$487
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Số xổ Minh Ngọc. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Số xổ Minh Ngọc.Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Số xổ Minh Ngọc. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Số xổ Minh Ngọc.Năm nay, với hơn 70.000 thanh niên và 4 chương trình hoạt động, Chiến dịch Xuân tình nguyện TP.HCM đã mang đến sự sẻ chia, lan tỏa yêu thương, tinh thần tình nguyện, xung kích vì cộng đồng của người trẻ sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Hơn 1 tháng triển khai, chiến dịch đã thực hiện nhiều công trình, phần việc vượt chỉ tiêu, ghi nhận được những con số ấn tượng. Đã có 222 thanh niên được kết nạp Đảng, 5.469 thanh niên được kết nạp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 501 thanh niên kết nạp vào Hội Liên hiệp thanh niên VN và 3.386 sinh viên kết nạp vào Hội Sinh viên VN.Chiến dịch đã thực hiện 55 "Góc xuân tuổi trẻ" tại các ký túc xá và 211 "Góc xuân tuổi trẻ" tại khu lưu trú công nhân, chung cư, điểm sinh hoạt dân cư ở khu phố, ấp, trạm, chốt biên phòng trên sông, tuyên truyền văn hóa tết Việt đến thanh thiếu nhi và người dân TP.Chiến dịch đã tổ chức 1.721 "Hành trình 9.1" đến với các địa chỉ đỏ, không gian truyền thống gắn với phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM; thăm, tặng quà ba má phong trào học sinh, sinh viên; thăm, tặng quà 15 ký túc xá sinh viên, 103 khu lưu trú văn hóa, khu nhà trọ thanh niên công nhân; tổ chức 15 chương trình "Hành trình niềm tin", 3 chương trình "Xuân chiến sĩ".Chiến dịch cũng sửa chữa 24 căn nhà dột nát, nhà tạm, nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà tình bạn cho đoàn viên, thanh thiếu nhi, người dân hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP.Ngoài ra, chiến dịch đã hỗ trợ khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho 6.956 người dân, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; tặng quà tết cho 3.355 bệnh nhi, bệnh nhân nghèo điều trị tại các bệnh viện; trao tặng hơn 16.000 bánh chưng, bánh tét; trồng mới 4.430 cây xanh trên địa bàn TP; vận động 9.484 đơn vị máu; tổ chức 22 đội hình trực chốt, điều phối giao thông tại 22 quận, huyện, TP.Thủ Đức; thực hiện 3 công trình bích họa với chủ đề "Câu chuyện hòa bình".Với chiến dịch năm nay, việc xác lập kế hoạch, tiến độ các nội dung triển khai trong chiến dịch đã được thực hiện sớm; có sự định hướng sớm trong việc xác lập mặt trận, địa bàn hoạt động của cơ sở Đoàn - Hội. Chiến dịch đã tập hợp được lực lượng sinh viên, thanh niên tham gia với quy mô tăng 1,2 lần so với năm trước. Bên cạnh đó, chiến dịch đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các ngày cao điểm, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội, khẳng định vai trò của đoàn viên, hội viên, thanh niên, sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.Chiến dịch Xuân tình nguyện năm nay đầy ắp những hoạt động ý nghĩa, từ việc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn đến các hoạt động truyền cảm hứng cho cộng đồng. Những khoảnh khắc ấm lòng, đầy nhiệt huyết của các bạn trẻ đã tạo nên một bức tranh xuân đầy sắc màu, góp phần vào việc lan tỏa tinh thần sẻ chia và tình nguyện trong cộng đồng. ️
