Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em được triển khai đến tỉnh thành thứ 48
Tại phiên họp thường niên lần thứ 57 diễn ra tại Manila (Philippines), Ủy ban Bão quốc tế đã thảo luận và chấp thuận đề xuất của các quốc gia về việc loại bỏ tên bão đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng là 2 cơn bão Trà Mi và bão Yagi.Cơn bão Trami (bão Trà Mi) do Việt Nam đặt tên, đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các địa phương của Philippinnes; cơn bão Yagi (do Nhật Bản đặt tên) đã gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh phía bắc Việt Nam hồi tháng 9.2024, tên cơn bão này được 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đề xuất loại bỏ.Ông Hoàng Đức Cường, Phó cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết theo thông lệ, các nước thành viên (14 nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão ở Thái Bình Dương) sẽ cung cấp 10 tên để sử dụng xoay vòng, đặt tên cho các cơn bão.Trong một số trường hợp, các cơn bão được đặt tên gây thiệt hại nặng nề đến các nước thành viên thì họ có thể đề xuất không dùng tên cơn bão đó nữa và đổi sang tên khác. Đây là sự chia sẻ với các nước thành viên trong cộng đồng khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão gây ra. Trong trường hợp tên bão không bị loại ra khỏi danh sách thì sẽ được đặt lại theo chu kỳ, khi được dùng lại sẽ gợi lại tâm lý đau thương với người dân các nước bị thiệt hại.Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho hay, bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương gọi là "Hurricanes". Trong khi bão hình thành trên Thái Bình Dương gọi là "Typhoon"; bão hình thành trên Ấn Độ Dương gọi là "Tropical Cyclones".Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 - 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, việc đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.Các cơn bão trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, đến năm 1979 thì sử dụng cả tên của nam giới.Từ ngày 1.1.2000, các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban Bão của Tổ chức Khí tượng thế giới đề xuất.Trong đó, mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Từ đây, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn.Cạnh đó, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên. Đặc biệt, sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đề xuất tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy, danh sách tên bão không cố định và có bổ sung.10 tên cơn bão được Việt Nam đề xuất gồm: Sontinh (Sơn Tinh), Comay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), Lucbinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), Banglang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Trong đó, bão Trà Mi đã bị xóa tên và bão Sao La đổi tên thành Sao Biển.U.23 Việt Nam thoát hiểm nhờ vận son HLV Park Hang-seo?
Nam Phương có niềm yêu thích đặc biệt với môn sinh học và niềm đam mê với STEAM (Science - khoa học; Technology - công nghệ; Engineering - kỹ thuật; Art - nghệ thuật và Mathematics - toán học). Điều này có thể minh chứng bằng việc năm học 2022 - 2023, khi đang là học sinh (HS) lớp 9, Phương đạt giải ba kỳ thi HS giỏi cấp thành phố môn sinh học. Và từ năm học lớp 8 đến nay, năm nào nữ sinh cũng có đề tài đạt giải cấp thành phố kỳ thi Khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học. Những đề tài em nghiên cứu đều gần gũi, gắn liền với thực tiễn đời sống, sức khỏe HS, sức khỏe cộng đồng.Năm lớp 8, Nam Phương thực hiện đề tài "Nghiên cứu tác động của việc học trực tuyến đối với sức khỏe HS và phát triển một cẩm nang nhằm cải thiện sức khỏe thể chất cho HS tại TP.HCM". Đề tài được thực hiện sau thời gian học trực tuyến vì dịch Covid-19, Nam