Tương ớt Chin-su Sriracha thu hút ở Nhật Bản vì vị cay thơm độc đáo
Chiều 26.1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đến thăm, chúc tết cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ, bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại miền Tây.Cùng đi có Bí thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình; Phó chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương; Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường…Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, BS.CK2. Nguyễn Minh Vũ, Giám đốc Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ cho biết, năm 2024, bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc công tác khám chữa bệnh với tất cả các chỉ tiêu chuyên môn đều đạt và vượt kế hoạch. Số lượt khám bệnh ngoại trú đạt 137,24%; số lượt điều trị nội trú đạt 163,57%; công suất sử dụng giường bệnh đạt 140,83% và số ca phẫu thuật đạt 136%.Bệnh viện cũng đã triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch và khẳng định được vai trò của bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL. Nổi bật là việc thực hiện thành công 7 ca ghép thận với sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy; triển khai 12 ca thăm dò, đốt điện sinh lý điều trị rối loạn nhịp tim; 25 trường hợp bít dù thông liên nhĩ, điều trị các dị tật tim bẩm sinh. Nhiều kỹ thuật như phẫu thuật tim hở, can thiệp mạch máu não và các tạng, phẫu thuật thần kinh sọ não, thay khớp... tiếp tục được hoàn thiện góp phần cứu sống nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch.Đặc biệt, từ nguồn Quỹ phục hồi kinh tế của Quốc hội chỉ sau 5 tháng thi công, bệnh viện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng khu điều trị mới với diện tích gần 3.300 m2, tổng kinh phí đầu tư khoảng 70 tỉ đồng. Qua đó, không chỉ bố trí không gian mới cho các khoa Đột quỵ, khoa Tim mạch can thiệp, khu hồi sức ngoại mà còn tăng cường thêm 3 phòng mổ hiện đại, giảm giảm tải đáng kể cho bệnh viện.Về mục tiêu năm 2025, BS Vũ cho biết, bệnh viện tiếp tục phấn đấu hoàn thành đề án mở rộng quy mô giường bệnh lên 1.400 giường và đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng đặc biệt. Song song đó là xây dựng trung tâm chuyên sâu, có chuyên khoa Nhi và sẵn sàng tiếp nhận Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình xây dựng tại TP.Cần Thơ… Đặc biệt, bệnh viện đang xây dựng lộ trình phát triển kỹ thuật ghép gan trong giai đoạn 2025 - 2027.Đội Khánh Hòa so kè đối thủ Biên Phòng sau giai đoạn 1 giải bóng chuyền nam VĐQG
Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Thông (tỉnh Vĩnh Long), cho biết thời nay gặp thần tượng để xin chụp ảnh, xin chữ ký là "chuyện đã xưa" rồi. "Trend (xu hướng – PV) hot nhất chính là nhờ nghệ sĩ nổi tiếng ghi âm để… làm chuông báo thức", Quỳnh Anh kể.Theo Quỳnh Anh, mới đây trong một buổi giao lưu với đoàn làm phim của một bộ phim đang hot, cô cùng bạn bè có dịp gặp gỡ diễn viên Võ Tấn Phát và nữ sinh này đã nhanh chóng đề nghị: "Anh ơi, anh nói gì để em làm chuông báo thức đi anh". Đáp lại, nam diễn viên cầm điện thoại và thực hiện yêu cầu của người hâm mộ."Em đã cài đặt phần ghi âm đó làm chuông báo thức mỗi buổi sáng. Cứ 5 giờ 30 phút sáng là điện thoại phát lên giọng của diễn viên Võ Tấn Phát: "Dậy em ơi, trời ơi ngủ hoài" làm em bừng tỉnh", Quỳnh Anh kể.Trong buổi giao lưu nói trên, Đỗ Thúy Vy (24 tuổi), ngụ ở H.Phong Điền (TP.Cần Thơ) cũng may mắn được diễn viên Võ Tấn Phát cầm điện thoại ghi âm: "Vy ơi, dậy đi làm em ơi!". Vy kể: "Ngày trước, mình cài báo thức bằng âm thanh có sẵn trong điện thoại. Nhưng bây giờ, mình đã thay đổi thành giọng... réo gọi của diễn viên Võ Tấn Phát".Nhiều người trẻ cũng cho biết họ thức dậy mỗi ngày từ những "máy báo thức… chạy bằng cơm", nghĩa là giọng của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Họ tận dụng cơ hội gặp người nổi tiếng, bên cạnh việc xin chữ ký làm kỷ niệm, hay chụp ảnh cùng để đăng lên mạng xã hội… thì còn mong mỏi "ghi âm câu gì để em cài làm báo thức đi anh", "anh nói câu gì gọi em dậy đi anh"…Việc dùng tiếng gọi của người nổi tiếng làm chuông báo thức đã và đang là "trend" hiện nay khi ngày càng có nhiều nghệ sĩ vui vẻ chiều lòng người hâm mộ.Như đạo diễn, diễn viên Huỳnh Lập vừa ký tặng người hâm mộ, vừa nhân tiện nói lớn để khán giả ghi âm câu: "Dậy đi, dậy đi làm đi, ngủ hoài, ngủ hoài", "Dậy đi, đi làm lụng kiếm tiền nuôi cha nuôi mẹ kìa, ngủ hoài đi à".Hay diễn viên Quốc Anh khi tham gia trào lưu này đã nói câu: "Em ơi dậy đi em ơi, 24 giờ một ngày em ngủ còn nhiều hơn là em thức đấy, dậy đi em ơi" để đáp lại yêu cầu của người hâm mộ.Khá nhiều nghệ sĩ từng tham gia chương trình "Anh trai say hi" như: Quang Hùng MasterD (tên thật Lê Quang Hùng), Captain Boy (Hoàng Đức Duy), Rhyder (Nguyễn Quang Anh), Dương Domic (Trần Đăng Dương), Hải Đăng Doo (Đỗ Hải Đăng), Pháp Kiều (Nguyễn Thiện Pháp)… cũng thực hiện những câu với nội dung đề nghị thức dậy, nhằm để người hâm mộ làm chuông báo thức.Một số người trẻ không có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với nghệ sĩ, đã "bắt trend" này, hưởng ứng bằng cách lưu lại âm thanh trên TikTok để cài đặt vào điện thoại."Mình chờ có cơ hội được gặp Sơn Tùng M-TP và Hieuthuhai để nhờ các anh ấy ghi âm, cài làm báo thức. Còn hiện tại, mình lưu lại mấy âm thanh có sẵn trên TikTok để làm chuông báo thức. Như vào ngày thứ 2 mình cài âm thanh từ giọng của Hải Đăng Doo, ngày thứ 3 mình để âm thanh là tiếng gọi của Captain Boy… Mỗi ngày được một ca sĩ nổi tiếng gọi dậy", Lê Thị Thảo Nhi, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, kể.Một trong những câu gọi dậy được dân mạng đánh giá là "dễ thương nhất quả đất" là từ ca sĩ Nicky (tên thật Trần Phong Hào) khi anh đã ghi âm đoạn: "Dậy đi học đi, nhanh lên, muộn rồi kia kìa! Dậy đi!". Còn giọng gọi được nhận xét "nghe là phải bật dậy ngay" là của Jsol (Nguyễn Thái Sơn) khi nam ca sĩ nói thật to: "Dậy đi! Ngủ hoài! Dậy!".Sau mỗi ngày, những nghệ sĩ tham gia trào lưu gọi người hâm mộ dậy càng nhiều hơn. Khi hiện nay đã xuất hiện thêm những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như: Duy Khánh, Anh Tú, Diệu Nhi… Cùng với đó là nhiều TikToker, streamer cũng "đu trend".Đặng Bảo Thy, học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho hay: "Từ năm 2021 đã xuất hiện clip gọi người hâm mộ thức dậy. Một trong những người khởi xướng là nam ca sĩ Kim Taehuyng, thành viên của nhóm nhạc BTS, Hàn Quốc. Trong một clip tương tác với người hâm mộ, Kim Taehuyng nói với giọng nhẹ nhàng một câu có nghĩa là: "Dậy thôi nào! Cậu mà ngủ như vậy là trễ đó. Nhanh đi học thôi! Let's go!". Cho đến nay, trào lưu này mới gây sốt mạng xã hội ở Việt Nam, nhanh chóng được cả giới nghệ sĩ lẫn người trẻ yêu thích".