Cụ thể, du khách quốc tế đến Việt Nam từ khu vực châu Á chiếm tỷ trọng 79,6%, châu Âu (11,3%), châu Mỹ (5,7%) và châu Phi (0,3%).Về quy mô thị trường, Hàn Quốc là gửi khách lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 với 4,5 triệu lượt (chiếm 25,98%); Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 3,7 triệu lượt (chiếm 21,26%).Các vị trí tiếp theo trong 10 thị trường hàng đầu có Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Úc, Campuchia và Thái Lan.Đáng chú ý, thị trường tiềm năng Ấn Độ trong thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể, từ 138.000 lượt năm 2022 lên 392.000 lượt năm 2023, và đạt 501.000 lượt năm 2024, tăng 2,6 lần chỉ sau 2 năm và hiện nay xếp ở vị trí thứ 6 các thị trường gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam. Cục Du lịch quốc gia Việt nam nhận định, Ấn Độ là một trong những thị trường tăng trưởng ấn tượng nhất, góp phần đa dạng hóa thị trường nguồn của du lịch Việt Nam.Các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính cho sự tăng trưởng lượng khách quốc tế năm 2024. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng 214,4% so với năm 2023, Hàn Quốc (tăng 27,1%), Nhật Bản (tăng 20,7%), Đài Loan (tăng 51,4%).Sự phục hồi của các thị trường nguồn châu Á được dẫn dắt bởi thị trường lớn Hàn Quốc với mức phục hồi 106% so với năm 2019 - trước đại dịch, Đài Loan đạt mức 139%. Tuy nhiên, thị trường truyền thống Trung Quốc mới chỉ phục hồi ở mức 64%, Nhật Bản đạt 75%; Thái Lan và Malaysia cùng 82%.Từ kết quả năm nay, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025. ️
Những ngày qua, mạng xã hội "dậy sóng" vụ TikToker Phạm Thoại kêu gọi tiền từ thiện để chữa ung thư máu cho bé Bắp - 4 tuổi, con của Lê Thị Thu Hòa, đến từ Ninh Thuận.Trước đó, ngày 4.11.2024, TikToker Phạm Thoại đăng bài viết kêu gọi quyên góp điều trị cho bé Bắp. Anh sử dụng một ứng dụng công nghệ có tên "Thiện nguyện" để gây quỹ, cho phép mọi người kiểm tra giao dịch như sao kê online.Ngày 24.2, tài khoản gây quỹ do Phạm Thoại đứng tên trên ứng dụng này ghi nhận số tiền tổng thu là hơn 16,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền trong tài khoản hiện chỉ còn hơn 54,7 triệu đồng. Số còn lại đã được rút khỏi tài khoản.Nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là những người đã góp tiền ủng hộ mẹ con bé Bắp qua Phạm Thoại mong muốn được biết số tiền của họ ra sao?Đến tối 25.2, Phạm Thoại đã livestream giải thích, sao kê khoản tiền từ thiện mà mọi người chuyển cho anh để ủng hộ mẹ con Bắp trên kênh TikTok. Phiên live kéo dài gần 4 tiếng, có lúc đạt số lượng người xem lên tới 1 triệu.Theo đó, trên màn hình phiên live hiển thị tài khoản thiện nguyện của Phạm Thoại mở từ ngày 4.11.2024. Giao dịch đầu tiên là 500.000 đồng và tổng tiền từ thiện được ủng hộ đến tối 25.2 là hơn 16,7 tỉ đồng, số dư còn lại khoảng 54,7 triệu đồng. Tuy nhiên Phạm Thoại giải thích số tiền thực tế được các nhà hảo tâm ủng hộ là hơn 14 tỉ đồng. Theo anh, sở dĩ có 16,7 tỉ đồng trong tài khoản là bao gồm cả những lần chuyển tiền ra - hoàn tiền vào giữa Phạm Thoại với phía Singapore nhưng con số được cộng dồn, không trừ đi.Suốt phiên livestream, Phạm Thoại liên tục chiếu các hóa đơn phí bệnh viện ở Singapore - nơi bé Bắp đang điều trị - ảnh chụp các giao dịch chuyển khoản giữa tài khoản thiện nguyện của anh, Thu Hòa, trợ lý cùng nhiều người khác... Việc rút tiền từ tài khoản thiện nguyện cho các cá nhân khác nhau (trừ bệnh viện tại Singapore) cũng được Phạm Thoại lý giải vì nhiều lý do; trong đó có việc tài khoản này không thể thanh toán quốc tế mà anh phải chuyển tiền cho bệnh viện Singapore qua trung gian mất phí. Tuy nhiên, vì tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok nên anh không quay rõ được các hóa đơn, chứng từ có thông tin cá nhân. "Sau khi kết thúc livestream, tôi sẽ lập vi bằng sao kê để mọi người xem lại. Tôi khẳng định làm thiện nguyện từ tâm, rõ ràng, minh bạch. Nếu ai có nhu cầu nhận sao kê, tôi sẵn sàng gửi toàn bộ qua email. Hiện tài khoản thiện nguyện của tôi còn dư khoảng 54 triệu đồng", Phạm Thoại nói trong phiên live tối 25.2.