Phương chứng kiến trẻ em TP.HCM nói riêng và toàn thế giới nói chung đều phải học trực tuyến, từ đó có thể có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Đề tài này được trao giải nhì cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố HS trung học.Lớp 9, Nam Phương có đề tài "Nghiên cứu và tạo ra các giải pháp giáo dục lối sống lành mạnh cho HS thế hệ Z tại TP.HCM". Tới lớp 10, nữ sinh tiếp tục cải thiện đề tài này ở mức độ nghiên cứu chuyên sâu hơn. Trong đó, Nam Phương đã nghiên cứu, sau đó viết thành tập truyện tranh nội dung về sinh hoạt, thói quen của HS; những hiệu quả mang lại đối với những thói quen lành mạnh, những hậu quả không tốt với những thói quen xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Công trình được trao giải ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố HS trung học.Hiện tại, ở lớp 11, Nam Phương đang thực hiện đề tài "Nghiên cứu và chế tạo bộ lọc làm từ vật liệu tiên tiến của thế giới để cải thiện chất lượng không khí trong lớp học". Nghiên cứu trên giúp Nam Phương giành giải đặc biệt cuộc thi Ý tưởng sáng tạo năm học 2023 - 2024 cấp trường. Hiện đề tài cũng lọt vào vòng sơ loại cấp thành phố. Nữ sinh 16 tuổi chia sẻ: "Hiện nay, do hiện tượng nóng lên toàn cầu và chất lượng không khí bị suy giảm từ khí thải, ô nhiễm, sức khỏe của HS khi học cả ngày trong lớp bị ảnh hưởng nhiều. Em muốn tìm ra giải pháp cải thiện sức khỏe cho các bạn HS, cụ thể là thực hiện ngay tại lớp mà chúng em đang học".Không chỉ dừng lại ở những cuộc thi trong nước, nữ sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) còn nỗ lực tại nhiều sân chơi quốc tế. Tại kỳ thi Indonesia International IOT Olympiad (tạm dịch: Kỳ thi Olympic IOT quốc tế Indonesia) Phương tham dự với dự án mang tên "Tổng hợp Nanoparticle Fe3O4 như một nền tảng cho việc vận chuyển thuốc nhắm mục tiêu nghiên cứu thành phần chất dẫn thuốc ở mức độ rất nhỏ".Tại kỳ thi The 9th International Invention Innovation Competition in Canada, iCAN 2024 (kỳ thi Sáng tạo sáng chế quốc tế lần thứ 9 tại Canada) nữ sinh Việt Nam tham gia với dự án mang tên "Ứng dụng thiên địch sâu bệnh trong kiểm soát các loại sâu hại chính trên rau quả". Đây là đề tài thuộc lĩnh vực hóa sinh, nghiên cứu về các loại sâu bệnh ảnh hưởng đến ngành thực phẩm của Việt Nam.Trong vòng báo cáo Hội nghị toàn quốc về công nghệ sinh học năm 2024 tổ chức tại ĐH Huế, nữ sinh TP.HCM báo cáo dự án "Nghiên cứu về tác động của paracetamol đối với tế bào ung thư vú" để xem liệu loại thuốc giảm đau này có làm ung thư phát triển không. Đây là đề tài Nam Phương và các đồng tác giả thực hiện tại Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).Chia sẻ với PV Báo Thanh Niên, Nam Phương cho hay mơ ước của Phương là có cơ hội được thực tập và làm việc trong các viện nghiên cứu về tế bào học của các đại học lớn trên thế giới. "Ước mơ được học tập và nghiên cứu về tế bào gốc, trở thành nhà khoa học về lĩnh vực này góp phần cải thiện sức khỏe con người và cụ thể là giúp ích cho sự phát triển ngành sức khỏe tại Việt Nam luôn thôi thúc cho em không ngừng cố gắng mỗi ngày", nữ sinh lớp 11 bộc bạch.Điều đặc biệt, Nam Phương chính là chị gái của Lê Nam Long, bạn trẻ nhỏ tuổi nhất trong số 14 Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2023, sở hữu những thành tích khủng về môn toán, tin học, khoa học. Ngày 1.1.2024, khi được vinh danh, Nam Long đang là học sinh lớp 7 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.Hai chị em Nam Phương và Nam Long có cha và mẹ đều đồng hành cùng mình trong học tập và nghiên cứu khoa học vì đây là thế mạnh của gia đình cũng là ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của cả hai bạn. Chị Lê Thảo Trang, mẹ của Nam Phương và Nam Long, cho hay tùy