Mẹ vật vã lo viện phí để cứu con
Ngoài ra, có thể xoa bóp bằng cách: Trước hết, dùng bàn tay hoặc 3 ngón trỏ, giữa và nhẫn khép lại xát bụng dưới theo đường trục giữa từ trên xuống dưới và ngược lại mỗi phút 120 lần. Tiếp đó, dùng hai gốc bàn tay xát dọc hai bên thăn cột sống thắt lưng, mỗi phút 120 - 160 lần. Cuối cùng, dùng một bàn tay xát dọc xương cùng cụt với tốc độ 120 lần trong 1 phút. Quy trình này tiến hành mỗi ngày 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.
Lạc rang thơm lừng con phố
Sáng 10.3, tại TP.Đông Hà (Quảng Trị), đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu làm việc với 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị để rà soát, tháo gỡ các vướng mắc của 5 dự án cao tốc đi qua địa bàn 3 tỉnh.Tại buổi làm việc, các chủ đầu tư báo cáo nhanh về tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc đi qua 3 tỉnh và dự kiến tất cả dự án sẽ hoàn thành trước ngày 30.6.Cụ thể, 5 dự án cao tốc gồm Bãi Vọt - Hàm Nghi (Hà Tĩnh), Hàm Nghi - Vũng Áng (Hà Tĩnh), Vũng Áng - Bùng (Hà Tĩnh - Quảng Bình), Bùng - Vạn Ninh (Quảng Bình) và Vạn Ninh - Cam Lộ (Quảng Bình - Quảng Trị) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định đầu tư, các ban quản lý dự án của Bộ Xây dựng là chủ đầu tư. Tổng chiều dài 5 tuyến là 259,16 km, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, tổng mức đầu tư 49.206 tỉ đồng. Đối với dự án thành phần đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi (dài 35,28 km có tổng mức đầu tư 7.643 tỉ đồng), đến nay đã thi công đạt 73,52%; đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng (dài 54,2 km, tổng mức đầu tư 9.734 tỉ đồng) hiện thi công đạt 82,8%; đoạn Vũng Áng - Bùng (dài 55,34 km, tổng mức đầu tư 12.548 tỉ đồng) thi công đạt 85,2%; đoạn Bùng - Vạn Ninh (dài 48,84 km, tổng mức đầu tư 9.361,15 tỉ đồng) thi công đạt 77,77%.Riêng dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ (dài 65,5 km, tổng mức đầu tư 9.919 tỉ đồng) đến nay thi công khoảng 76,5%, chậm khoảng 15,39% so với tiến độ dự án điều chỉnh.Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là; cần đeo bám hiện trường, quyết tâm thực hiện hoàn thành được mục tiêu xây dựng xong trước ngày 30.4 và chậm nhất là 30.6.Đối với tuyến cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị phải quyết liệt hơn nữa, cố gắng thực hiện đúng cam kết, không chậm tiến độ; "đã hứa thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện đúng, không để mất lòng tin”.Phó thủ tướng cũng nhất trí với các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị về việc xin cơ chế đặc thù để xử lý hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng khi thi công nút giao, cầu vượt. Tuy nhiên, việc hỗ trợ phải hợp tình hợp lý, không trái với pháp luật, trong khuôn khổ cho phép, không tạo điểm nóng; chậm nhất trong tháng 3 tỉnh Quảng Trị phải hoàn tất giải quyết các vướng mắc, bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.