Để đối chất nguồn tiền từ thiện sử dụng có mục đích chữa trị cho bé Bắp, hay chị Thu Hòa đã sử dụng cho những mục đích cá nhân khác như trên mạng xã hội loan tin, thì trong phiên livestream của Phạm Thoại, anh đã gọi cho mẹ bé Bắp để chất vấn. Theo đó, mẹ bé Bắp nói học phí cho con trai đầu ở trường quốc tế ở Ninh Thuận không liên quan đến khoản tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ chữa trị cho Bắp. Toàn bộ học phí được hai chị gái cô chi trả cho bé, khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, tương đương 44 triệu đồng cho 10 tháng học, trừ kỳ nghỉ hè.Ngoài ra, chị Lê Thị Thu Hòa cho biết đã làm răng sứ từ năm 2015, không còn giữ hóa đơn, sau đó làm lại răng lần nữa vào 2023 tại TP.HCM, thanh toán trả góp trước khi bé Bắp mắc bệnh. Về việc đi máy bay hạng thương gia khi sang Singapore và dùng điện thoại xịn, Thu Hòa nói mẹ con cô được người khác tặng, hoàn toàn không sử dụng số tiền từ thiện vào mục đích khác. Thu Hòa cũng hoàn toàn phủ nhận thông tin đã mua 4 mảnh đất ở quê, mua vàng, xe SH."Tôi khẳng định không có chuyện lợi dụng bệnh tình của con để kêu gọi tiền bạc như tin đồn lan truyền. Cô chú đã giúp Bắp rất nhiều để đủ chi phí điều trị ban đầu. Tuy nhiên, khi Bắp bị dịch não phải mổ 3 lần, chi phí đôn lên rất nhiều. Ngoài sự hỗ trợ từ mọi người, tôi cũng cố gắng bán hàng để trang trải. Toàn bộ số tiền nhận được, tôi đều dùng cho việc chữa trị và thanh toán viện phí của bé", Thu Hòa giải thích.Tuy nhiên khi được yêu cầu sao kê 2 tài khoản ngân hàng cô lập ra để kêu gọi ủng hộ cho con, cô chưa có câu trả lời cuối cùng. Thu Hòa nói hiện tại bác sĩ đã yêu cầu ký giấy phải ở Singapore chăm Bắp trong vòng 4 tháng nữa, không được về Việt Nam, không làm được thủ tục sao kê. Vì vậy cô hẹn sẽ thực hiện việc này sau khi về nước.Trước đó, năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) từng nhiều lần livestream nói "nằm mơ" thấy ca sĩ Thủy Tiên ăn chặn tiền từ thiện. Điều này khiến cộng đồng mạng dậy sóng, yêu cầu Thủy Tiên phải sao kê tiền từ thiện.Năm 2022, cơ quan điều tra xác minh, trả lời Thủy Tiên không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, không có dấu hiệu phạm tội nên đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.Nhưng từ sau ồn ào chuyện từ thiện, một số khán giả vẫn không ngừng chỉ trích nữ ca sĩ.Hay, cũng trong năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng đề cập việc nghệ sĩ Hoài Linh "ngâm" 14 tỉ đồng tiền từ thiện trong tài khoản ngân hàng hơn nửa năm. Sau đó, Hoài Linh đã quay video thừa nhận việc chậm giải ngân, giải thích lý do và xin lỗi khán giả. Đồng thời, nam diễn viên hài cũng nhanh chóng giải ngân số tiền từ thiện 14 tỉ trong 1 tuần. Tuy vậy, động thái này của Hoài Linh không xoa dịu được dư luận. Nam danh hài trở thành tâm điểm "ném đá" của netizen. Hình ảnh và danh tiếng của Hoài Linh vì thế mà cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ️