Khách nước ngoài háo hức khám phá hương vị Tết Bắc bộ
Giải bóng rổ VSBL 2023-2024 Cúp Doppelherz sẽ thúc đẩy phong trào thể dục thể thao học đường, tạo sân chơi giúp học sinh lứa tuổi THCS và THPT có cơ hội thi đấu, thể hiện tình yêu với bộ môn bóng rổ. các khối trường có thêm môn thể thao ngoại khóa ngoài giờ học góp phần thể hiện cá tính, thế mạnh của trường.Giá xăng dầu hôm nay 6.5.2024: Leo dốc
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Saigon Co.op phát động hưởng ứng 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm'
Đội bóng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã giành chiến thắng với tỷ số 4-0 trước Trường ĐH Lạc Hồng, để khép lại vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải TNSV THACO cup 2025 với kết quả toàn thắng, ghi được 29 bàn thắng và chỉ đúng 1 lần nhận bàn thua.Đây là lần thứ 2 liên tiếp thầy trò HLV Lê Hữu Phát giành được tấm vé duy nhất đại diện vòng loại khu vực Đông Nam bộ một cách thuyết phục, khi cho thấy sự vượt trội so với phần còn lại.Việc trận chung kết diễn ra như trận đấu nội bộ giữa 2 đội bóng Đồng Nai cũng cho thấy phong trào bóng sinh viên mạnh mẽ của địa phương này. Có thể thua kém Bình Dương ở sân chơi V-League chuyên nghiệp, nhưng Đồng Nai đang dẫn điểm ở mặt trận bóng đá sinh viên.Vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải TNSV THACO cup 2025 năm nay vẫn tổ chức trên sân Bàu Thành được nâng cấp, hoàn thiện càng khang trang hơn, giúp những đội bóng có nhiệt huyết đầu tư Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai an tâm di chuyển đến sớm, ăn trưa và nghỉ ngơi giúp chất lượng các trận đấu được cải thiện rõ rệt.Vòng loại lần này đánh dấu sân Bàu Thành sẽ thuộc huyện mới mang tên Long Đất, nhưng rõ ràng sự quan tâm, ủng hộ và đầu tư của chính quyền và nhân dân địa phương, các doanh nghiệp và đơn vị đồng hành.Chính sự chung tay tổng lực, hết mình này đã giúp sân bóng rất đẹp Bàu Thành trở thành sân khấu hoàn hảo cho 6 đội bóng đến từ các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai tranh tài, với tổng cộng 9 trận đấu sôi nổi, hấp dẫn nhận được nhiều tràng pháo tay từ các CĐV.Ở mùa giải trước, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai trong lần đầu tiên tham dự đã chơi xuất sắc, đoạt tấm HCĐ chung cuộc ở vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2024. Điều này đã đem đến những khích lệ rất lớn cho các đội bóng tại vòng loại Đông Nam bộ.Hy vọng rằng với kinh nghiệm đã dày dạn hơn, tính tổ chức cao hơn, thầy trò HLV Lê Hữu Phát ở lần thứ 2 tham dự vòng chung kết sẽ cải thiện được thành tích của mình trên sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào tháng 3 tới.Các danh hiệu tập thể và cá nhân vòng loại khu vực Đông Nam bộ:* Vua phá lưới: Hoàng Văn Phúc (12, Trường ĐH Bình Dương, 13 bàn - phần thưởng 3 triệu đồng)* Thủ môn xuất sắc: Vũ Trọng Trung (1, Trường ĐH Lạc Hồng - phần thưởng 3 triệu đồng)* Giải nhì: Trường ĐH Lạc Hồng (5 triệu đồng)* Giải nhất: Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (10 triệu đồng)Ban tổ chức xin chân thành cám ơn Công ty TNHH Đông Nam, Công ty CP xây dựng DIC Holdings, Công ty TNHH Hà Lộc, Công ty TNHH Thực phẩm Long Phước, Công ty Dược phẩm và Thiết bị y tế Vũng Tàu, Công ty xây dựng Minh Phúc Lộc, Công ty CP Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO, Công ty TNHH Một thành viên Thành Tây Nam, Công ty TNHH sản xuất thương mại Pallet Thanh Mai, Công ty CP Dịch vụ Môi trường và Công trình Đô thị Vũng Tàu, Công ty CP Đầu tư Bất động sản Đông Dương, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng H.Châu Đức, Công ty CP Thịnh Tài, Công ty TNHH Allgreen Vượng Thành-Trùng Dương, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phạm Khang, Công ty CP Sonadezi Châu Đức, Công ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại Xây dựng Thiên Ân, Liên doanh Việt Nga- Vietsopetro, Công ty CP Đầu tư Năng lượng Vũ Sơn, Công ty TNHH Bệnh viện Asia Phú Mỹ, Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Trung, Công ty Tín Nghĩa Xuyên Mộc, Công ty TNHH Vận tải Dịch vụ Du lịch Hoa Mai, Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã hỗ trợ cho giải đấu.
Tiết luộc chợ Nam Đồng
Ca sĩ Dương Hồng Loan gây chú ý khi đảm nhận vai trò giám khảo Người kể chuyện tình cùng với danh ca Thái Châu và NSƯT Vân Khánh. Theo dõi màn trình diễn của các thí sinh, cô không khỏi bồi hồi khi nhớ lại chặng hành trình theo đuổi đam mê ca hát của mình.Nữ ca sĩ tiết lộ từ nhỏ cô đã sớm bộc lộ tiềm năng khi là gương mặt quen thuộc trong các sự kiện, cuộc thi văn nghệ của nhà trường. Thế nhưng khi trưởng thành, cô lại chọn theo học công nghệ thông tin. Dù vậy, niềm đam mê âm nhạc vẫn luôn thường trực trong lòng cô. Thời điểm sinh viên, bên cạnh công việc dạy kèm, nữ ca sĩ còn nhận đi hát tại những tụ điểm, từ đó, cô quyết định theo đuổi nghệ thuật cho đến hiện tại. Xuất phát điểm không được đào tạo qua một trường lớp chuyên nghiệp nào, thế nên con đường ca hát của giọng ca gốc Đồng Tháp không tránh khỏi khó khăn, gặp nhiều sự cố “dở khóc dở cười”. Nữ ca sĩ kể: “Thời gian đầu không thể tránh khỏi những lời khiếm nhã, không phải là mọi người chê bai tôi mà họ có những hành động khiến tôi tổn thương. Có lần, khán giả muốn tặng hoa nhưng buộc tôi đi xuống đến tận bàn ăn. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ bản thân không xứng đáng để được khán giả tặng hoa”.Hay thời điểm ca sĩ Dương Hồng Loan nổi lên như một hiện tượng trên YouTube khi phát hành những ca khúc trữ tình, bolero. Bên cạnh những bình luận so sánh với những nghệ sĩ nổi tiếng thuộc dòng nhạc trữ tình, giọng ca gốc Đồng Tháp còn bị nghi ngờ về khả năng hát live. Sau quãng thời gian nỗ lực, học luyện thanh, nữ ca sĩ chứng minh được khả năng của mình và nhận được sự yêu thương từ khán giả.Trải qua không ít thử thách để có được sự nghiệp ổn định như hiện tại, nữ ca sĩ tâm niệm: “Tôi nghĩ các bạn trẻ đam mê với âm nhạc, đang theo đuổi ca hát có lẽ nên xem Dương Hồng Loan như một hình tượng để các bạn theo đuổi. Bởi tôi chưa từng nghĩ một ngày nào đó trở thành ca sĩ chuyên nghiệp và được khán giả yêu thương như vậy. Tôi chỉ biết đam mê ca hát và muốn đứng trên sân khấu để phục vụ cho mọi người. Đặc biệt, tôi cũng chưa bao giờ bị cám dỗ bởi đồng tiền”. Bên cạnh sự nghiệp ca hát thăng hoa, đời sống hôn nhân viên mãn và được chồng yêu chiều hết mực của nữ ca sĩ cũng khiến khán giả ngưỡng mộ. Giọng ca gốc Đồng Tháp tiết lộ người bạn đời đã hi sinh công việc riêng để đồng hành, tháp tùng cô trong những chuyến lưu diễn gần xa.Trả lời cho câu hỏi là trụ cột kinh tế chính trong gia đình, giọng ca gốc Đồng Tháp thẳng thắn: “Có thể nói là tôi kiếm tiền nhiều hơn nhưng không hẳn là trụ cột vì tôi và ông xã đều cùng chung tay xây dựng một tổ ấm hạnh phúc. Chúng tôi gắn bó cho đến ngày hôm nay đó chính là sự đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia đến từ hai phía. Trong nhà tôi chưa bao giờ xảy ra một tiếng cãi vã lớn. Khi xảy ra một vấn đề gì đó, chỉ cần tôi 'chiến tranh lạnh' thôi, ông xã đã hiểu tôi không thích điều đó, còn ông xã thì ngược lại”.