Vùng thuần nông làm 'nông nghiệp du lịch'
Ghi nhận của Thanh Niên sáng nay 2.2, các tuyến đường trung tâm TP.HCM như Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), Võ Thị Sáu (Q.1)... đông xe hơn những ngày nghỉ tết trước đó, có nơi xe máy, ô tô, xe buýt dừng chờ đèn đỏ "chật kín". Tuy nhiên, giao thông vẫn khá thông thoáng.Trên đường, dòng người hối hả tiếp tục với công việc thường nhật như tài xế công nghệ, shipper, cũng có người vẫn cùng người thân đi du xuân, thăm người thân. Bên cạnh đó, nhiều người lỉnh kỉnh hành lý trên xe trong hành trình từ quê trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ tết dài.Anh Mạnh Duy (31 tuổi) sống ở một chung cư tại Q.8 (TP.HCM) cho biết anh vừa từ quê vợ ở Long An trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ tết ngày mùng 4 (tức 1.2). Trước đó, anh về quê từ ngày mùng 2."Lúc về quê, đường phố vắng vẻ, ít xe. Khi lên trở lại, đặc biệt hôm nay mùng 5 tết mình về nhà thăm ba ở Q.3 thì thấy đường đông đúc vô cùng. Nhiều người cũng đã trở lại TP.HCM để ổn định, chuẩn bị cho thứ hai đi làm lại giống mình nên đông. Ngày mai khi ai nấy đều đi làm, đường lại đông xe, nhịp sống trở về bình thường", chàng trai chia sẻ.Anh Duy cho biết đường phố hôm nay vẫn khá thông thoáng nên anh sẽ tận hưởng ngày nghỉ cuối cùng theo cách đặc biệt. Anh dự định sẽ chở vợ đi dạo phố, hóng gió cũng như vui chơi ở trung tâm TP.HCM để mai bắt đầu làm việc trở lại.Anh Thanh, làm việc tại một tiệm sửa xe ở Q.3 cho biết anh làm xuyên tết. Nhìn đường phố mùng 5, anh cho biết hôm nay đông xe hơn so với những ngày trước, nhưng đường vẫn thông thoáng."Tôi làm xong hôm nay, mai xin nghỉ về quê ít bữa vì đã làm suốt mùa tết. Lúc mọi người mang hành lý lên Sài Gòn thì mình mới về. Chúc mọi người trở lại làm năng lượng sau kỳ nghỉ tết vui vẻ", anh chia sẻ.Chia sẻ của chuyên gia về nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn từ bệnh tiểu đường
Hãng AFP ngày 1.2 dẫn lời giới khoa học cho hay tảng băng trôi lớn nhất thế giới bắt đầu vỡ ra ở Nam Cực, dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó sắp vỡ vụn sau khi tách ra và trôi tự do vào năm 2020.Chuyên gia Andrew Meijers thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) cho hay một khối băng dài khoảng 19 km đang tách khỏi tảng băng khổng lồ trên. Ông Meijers đã tận mắt chứng kiến tảng băng trôi khi dẫn đầu một nhóm nghiên cứu khoa học vào cuối năm 2023 và mô tả nó là "một vách đá trắng khổng lồ, cao 40 hoặc 50 m, trải dài từ chân trời này đến chân trời kia". Được đặt tên là A23a, tảng băng có diện tích gần 3.360 km2 và nặng gần 1.000 tỉ tấn, trước đó hầu như nguyên vẹn kể từ khi di chuyển chậm dần về phía bắc vào năm 2020. Nó đang trôi về đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương, làm dấy lên lo ngại về việc nó có thể mắc cạn ở vùng nước nông hơn và làm gián đoạn nguồn thức ăn của chim cánh cụt con và hải cẩu."Đây chắc chắn là lát cắt đầu tiên xuất hiện rõ ràng từ tảng băng trôi", theo ông Meijers, người theo dõi tảng băng trôi qua vệ tinh từ năm 2023. Nhà nghiên cứu băng hà Soledad Tiranti hiện đang trong chuyến thám hiểm Nam Cực của Argentina cũng cho hay một phần tảng băng đã vỡ ra. Mảnh vỡ này có diện tích khoảng 80 km2.Ông Meijers cho biết các tảng băng trôi chứa đầy các vết nứt sâu, và mặc dù tảng băng đồ sộ này đã nhỏ lại theo thời gian và mất đi một mảnh nhỏ hơn nhiều, nhưng nó vẫn "giữ nguyên khá tốt".Trước đây, các tảng băng trôi khổng lồ khác đã tan rã "tương đối nhanh trong vài tuần" sau khi chúng bắt đầu mất đi những mảnh lớn, ông nói.Tảng băng A23a tách khỏi thềm lục địa Nam Cực vào năm 1986 nhưng vẫn nằm yên ở đó cho đến năm 2020, khi cuộc hành trình về phía bắc đôi khi khiến nó gặp phải những dòng chảy đại dương và xoay tại chỗ. Khối nước ngọt khổng lồ này bị cuốn trôi bởi dòng chảy đại dương mạnh nhất thế giới là Hải lưu vòng Nam Cực.Ông Meijers cho biết quỹ đạo của nó hướng về Nam Georgia, một vùng kiếm ăn quan trọng của hải cẩu và chim cánh cụt, khó có thể thay đổi vì nó đã mất đi phần này.Nhưng nếu tiếp tục vỡ ra, nó sẽ "gây ra ít mối đe dọa hơn nhiều cho động vật hoang dã" vì các loài động vật kiếm ăn có thể di chuyển dễ dàng giữa các khối nhỏ hơn để tìm thức ăn, ông nói thêm.
