Chuyện hiếm: Boeing 787 phải quay đầu vì bị hư 8/9 phòng vệ sinh
Điểm nhấn đặc biệt của chiến dịch là Sự kiện sum vầy đón Tết được Mondelez Kinh Đô tổ chức vào các ngày 25-26.1.12025 (nhằm ngày 26-27 Tháng Chạp) tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM. Khách mời tham dự sự kiện là những ai không về quê ăn Tết, không chỉ các bạn sinh viên, người lao động, mà còn là những người đang làm việc xa quê, vì nhiều lý do khác nhau không thể đoàn viên với gia đình.Mondelez Kinh Đô mong muốn tạo ra một không gian Tết ấm áp và vui tươi, nơi mọi người có thể cùng sẻ chia, kết nối và đón Tết như một gia đình, bất kể mọi người ở đâu hay hoàn cảnh ra sao. Trong không gian được thiết kế đậm nét văn hóa Tết của các vùng miền, mọi người sẽ có cơ hội tham gia ca hát, vui chơi, kết nối thêm bạn bè và cùng nhau tận hưởng những phút giây sum vầy ý nghĩa. Đặc biệt, sự kiện còn mang đến trải nghiệm xem bắn pháo hoa rực rỡ, tạo nên những khoảnh khắc trọn vẹn để chào đón năm mới.Trám 'lỗ hổng' cao tốc bằng quy chuẩn quốc gia
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.
Côn Đảo ký cam kết 'Du lịch giảm nhựa'
Chiều 17.1, Sở TT-TT TP.HCM phối hợp Sở KH-CN tổ chức hội nghị góp ý dự thảo chương trình hành động của Thành ủy và kế hoạch của UBND TP.HCM thực hiện Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, cho biết dù cuối năm phải tập trung công tác chăm lo Tết Nguyên đán nhưng lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm đến việc triển khai sớm Nghị quyết 57 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt.Trong dự thảo chương trình hành động và kế hoạch triển khai, TP.HCM xác định nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị kèm theo tiến độ.Ông Thắng đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu góp ý cho 9 nội dung. Đầu tiên là góp ý định hướng cho lĩnh vực chiến lược mang tính lợi thế, mang lại hiệu quả nhanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố.Cùng với đó là giải pháp huy động tất cả nguồn lực xã hội cùng tham gia; cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, Nhà nước và xã hội.Một vấn đề trọng tâm khác là giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước để giảm tải cho đội ngũ công chức, cung cấp dịch vụ công tốt hơn. Đối với hệ thống các chỉ số đánh giá, ông Thắng cho rằng cần bám sát chỉ số quốc tế, chỉ tiêu quốc gia và dấu ấn của TP.HCM.Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở TT-TT cũng mong muốn đón nhận các giải pháp thúc đẩy kinh tế số và trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực công và tư nhân. Cuối cùng, bên cạnh các nhiệm vụ chiến lược cũng cần xác định những công việc tập trung trong năm 2025 để tạo kết quả ngay, thấy chuyển biến rõ nét.Chia sẻ câu chuyện Tập đoàn Vingroup trong thời gian ngắn có giải thưởng VinFuture, TS Võ Văn Khang, Phó chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía nam quan tâm đến việc vinh danh nhà khoa học, và coi đây là một trong những giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.Ông Khang cho biết, TP.HCM cũng có giải thưởng nhưng mức thưởng chỉ 50 - 100 triệu thì chưa xứng tầm, đồng thời đề xuất tăng giải thưởng lên 100.000 - 500.000 USD. Chính sách vinh danh với mức thưởng cao sẽ giúp nhà khoa học vừa có thu nhập, vừa nổi tiếng, có thêm động lực nghiên cứu.PGS-TS Nguyễn Văn Phương, Trưởng trung tâm đào tạo và nghiên cứu quản lý công, Trường đại học Quốc tế TP.HCM, cho rằng cần có chính sách hỗ trợ bậc sau đại học làm nền tảng phát triển nghiên cứu sâu hơn. Việc hỗ trợ cần đa dạng hình thức, không nhất thiết phải gửi nhân sự ra nước ngoài bởi lẽ nhiều trường đại học trong nước đủ năng lực đào tạo nhân lực trình độ quốc tế.