Bạc Liêu: Đăng tin thất thiệt 'không cho ngư dân đi biển', bị phạt 5 triệu đồng
John Fields tiếp tục chơi thăng hoa ở hiệp ba khiến hàng phòng ngự đội Danang Dragons phải cắt cử đến 2 cầu thủ để theo kèm ngoại binh này. Đó cũng là lúc cơ hội mở ra với các tay ném khác của CLB Thang Long Warriors và Justin Young rồi Phạm Nhật Thái Quang lập công giúp đội mình gia tăng cách biệt lên tới 22 điểm (70-48).Nắng nóng 42,2 độ C ngày thứ 2 liên tiếp
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Khởi động chương trình tìm kiếm Top 100 người tiên phong 2021 - 2022
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Hàng loạt vụ cháy bắt đầu từ ngày 7.1 (giờ địa phương) đã tàn phá nhiều khu vực ở California (Mỹ) khiến hàng trăm nghìn cư dân (trong đó có nhiều ngôi sao) phải sơ tán. Theo People, cũng như những người dân trong khu vực bị tàn phá, nhiều người nổi tiếng ở Hollywood đang hoang mang, suy sụp khi nhà cửa bị thiêu rụi trong biển lửa.Trên Instagram hôm 10.1 (giờ Việt Nam), Paris Hilton đăng video biệt thự của cô bị thiêu rụi hoàn toàn khi đám cháy Palisades lan đến Malibu (Los Anegles, Mỹ). Người đẹp chia sẻ: "Tôi đang đứng đây, ở ngay nơi từng là nhà của chúng tôi và cảm giác đau lòng thực sự không thể diễn tả được. Khi lần đầu tiên nhìn thấy tin tức, tôi hoàn toàn bị sốc, tôi không thể xử lý được gì. Nhưng bây giờ, khi đứng đây và tận mắt chứng kiến, tôi cảm thấy như trái tim mình vỡ tan thành hàng triệu mảnh". Bà mẹ hai con chia sẻ những kỷ niệm khó quên bên gia đình trong biệt thự này và bày tỏ: "Nhìn thấy nó tan thành tro bụi, nỗi đau đớn trong tôi không thể diễn ra thành lời". Tuy nhiên, cô thấy vô cùng may mắn khi những người thân yêu, các con và thú cưng đều an toàn.Paris Hilton bày tỏ: "Điều khiến trái tim tôi tan vỡ hơn nữa là biết rằng đây không chỉ là câu chuyện của riêng tôi. Rất nhiều người đã mất tất cả. Không chỉ là những bức tường và mái nhà mà chính là những kỷ niệm đã biến những ngôi nhà đó thành tổ ấm". Cô cũng gửi lời tri ân, động viên với lực lượng cứu hỏa đang làm việc hết công suất đồng thời cho biết đội ngũ của mình đang tìm cách hỗ trợ tốt nhất cho các nạn nhân. "Và gửi đến tất cả những ai đang trải qua nỗi đau này, hãy biết rằng mọi người không đơn độc. Chúng ta cùng nhau vượt qua. Chúng ta sẽ xây dựng lại, chúng ta sẽ chữa lành và chúng ta sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn trước. Hãy để điều này nhắc nhở bạn hãy luôn giữ chặt những người thân yêu của mình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc. Cuộc sống có thể thay đổi trong chốc lát và tình yêu mà chúng ta chia sẻ mới thực sự quan trọng", tiểu thư nhà Hilton nhắn nhủ. Nam diễn viên Milo Ventimiglia nghẹn ngào khi trở lại ngôi nhà chỉ còn là đống đổ nát của anh cùng với chương trình CBS Evening News. Anh bày tỏ rằng đây là điều thực sự nặng nề và bộc bạch: "Bạn bắt đầu nghĩ về tất cả những kỷ niệm và những ngóc ngách khác nhau trong ngôi nhà, rồi bạn nhìn thấy nhà của hàng xóm đến mọi thứ xung quanh và trái tim bạn vụn