mỗi độ tuổi của các con mà gia đình lựa chọn những kỳ thi hoặc những hoạt động nghiên cứu phù hợp để đảm bảo rằng các con được tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khoa học đúng quy chuẩn và phù hợp với năng lực, tính cách cũng như đam mê trong từng lĩnh vực của từng bạn. Điều quan trọng là không gây áp lực cho các con.Ví dụ như Nam Phương rất yêu thích ngành sinh học nên những đề tài lựa chọn cũng phần lớn hướng đến ngành công nghệ sinh học sau này. Với Nam Long, do có tư duy về khoa học tự nhiên như toán, lập trình nên những nghiên cứu khoa học cũng tập trung vào mảng lập trình, khoa học máy tính hay máy thông minh…Năm 2024, Nam Phương đạt danh hiệu Học sinh 3 tốt cấp thành phố. Nữ sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa còn giành nhiều thành tích tại các kỳ thi quốc tế. Như năm học lớp 9, Phương giành 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc ở World Scholar's Cup tại Dubai - UAE - kỳ thi tranh biện tiếng Anh quốc tế. Khi là học sinh lớp 10, Phương giành huy chương bạc kỳ thi Indonesia International IOT Olympiad tổ chức tại Jakarta. Nữ sinh cũng giành huy chương bạc môn toán và huy chương đồng môn khoa học tại kỳ thi NEO science Olympiad (Olympic khoa học NEO) tổ chức tại New York, Mỹ.Tại Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM lần 9 (ngày 4 và 5.11.2024), Nam Phương là đại biểu nhỏ tuổi nhất (16 tuổi). Nam Phương chia sẻ: "Được học tập trong ngôi trường mà bạn bè xung quanh đều là các HS tài giỏi, em luôn ưu tiên việc học tập trên lớp, sắp xếp hoàn thành bài vở trước tiên. Đối với những dự án, đề tài nghiên cứu khoa học luôn cần nhiều thời gian thực nghiệm, đo đạc số liệu, lấy mẫu… Do đó, không thể làm nhanh 1 - 2 tháng là xong mà là cả một quá trình, từ 4 - 5 tháng trở lên hoặc thậm chí cả năm học. Do đó, mỗi năm học, em chỉ chọn làm một đề tài. Trong suốt năm học đó, em sẽ theo sát sự hướng dẫn của thầy cô, các cố vấn khoa học và luôn bám theo tiến trình các chuyên gia đưa ra để hoàn thành đúng kế hoạch".
Trao hơn 107 triệu đồng bạn đọc giúp đỡ người phụ nữ khốn khổ
Sáng nay 15.1, tại phiên tòa xét xử vụ án Hạc Thành Tower, trong phần xét hỏi, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đầu tiên.Trước HĐXX, bị cáo Trịnh Văn Chiến nói rằng có 5 vấn đề ông không đồng ý với cáo trạng truy tố và cũng không đồng ý khi bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí."Tôi không biết thời điểm tính giá đất năm 2013 của dự án Hạc Thành Tower. Việc xác định giá đất 21 triệu đồng/m2 tôi đồng ý và giao anh Xứng (bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - PV) ký như cáo trạng nêu là không phù hợp. Cáo trạng nói tôi ký văn bản đồng ý chủ trương chuyển nhượng thì đây chỉ là chủ trương thôi, trong khi kết luận điều tra đã kết luận tôi ký chủ trương là đúng, không sai. Việc xác định giá hơn 45 triệu/m2 là không phù hợp. Việc xác định thiệt hại trong vụ án là hơn 55,8 tỉ đồng là không đúng", bị cáo Chiến nêu các vấn đề không đồng ý với cáo trạng truy tố ông.Về tội danh, bị cáo Chiến cho rằng, cáo trạng truy tố ông tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí là không đúng, bản thân chỉ "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".Khi nói về trách nhiệm của từng cá nhân, nhất là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, các phó chủ tịch UBND tỉnh, bị cáo Chiến đã viện dẫn từng khoản, từng điều rất rõ ràng để minh chứng cho bản thân "nhẹ tội" hơn, chứ không nặng nề như cáo trạng truy tố.