI, công nghiệp bán dẫn và an ninh mạng là những bước đi quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu này, góp phần xây dựng tỉnh trở thành trung tâm công nghệ cao của miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.Bình Định đã bắt đầu nghiên cứu để áp dụng AI trong các lĩnh vực như: quản lý đô thị thông minh, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, trong y tế, nông nghiệp công nghệ cao… Tuy nhiên, để AI thực sự trở thành động lực chính cho sự phát triển, cần phải xây dựng một hệ sinh thái công nghệ mạnh mẽ, bao gồm việc đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu.Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, du lịch Bình Định đang được đầu tư, phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, là điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực với những nét đặc trưng riêng như: du lịch khám phá khoa học, du lịch gắn với võ cổ truyền, bài chòi dân gian Bình Định... với điểm nhấn là "Quy Nhơn - điểm đến hàng đầu của châu Á".Năm 2024, Bình Định là địa phương đầu tiên của Việt Nam đăng cai tổ chức rất thành công giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế Grand Prix of Binh Dinh 2024, bao gồm giải vô địch thế giới mô tô nước ABP Aquabike và giải vô địch thế giới thuyền máy công thức 1 (F1H2O). Liên đoàn Đua thuyền máy quốc tế (UIM) đã quyết định chọn Bình Định để tổ chức giải đấu F1H2O thường niên."Tỉnh Bình Định có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển trở thành trung tâm du lịch của khu vực, cả nước và vươn tầm châu Á. Bên cạnh việc khai thác bền vững, phát huy tiềm năng du lịch sẵn có, chúng tôi thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, kích cầu du lịch, dịch vụ, đặc biệt là tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế để thu hút đầu tư, phát triển du lịch", ông Phạm Anh Tuấn nói.
Cựu Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Tây Ban Nha bị bắt ngay tại sân bay
Ngoài Việt Nam, nhiều nước khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Singapore, Philippines... cũng rộn ràng đón Tết Nguyên đán. Dù truyền thống văn hóa khác nhau, mỗi nơi có thể chào đón năm mới âm lịch theo cách riêng, nhưng đều có điểm chung là hình ảnh gia đình đoàn tụ bên mâm cỗ ngày xuân và cầu chúc những điều may mắn, vạn sự hanh thông.Tết Nguyên đán tại Hàn Quốc được gọi là Seollal và là một trong những ngày lễ quan trọng tại quốc gia Đông Bắc Á.Tết Seollal là dịp bày tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên và người cao tuổi. Người dân Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống (hanbok), trẻ con cúi lạy tỏ lòng tôn kính với ông bà, cha mẹ, được lì xì và nhận những lời khuyên cho năm mới, trước khi cả nhà ăn các món truyền thống dịp năm mới. Tham gia các trò chơi dân gian cũng là một hoạt động phổ biến để chào mừng Seollal ở Hàn Quốc.Được gọi là Xuân Tiết, dịp tết âm lịch tại Trung Quốc tràn ngập sắc đỏ, từ đồ trang trí cho đến những bao lì xì, với mong muốn một năm mới an lành, may mắn. Vào đêm giao thừa, mỗi người thường tặng quà nhau, cùng thức để trải qua khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ và đón giây phút đầu tiên của năm mới. Mỗi người trong gia đình sẽ dành tặng nhau lời chúc và lì xì may mắn cho năm mới. Biểu diễn múa lân cũng là hoạt động phổ biến ở Trung Quốc vào dịp năm mới.Vào những ngày tết năm nay, Singapore tổ chức lễ hội mùa xuân với các sự kiện nổi bật như lễ hội hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao (từ ngày 27.1 - 5.2), lễ hội đường phố Chingay (từ ngày 7 - 8.2), cùng nhiều hoạt động khác. Người Singapore thường ăn bánh tang yuan (bánh trôi) với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình tặng nhau những bao lì xì màu đỏ để cầu chúc may mắn.Lễ hội đường phố Chingay năm nay sẽ diễn ra tại Singapore với chủ đề Niềm vui, là dịp để mọi người "chiêm nghiệm lại những trải nghiệm chung vượt qua ranh giới sắc tộc, ngôn ngữ và tuổi tác thông qua ẩm thực", theo ban tổ chức.Tại láng giềng của Singapore là Malaysia, lễ hội đường phố Chingay cũng diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán. Các thành phố Johor Bahru và Penang là những nơi tổ chức nhiều sự kiện đa văn hóa quan trọng. Dự kiến năm nay Malaysia và Singapore đều tưng bừng tổ chức lễ hội đường phố này do 2 nước đã lên kế hoạch đề xuất UNESCO công nhận sự kiện là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Cũng như các quốc gia đón Tết Nguyên đán khác, đây cũng là dịp để người dân ở Malaysia có dịp đoàn tụ, quây quần. Cùng với phong tục trang trí, múa rồng và họp mặt gia đình trong dịp tết, một phong tục độc đáo diễn ra vào ngày cuối cùng của lễ hội Chap Goh Mei (rằm tháng giêng) là việc những cô gái độc thân ném quả quýt xuống biển để cầu duyên.Từ năm 2012, Philippines chính thức công nhận Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn. Người dân Philippines vào dịp tết thường đi chùa hay nhà thờ để cầu cho một năm hạnh phúc, an lành và thịnh vượng. Nhiều người dân cũng xem đây là dịp đoàn tụ gia đình. Ngoài ra, khu phố Binondo ở Manila, còn gọi là phố Tàu, là nơi tổ chức nhiều lễ hội sôi nổi với các hoạt động múa lân, múa rồng và đốt pháo để chào mừng năm mới.