Đối với nguồn vốn, chuyên gia này phân tích nếu tăng nguồn vốn cho khoa học công nghệ mà không có cách giải ngân hiệu quả thì cũng vô nghĩa. PGS Phương đề xuất phát hành trái phiếu cho các quỹ khoa học công nghệ, tăng đầu tư mạo hiểm, mạnh dạn đầu tư từ các ý tưởng nghiên cứu.Mặt khác, nếu các dự án không dùng vốn ngân sách thì quy trình cần thông thoáng, thủ tục đơn giản theo tiêu chuẩn của đơn vị tài trợ vốn và chuẩn mực quốc tế.Góp ý cho những công việc cần ưu tiên, PGS Phương đề xuất 5 năm tới, TP.HCM cần phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghệ lõi trong năng lượng tái tạo, công nghệ y sinh và dược liệu, logistics.TS Trần Thanh Tùng, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Quốc tế, cho biết các nhà khoa học ở trường đại học công bố rất nhiều nghiên cứu nhưng hiện đang thiếu cơ chế khai thác những nghiên cứu đó. Bản thân các nhà khoa học thường không giỏi cùng lúc vừa nghiên cứu vừa kinh doanh.Do vậy, TS Tùng đề xuất thành lập bộ phận tìm đến những chuyên gia này, thương thuyết, tìm cách chuyển giao để thương mại hóa, khai thác hiệu quả các công trình nghiên cứu đó.Trong khi đó, thạc sĩ Bùi Hồng Sơn, chuyên gia Ngân hàng Thế giới, nhìn nhận việc tạo lập dữ liệu hiện được quan tâm nhưng chưa được chia sẻ, ngay cả trong các cơ quan nhà nước."Có những dữ liệu rất quý nhưng bỏ trong két mà không lấy ra xài, dù bỏ ra hàng chục tỉ đồng, thậm chí có dự án bỏ ra hàng trăm tỉ đồng mà không phát huy được", ông Sơn trăn trở, đồng thời đánh giá nếu không có dữ liệu thì khó có thể phát triển trí tuệ nhân tạo.Chuyên gia này cho rằng việc vận hành nền tảng chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính là cần thiết nhưng cần phát triển dữ liệu chuyên ngành, thúc đẩy việc chia sẻ. Đơn cử như muốn làm thủ tục cấp phép xây dựng nhanh, ngoài dữ liệu của Sở Xây dựng ra còn có dữ liệu của chuyên ngành của 3 lĩnh vực quy hoạch, địa chính, phòng cháy chữa cháy."Nếu các dữ liệu này mà không liên thông, chia sẻ được với nhau thì không thể hình thành một phương thức vận hành mới", chuyên gia nhận định.Ngoài ra, ông Sơn cũng đề xuất TP.HCM cần có những chính sách đột phá để khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu tạo giá trị mới, từng bước hình thành một xã hội chia sẻ dữ liệu, phát triển một nền kinh tế dữ liệu. Chuyên gia gợi mở TP.HCM có thể đặt mục tiêu khiêm tốn đến năm 2030 hình thành một mô hình thử nghiệm về kinh tế dữ liệu.Theo thống kê, chỉ số năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) của TP.HCM giai đoạn 2016 – 2024 luôn tăng và ở mức cao, trong đó khoa học, công nghệ đóng góp vào tăng trưởng TFP là 74%.TP.HCM có hệ sinh thái khoảng 2.200 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chiếm 50% cả nước; hơn 200 quỹ đầu tư mạo hiểm, 53 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 97 trường đại học và cao đẳng, hơn 500 sự kiện khởi nghiệp và gần 80 cuộc thi khởi nghiệp mỗi năm.Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo TP.HCM ngày càng lớn mạnh và đang tiến gần đến nhóm 100 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năng động nhất toàn cầu.