Ông Chiến cho biết, năm 2013, khi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông đã ký quyết định giao nhiệm vụ phân công nhiệm vụ từng cá nhân. Trong đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng (thời điểm năm 2013), theo khoản 6 điều 4 về quy định nhiệm vụ thì được giao phụ trách lĩnh vực kinh tế - tài chính, giá cả và theo dõi chỉ đạo nhiều sở, trong đó có Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh. Về các lần bút phê vào việc xem xét giá đất dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Chiến cho biết, ông rất lăn tăn và cho rằng việc định giá 21 triệu đồng/m2 mà Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa trình cho ông xem xét khi đó là "có vấn đề", nên ông nhiều lần giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh xem xét, căn cứ theo quy định để trình lại hồ sơ."Văn phòng trình lên tôi giá giao đất. Tôi xem rồi bút phê làm rõ cơ sở thu 21 triệu đồng/m2. Nhưng văn phòng sau đó gửi lại vẫn 21 triệu đồng/m2. Đến lần thứ 3 văn phòng vẫn giữ nguyên giá 21 triệu/m2 để gửi tôi. Khi này tôi phê hoàn chỉnh hồ sơ gửi anh Xứng phê duyệt. Tiếp đó, lần 4 văn phòng vẫn gửi hồ sơ tôi xem là giá 21 triệu đồng/m2, và tôi đã đồng ý chủ trương", ông Chiến khai trước tòa.Bị cáo Chiến cũng cho rằng quá trình xem xét hồ sơ về định giá đất ông rất "phân vân", nên giao đi giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, với trách nhiệm tham mưu, thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật để trình lại."Văn phòng tổng hợp ý kiến các phó chủ tịch, thì khi đó ông Nguyễn Đức Quyền và Phạm Đăng Quyền (đều là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013) cho ý kiến đồng ý với giá 21 triệu đồng/m2, còn anh Việt (ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - PV) lúc đầu cũng chưa đồng ý, sau mới đồng ý. Riêng phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Hồi chỉ thống nhất về nguyên tắc, nhưng cáo trạng nói tất cả các phó chủ tịch đều thống nhất giá đất là không đúng"" bị cáo Chiến nói.Ông Chiến thừa nhận do ông không học lĩnh vực kinh tế tài chính mà học ngành trồng trọt nên trình độ, nhận thức về lĩnh vực định giá đất còn hạn chế.Khi được HĐXX cho phép đưa ra nhận định về quá trình xảy ra các sai phạm trong dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Trịnh Văn Chiến khẳng định rằng: "Tôi khẳng định, tôi, anh Xứng và một số cán bộ khi xử lý công việc đó không hề biết là sai quy định của pháp luật. Chúng tôi không có động cơ, mục đích, vụ lợi, không ai tham ô, tham nhũng, hối lộ. Chúng tôi làm việc đó như hàng ngàn vụ việc khác, đều vì sự phát triển của tỉnh".Bị cáo Chiến cũng đề nghị HĐXX xác định lại giá trị thiệt hại trong vụ án, vì mức thiệt hại được xác định là hơn 55,8 tỉ đồng là quá cao so với giá trị thực tế khi đó."Tôi thấy khi xác định thiệt hại, cần nghiên cứu lại xác định thiệt hại như nào cho phù hợp. Không thể nào chỉ trong thời gian 2 năm 9 tháng mà mà giá đất tăng hơn 2 lần, từ 21 triệu lên hơn 45 triệu đồng/m2", bị cáo Chiến nói.Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, gồm: cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến (64 tuổi); cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng (62 tuổi); Cù Đình Hiền (70 tuổi) và Bùi Văn Nam (55 tuổi; đều nguyên là Phó trưởng phòng Kinh tế - Tài chính, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa); Đinh Cẩm Vân (59 tuổi), cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Bá Hùng (58 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Xuân; Văn Xuân Hùng (65 tuổi), cựu Trưởng phòng Quản lý công sản - giá cả Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Mạnh Sơn (66 tuổi), cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã; Đinh Xuân Hướng (54 tuổi), cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã; Trần Công Tỏ (68 tuổi), cựu Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp Sở Tài chính Thanh Hóa; Ngô Đình Chén (68 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa.