vỡ".Tài tử phim This is us cho biết anh và vợ Jariah Mariano (đang mang thai ở tháng thứ 9) đã chứng kiến ngọn lửa dữ dội nhấn chìm căn nhà của họ qua camera an ninh và bất lực. "Và đến một thời điểm nào đó, chúng tôi chỉ có thể tắt màn hình. Tiếp tục xem thì có ích gì? Chúng tôi chấp nhận sự mất mát". Dù vậy, ngôi sao 47 tuổi cảm thấy may mắn khi gia đình vẫn bình yên. "Chúng ra rồi sẽ ổn thôi. Vợ và con mới là điều quan trọng nhất với tôi", Ventimiglia chia sẻ trong khi đang nhìn lại cơ ngơi của mình nay chỉ còn là một đống đổ nát.Nam diễn viên Billy Crystal xác nhận với People rằng gia đình ông đã mất ngôi nhà gắn bó suốt mấy chục năm. Ngôi sao 76 tuổi chia sẻ: "Không từ ngữ nào có thể diễn tả được sự tàn phá khủng khiếp mà chúng ta đang chứng kiến và trải qua. Chúng tôi đau đớn cho những người bạn và hàng xóm của mình, những người cũng đã mất nhà cửa, cơ nghiệp trong thảm kịch này. Janice và tôi đã sống trong ngôi nhà của mình từ năm 1979. Chúng tôi nuôi dạy con cháu ở đây. Từng góc trong ngôi nhà của chúng tôi đều tràn ngập tình yêu thương. Những kỷ niệm đẹp không thể nào mất đi. Tất nhiên là chúng tôi rất đau lòng nhưng với tình yêu thương của con cái và bạn bè, chúng tôi sẽ vượt qua".Tổ ấm của cặp diễn viên Bryan Greenberg - Jamie Chung cũng bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn. Trên Instagram hôm 9.1, tài tử phim Cuộc chiến nàng dâu xác nhận thông tin này và bày tỏ: "Tất cả như chỉ là một cơn mơ. Nhưng may mắn thay, cả gia đình vẫn an toàn. Cảm ơn những người lính cứu hỏa đang liều mạng sống của mình ở ngoài kia. Hãy giữ an toàn nhé!".Bên cạnh những tên tuổi kể trên, nhà của nhiều người nổi tiếng khác như: ngôi sao kỳ cựu Anthony Hopkins, vợ chồng tài tử Miles Teller - Keleigh Teller, cặp diễn viên Cobie Smulders - Taran Killam, Adam Brody - Leighton Meester, Tina Knowles (mẹ của Beyoncé), nhạc sĩ Diane Warren, ca sĩ Jhene Aiko, minh tinh Anna Faris, Jennifer Grey… cũng bị lửa thiêu sạch.Trong khi đó, nhiều nghệ sĩ khác phải gấp rút sơ tán khỏi nhà vì đám cháy ngày càng lan rộng. Trên Instagram, Chrissy Teigen tiết lộ cô cùng chồng John Legend phải đóng gói đồ đạc khẩn trương để ra khỏi biệt thự ở Beverly Hills (California) vào hôm 8.1. Nữ người mẫu gọi Los Angeles đang như "địa ngục" và không có có từ ngữ nào để mô tả sự tàn phá khủng khiếp ở đó.Ngôi sao truyền hình Elizabeth Chambers cũng đưa hai con rời khỏi nhà từ hôm 7.1 (giờ địa phương). Nữ diễn viên chia sẻ rằng cô đã quay lại vào hôm sau để lấy hộ chiếu và đồ đạc giá trị còn lại đồng thời gọi quang cảnh nhìn từ cửa sổ nhà mình là "ngày tận thế thực sự".
Đồng đội bị đình chỉ vì xô ngã cụ già, cả đội đặc nhiệm từ chức phản đối
Về giá bán, ở thời điểm hiện tại dù là xe nhập khẩu nguyên chiếc nhưng Hyundai Creta có mức giá khá cạnh tranh (từ 620 - 730 triệu đồng), thấp hơn 19 triệu đồng so với Kia Seltos. Mức chênh lệch không quá lớn nhưng thực sự cũng ít nhiều đem lại lợi thế cho Hyundai Creta khi được xem là mẫu mã mới, giá cạnh tranh và cái danh xe nhập.