Ngày 15.3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh này vừa có văn bản cho phép Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina nuôi lợn thử nghiệm trở lại tại trang trại ở xã Tân Phúc (H.Lang Chánh, Thanh Hóa), với số lượng heo được nuôi là 50% (30.000 con) so với công suất thiết kế, trong thời gian khoảng 3 tháng.Sau thời gian phải tạm dừng chăn nuôi (từ ngày 30.7.2024) do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kéo dài, đến nay Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina đã bổ sung, hoàn chỉnh một số biện pháp trong xử lý mùi hôi từ quá trình chăn nuôi.Dù cho nuôi lợn trở lại, nhưng Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, và có thể sẽ bị dừng nuôi vĩnh viễn nếu tiếp tục để xảy ra ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu quá trình nuôi lợn, Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa để lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng không khí, hiệu quả xử lý của công trình xử lý khí thải, mùi hôi. Trường hợp có dấu hiệu bất thường về khí thải, mùi hôi chuồng trại gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh thì phải kịp thời khắc phục và chịu trách nhiệm trước quy định của pháp luật.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ tháng 8.2023, trang trại nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina dù mới nuôi thử nghiệm 30.000 con lợn (công suất 60.000 con lợn), nhưng đã gây mùi hôi thối khiến người dân xã Tân Phúc và vùng lân cận không thể chịu nổi. Nhiều lần người dân tập trung đến trước cổng trang trại để phản đối và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.Tình trạng ô nhiễm kéo dài, dai dẳng cho đến ngày 30.7.2024, khiến UBND tỉnh Thanh Hóa buộc phải yêu cầu tạm dừng chăn nuôi, buộc doanh nghiệp khắc phục sự cố môi trường, bổ sung, điều chỉnh hệ thống xử lý chất thải.Sau nhiều tháng khắc phục, mới đây, đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa và chính quyền địa phương đã kiểm tra lần cuối trước khi báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa cho doanh nghiệp này nuôi heo trở lại.Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trong lần trả lời ý kiến cử tri (tháng 7.2024) liên quan đến tình trạng các trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường đã chỉ rõ việc để xảy ra ô nhiễm ở trang trại chăn nuôi của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina trách nhiệm trước hết là của nhà đầu tư, tiếp đó là các cơ quan tham mưu của tỉnh. Khi đó, ông Tuấn cũng bày tỏ quan điểm trường hợp sau khi cho cơ hội khắc phục sự cố môi trường, nếu doanh nghiệp tiếp tục gây ô nhiễm sẽ chấm dứt chăn nuôi vĩnh viễn.Dự án trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho thuê đất từ tháng 7.2022, với tổng diện tích hơn 37 ha. Trong đó, gần 18 ha diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình nuôi lợn với quy mô nuôi 60.000 con lợn thịt mỗi năm; và hơn 19 ha còn lại để trồng rừng sản xuất.
Mỹ lần đầu đem SM-3 vào thực chiến khi đánh chặn tên lửa Iran
Bên cạnh công việc chính thức, vào mỗi dịp tết nhiều người còn duy trì thêm việc tay trái. Với nhiều người, công việc này vừa giúp họ thỏa mãn đam mê nhưng vừa có thể mang lại thu nhập gấp 2 - 3 lần mức lương từ công việc chính thức.Khi nhu cầu mua sắm các sản phẩm handmade về để trang trí, làm quà tặng tăng cao, thì đây chính là thời điểm mà nhiều bạn trẻ được dịp khởi nghiệp từ chính đôi tay khéo léo của mình. Gắn bó với công việc làm những chậu hoa chưng tết thủ công được 2 năm nay, chị Hoàng Thị Giang (32 tuổi), ngụ tại Q.tân Phú (TP.HCM), cho biết đây là công việc tay trái giúp chị kiếm thêm thu nhập. “Mình làm vì đam mê nhưng may mắn lại được khách hàng yêu mến và ủng hộ rất nhiều. Mình làm sản phẩm hoa handmade quanh năm nhưng bán được nhất là vào dịp tết. Hiện tại, mình có rất nhiều loại hoa để phục vụ nhu cầu chưng tết của mọi người, như: đào, mai, mẫu đơn, ly kép”, chị Giang cho hay.Chị Giang cho biết dù là công việc tay trái nhưng vào mỗi mùa tết có thể kiếm được số tiền gấp 2 - 3 lần tiền lương 1 tháng của công việc chính thức. Mỗi sản phẩm được chị Giang bán với giá từ 25.000 đồng - 3 triệu đồng. “Nếu là giá hoa lẻ thì từ 25.000 - hơn 100.000 đồng/cành, còn giá một chậu hay một bình hoa hoàn chỉnh thì dao động từ 200.000 - 1,2 triệu đồng. Bên cạnh đó nhiều khách đặt làm sản phẩm theo yêu cầu có giá từ 2 - 3 triệu đồng”, chị Giang nói. Hiện tại, dù chưa thể tổng kết tất cả sản phẩm đã bán ra trong dịp tết năm nay, nhưng chị Giang cho biết chỉ riêng loại mai chậu đã bán hơn 20 sản phẩm. Chậu nhỏ nhất có giá 750.000 đồng và to hơn 1 m thì có giá 1,2 triệu đồng. Thế nhưng, để kiếm được số tiền đó không phải là điều dễ dàng. “Vì số lượng khách đặt hàng nhiều nên mỗi ngày sau khi đi làm về mình đều thức làm đến 2 - 3 giờ sáng, không có thời gian rảnh. Hiện tại mình còn đơn hàng hơn 10 cây mai chưa trả cho khách. Năm ngoái mình có muốn thêm người phụ nhưng năm nay chỉ làm một mình nên bắt đầu từ bây giờ mình đã ngừng nhận những đơn ở xa vì sợ giao không kịp”, chị Giang chia sẻ. Tương tự, cũng kiếm được tiền triệu vào mỗi dịp tết nhờ làm hoa handmade, Lâm Kim Thy (29 tuổi), ngụ tại TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), chia sẻ: “Dù là công việc tay trái nhưng mình làm và bán quanh năm. Vào dịp tết, nhu cầu của khách hàng tăng cao nên mình có thể kiếm được khoảng 13 triệu đồng. Còn các tháng khác thì khách đặt trước mình mới làm, thu nhập thấp nhất rơi vào khoảng 4 triệu đồng”.Vào mùa tết, Thy chủ yếu làm hoa sen, mai, đào. Những sản phẩm này có thể được cắm trong bình hoặc trồng trong chậu. Một sản phẩm được Thy bán với giá từ 50.000 - 1 triệu đồng. Thy cho biết ban đầu chỉ làm hoa handmade để chưng trong nhà, nhưng vì thành phẩm làm ra khá đẹp nên thử bán và được mọi người ủng hộ khá nhiều nên đây trở thành công việc tay trái của cô nàng. “Mình xem hướng dẫn trên mạng rồi mua kẽm nhung về tập làm theo. Làm nhiều lần đến khi nào ra sản phẩm ưng mắt mới thôi. Tùy mỗi người sẽ thấy khó hay dễ, vì mình thích đồ handmade nên làm một cách say mê, không thấy khó. Để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận và chịu khó, kiên trì”, Thy cho hay.Trần Thị Hoài My (27 tuổi), ngụ tại H.Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), cho biết một chậu bon sai handmade được bán với giá từ 600.000 - 2 triệu đồng. Tuy nhiên, để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian. “Cần có sự tỉ mỉ, có tay nghề và kỹ thuật làm hoa handmade. Ngoài ra, phải chọn kẽm có chất lượng tốt thì thành phẩm mới đẹp”, My nói.Gắn bó với công việc làm hoa handmade được hơn 10 năm nay, chị Lương Ngọc Trinh (34 tuổi), ngụ tại xã Hòa Khánh, TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), cho biết làm đồ handmade cần sự tỉ mỉ và chịu khó. Theo chị, muốn làm ra sản phẩm đẹp và giống như thật thì phải đặt cái tâm và thả hồn vào sản phẩm. “Với hoa giấy mình phải tự nhuộm màu, sau đó cắt rồi uốn từng cánh và ghép chúng lại với nhau, vì làm thủ công 100% nên rất lâu. Nhưng bù lại những sản phẩm handmade có thể chưng được trong khoảng thời gian từ 5 - 7 năm”, chị Trinh nói. Chị Trinh cho biết kinh doanh sản phẩm hoa handmade quanh năm, ai thích hoa gì thì bán hoa đó. Với hoa kẽm nhung, chị bán với giá từ 50.000 đồng, hoa giấy từ 7.000 - 20.000 đồng/1 bông. Còn lẵng hoa thì từ 250.000 đồng trở lên.