"Tôi rất yêu Nam Định. Tôi đã có 3 năm sinh sống tại đây và cảm nhận được tình cảm người dân Nam Định dành cho mình. Bởi vậy, đón tết ở Nam Định là trải nghiệm rất đặc biệt. Tôi yêu mọi thứ nơi đây", Nguyễn Xuân Son trả lời Báo Thanh Niên chiều 25.1, khi đang cùng gia đình chuẩn bị đón năm mới tại nhà riêng ở Nam Định.Sau 3 tuần điều trị tại Bệnh viện đa khoa Vinmec (TP.Hà Nội), Xuân Son đã trở về nhà. Cầu thủ 28 tuổi nhận được sự tiếp đón nhiệt tình, nồng hậu của đông đảo người hâm mộ. Từ sáng nay, nhiều CĐV nhí đã đến nhà Xuân Son và nhận được những phong bao lì xì may mắn từ bà xã Marcele Seippel của cầu thủ này.Trong khi Xuân Son hoàn thành nốt các dự án cá nhân, Marcele dành thời gian để trang trí, dọn dẹp nhà cửa và mua hoa đón tết. "Vợ tôi làm tất cả mọi thứ. Cô ấy đã dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa để đón mùa xuân trọn vẹn", Xuân Son trải lòng. Ngôi nhà của tiền đạo đang chơi cho CLB Nam Định tấp nập người ra người vào từ chiều nay, khi rất đông người dân muốn đến gặp gỡ và chúc mừng năm mới với ngôi sao đã gồng gánh đưa đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á. "Năm nay là cái tết thứ 5 của tôi ở Việt Nam rồi. Song, cái tết năm nay đặc biệt hơn bởi tôi đã là công dân Việt Nam thực thụ. Điều đó rất ý nghĩa với bản thân tôi và gia đình", Xuân Son chia sẻ thêm. Chiều 25.1, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cùng đoàn công tác đã có mặt tại nhà tuyển thủ Nguyễn Xuân Son. Ông Dũng đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho Nguyễn Xuân Son vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc, góp phần giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Cạnh đó, ông Dũng đã lì xì, chúc mừng năm mới gia đình tuyển thủ Việt Nam.Cũng chiều nay, đại diện CĐV Nam Định đã có mặt để tặng những món quà truyền thống tết cổ truyền Việt Nam là bánh chưng cho gia đình Xuân Son.Phía đại diện hội CĐV Nam Định khẳng định người hâm mộ thành Nam luôn ở bên ủng hộ, động viên Xuân Son, chúc anh mọi điều may mắn và luôn mong chờ ngày Xuân Son tái xuất sân cỏ.Xuân Son đã thi đấu ở Việt Nam tròn 5 năm, từng khoác áo CLB Nam Định, CLB Bình Định và CLB Đà Nẵng. Mùa trước, anh tỏa sáng với 31 bàn thắng ở V-League, đưa đội Nam Định thẳng tiến ngai vàng. Xuân Son có quốc tịch Việt Nam hồi tháng 10.2024, sau đó được HLV Kim Sang-sik điền tên vào danh sách sơ bộ dự AFF Cup 2024.Tại đây, Xuân Son tỏa sáng rực rỡ với 7 bàn thắng vào lưới Thái Lan, Singapore và Myanmar, đưa đội tuyển Việt Nam lên ngôi vương.