Hugh Jackman (56 tuổi) và bạn diễn Sutton Foster (49 tuổi) được nhìn thấy đang trao nhau nụ hôn bên trong một chiếc xe hơi ở thung lũng San Fernando, California (Mỹ). Những bức ảnh này được Daily Mail tung ra một ngày sau khi cặp đôi được nhìn thấy dành một buổi tối hẹn hò lãng mạn ở Santa Monica, California.Trước đó vào đầu tháng 1, "Người sói" cùng bạn gái tham dự một trong những buổi biểu diễn cuối cùng của vở nhạc kịch Once Upon a Mattress tại Nhà hát Ahmanson ở Los Angeles.Hugh Jackman và Sutton Foster từng nhiều lần ca ngợi nhau khi cùng hợp tác chung trong vở nhạc kịch The Music Man, được trình diễn trên sân khấu Broadway từ tháng 12.2021 đến tháng 1.2023.Khi trả lời phỏng vấn tạp chí People tại lễ trao giải Drama Desk Awards 2024 vào tháng 6.2024, Sutton Foster chia sẻ: "Anh ấy là một trong những người đàn ông tuyệt vời nhất từ trước đến nay, một bạn diễn đáng kinh ngạc". Trong lần xuất hiện chung trên chương trình trò chuyện Late Night With Seth Meyers để quảng bá cho The Music Man vào tháng 5.2022, nữ diễn viên nói: "Chương trình rất vui nhộn và tôi đang có khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong đời khi được đóng cùng anh"."Người sói" chuẩn bị trở lại sân khấu với các buổi biểu diễn trực tiếp tại Radio City Music Hall, New York. Chương trình mang tên From New York, with Love, sẽ bắt đầu vào ngày 24.1.Hugh Jackman được cho là ly hôn với người vợ chung sống suốt 27 năm Deborra-Lee Furness để hẹn hò bạn diễn Sutton Foster. Nguyên nhân ly hôn không được hé lộ nhưng vợ cũ có động thái ngầm xác nhận tin đồn ngoại tình.Ngày 12.11.2024, tờ US Weekly dẫn nguồn tin riêng khẳng định nguyên nhân ly hôn giữa Hugh Jackman và vợ cũ hơn 13 tuổi vào năm 2023 là do ngoại tình.Những nguồn tin thân cận tiết lộ Hugh Jackman có quan hệ ngoài luồng với nữ diễn viên Sutton Foster khi cả hai đều đang có gia đình riêng.
Nghỉ lễ 30.4 và 1.5: Đi lặn biển ngắm san hô
Số liệu cập nhật từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 1 năm nay (ngày 1 - 15.1), Việt Nam nhập khẩu 1,08 triệu tấn xăng dầu và dầu thô với giá trị 0,66 tỉ USD, tăng lần lượt 35% về lượng và 25% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.Cụ thể, nhập khẩu 690.566 tấn dầu thô với kim ngạch 381 triệu USD, tăng 26% về lượng và 17% về giá trị so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu 398.193 tấn xăng dầu với tổng trị giá trị 284 triệu USD, tăng lần lượt gần 54% về lượng và 37,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.Trước đó, trong năm 2024, nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu của Việt Nam cũng tăng mạnh. Tính chung nhóm hàng nguyên nhiên liệu gồm than các loại, dầu thô, xăng dầu và khí đốt hóa lỏng, Việt Nam nhập đến 90,8 triệu tấn, tăng hơn 21% so năm 2023 (tương ứng tăng gần 16 triệu tấn). Trong đó, nhập khẩu dầu thô các loại đạt 13,44 triệu tấn, tăng gần 25% và lượng nhập khẩu khí đốt hóa lỏng là 3,11 triệu tấn, tăng 24%. Năm 2023, Việt Nam nhập 120.455 tấn dầu thô với kim ngạch 89,2 triệu USD.Về thị trường, năm 2024, Việt Nam nhập khẩu dầu thô từ 3 thị trường chính là Kuwait (thị trường nhập khẩu dầu lớn nhất) với 11,7 triệu tấn, đạt xấp xỉ 7 tỉ USD, tăng 29,5% về lượng và 25,7% về kim ngạch so với cùng kỳ. Kế đó là thị trường Nigeria với 699.599 tấn, kim ngạch 433 triệu USD. Đáng lưu ý, kim ngạch và sản lượng dầu thô được nhập khẩu từ 2 thị trường trên trong năm 2024 tăng trưởng đến... 3 con số, tăng gần 400% về kim ngạch và tăng 480% về lượng so với năm trước. Về xăng dầu, trong năm 2024, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ 6 thị trường chính. Trong đó, nhập từ Hàn Quốc là nhiều nhất với 3,19 triệu tấn, kim ngạch 2,33 tỉ USD, giảm lần lượt 18,5% về lượng và 27,5% về giá trị so với năm trước.