Câu lạc bộ Tình nguyện sinh viên - nơi sẻ chia những yêu thương, ấm áp
Y Johnson Niê (hiện là sinh viên Trường ĐH Quốc tế Sài gòn) giành huy chương vàng ở hạng mục Men’s Physiques Novice (hạng mục cho những người tham gia thi đấu lần đầu, chưa có huy chương ở giải thể hình khác), góp phần khẳng định tài năng và sự nỗ lực không ngừng.Y Johnson Niê bắt đầu hành trình tập gym từ khi còn là học sinh bậc THPT. Lúc đó, chàng trai có vóc dáng nhỏ bé, thấp hơn so với bạn bè đồng trang lứa, dù đã tham gia nhiều môn thể thao. “Lúc đó mình chỉ nặng 60 kg”, Y Johnson Niê nói.Chính sự thiếu tự tin này đã thôi thúc Y Johnson Niê quyết tâm thay đổi hình thể. Nam sinh tập luyện theo những video hướng dẫn trên YouTube và được truyền cảm hứng từ những vận động viên thể hình nổi tiếng như: David Laid, Jeff Seid, Andrei Deiu...Mặc dù gặp nhiều khó khăn, có lúc cảm thấy mệt mỏi, nhưng Johnson vẫn kiên trì tập luyện hàng ngày. Chính những thay đổi về thể chất, sức khỏe và tinh thần đã giúp chàng trai duy trì đam mê với thể hình.Khi mới bắt đầu tập thể hình, Y Johnson Niê gặp không ít khó khăn, từ cơn đau nhức cơ bắp đến việc thiếu kỹ thuật trong các bài tập. Mới tập, cơ thể chàng trai chưa quen với cường độ luyện tập, khiến những cơn đau sau mỗi buổi tập trở thành thử thách lớn.Y Johnson Niê thường xuyên gặp phải vấn đề trong việc thực hiện đúng kỹ thuật, đặc biệt là với các bài tập như: squat và deadlift, dẫn đến nguy cơ chấn thương. Tuy nhiên, với sự kiên trì và quyết tâm, chàng trai đã không bỏ cuộc mà tìm cách học hỏi qua video, sách vở và từ những người có kinh nghiệm.Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng, Johnson dần cải thiện được kỹ thuật và sức bền, giúp tăng từ 60 kg lên 77 kg. Quá trình này không chỉ đòi hỏi chàng trai phải chăm chỉ luyện tập mà còn phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ cơ thể phát triển. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, nhưng chính sự kiên trì và không bỏ cuộc đã giúp Y Johnson Niê đạt được kết quả đáng tự hào.Tại giải ICN Natural 2024, Johnson nói rằng chế độ ăn và tập luyện được thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Chàng trai chọn các bài tập trên máy, sử dụng mức tạ vừa phải để tối ưu biên độ chuyển động và giảm thiểu chấn thương. Bên cạnh đó, Johnson duy trì chế độ cardio nhẹ nhàng 20 - 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.Về chế độ ăn, chàng trai ưu tiên các thực phẩm tươi và lành mạnh, hạn chế các món ăn chứa nhiều đường hay chiên xào. "Mình chỉ dùng một ít muối, dầu ôliu và tiêu bột để nêm nếm, giúp duy trì sự cân bằng trong chế độ dinh dưỡng", Y Johnson Niê nói.Kinh nghiệm thi đấu của Johnson chưa nhiều như các vận động viên khác, sau giải đấu thể hình nam sinh đã học được rất nhiều bài học quý báu. Một trong những điều quan trọng nhất mà Y Johnson Niê rút ra là luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng, kiên định và không ngừng học hỏi từ những người đi trước.Nam sinh cũng chú trọng việc giữ mối quan hệ cởi mở với cộng đồng thể hình, qua đó tiếp nhận và bổ sung những kiến thức mới giúp hoàn thiện bản thân.Mặc dù đã giành được thành tích đáng tự hào tại giải ICN Natural 2024, Y Johnson Niê khẳng định sẽ không dừng lại. Nam sinh sẽ tiếp tục phát triển kinh nghiệm, nâng cao kiến thức và cải thiện thể hình để tham gia vào các giải thể hình lớn hơn.“Môi trường thi đấu cho các vận động viên natural (tự nhiên) sẽ ngày càng phát triển, mang đến nhiều cơ hội hơn cho các tài năng trẻ trong và ngoài nước”, Y Johnson Niê nói.Bên cạnh đó, với nền tảng học vấn về marketing, Y Johnson Niê tin rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho sự nghiệp thể hình. Y Johnson Niê hiểu rằng marketing là một kỹ năng quan trọng hỗ trợ cho con đường phát triển bản thân và các cơ hội trong tương lai.Huấn luyện viên thể hình Huỳnh Trung Trực (25 tuổi), làm việc tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM), nhận xét: “Mình thường hỗ trợ Y Johnson Niê trong việc lên kế hoạch dinh dưỡng. Mình thấy Y Johnson Niê là chàng trai nhiệt huyết, nghiêm túc và có kỹ thuật tập luyện tốt. Dù bận việc học nhưng vẫn giữ lịch tập đều đặn”.