Thị trường bất động sản Tây Bắc TP.HCM ‘dậy sóng’ với căn hộ dưới 1 tỉ đồng
Thêm nhiều trái cây và rau quả, sử dụng vừa phải dầu thực vật.
Hãng TASS ngày 8.3 dẫn lời ông Ken Bowersox, quan chức phụ trách các chuyến bay có người tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay Mỹ dự kiến sử dụng một cơ sở nghiên cứu mới trước thời điểm Trạm không gian quốc tế (ISS) ngưng hoạt động trong 5 năm tới."Chúng tôi muốn có một trạm khác tại chỗ để có thể tiếp tục công việc của mình ở quỹ đạo thấp của trái đất", ông trả lời báo giới, nhưng chưa nêu cụ thể.Thông tin được đưa ra khi ông trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tỉ phú Elon Musk, nhà sáng lập hãng SpaceX và hiện phụ trách Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ, về việc đưa ISS khỏi quỹ đạo và tập trung vào sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa."Hiện tại, chúng tôi đang hành động hoàn toàn theo hướng dẫn chính sách mà chúng tôi đã đưa ra, và điều đó nghĩa là chúng tôi bay trên ISS đến năm 2030. Đó là điều mà chúng tôi đã đàm phán với tất cả các đối tác quốc tế của mình", theo ông Bowersox.Quan chức này nói thêm rằng phía đối tác Nga vẫn chưa đồng ý kéo dài công việc tại ISS sau năm 2028.Theo ông, công việc ở quỹ đạo tầm thấp góp phần rất lớn vào khả năng giúp nhân loại vươn xa đến mặt trăng và sao Hỏa. "Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy rằng loài người sẽ tiếp tục hoạt động ở quỹ đạo tầm thấp trong một thời gian dài sắp tới, và tôi nghĩ điều này sẽ giúp chúng ta đẩy nhanh khả năng đi tới sao Hỏa", ông phát biểu.Trước đó hôm 20.2, tỉ phú Musk viết trên mạng xã hội X rằng "đã đến lúc bắt đầu chuẩn bị" cho việc đưa ISS khỏi quỹ đạo vì trạm không gian này đã hoàn thành nhiệm vụ và rất ít sử dụng. ISS bắt đầu hoạt động trên quỹ đạo từ ngày 20.11.1998 với trọng lượng khoảng 435 tấn và có thể đạt đến 470 tấn nếu ghép với các tàu không gian. Các bên tham gia dự án gồm Canada, Mỹ, Nga, Nhật Bản và 10 nước thuộc Cơ quan Không gian châu Âu gồm Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ý.Vào tháng 11.2022, CEO Yury Borisov của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) cho biết việc Nga tiếp tục tham gia vào dự án trên sẽ tùy thuộc vào tình trạng kỹ thuật tại khu vực của Nga, ngày Nga đưa trạm không gian của riêng mình lên quỹ đạo và các yếu tố khác.Đến nay, Nga chính thức công bố kế hoạch tiếp tục tham gia dự án ISS đến năm 2028. Vào đầu tháng 12.2024, ông Borisov nói rằng kế hoạch của Nga sẽ phối hợp với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kĩ sư xây dựng thành công nhờ bỏ nghề vào rừng nuôi cá lạ
Gừng Huế nổi tiếng từ xưa đến nay bởi đặc tính thơm, cay hơn gừng các vùng khác. Đặc biệt phải là củ gừng Tuần - vùng đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế. Thế nên, trong những con hẻm nhỏ trên các tuyến đường khu vực Tuần, ven sông Hương, Minh Mạng... không quá khó để gặp cảnh người dân mang cả chảo, bếp, vòi nước, bàn xắt... ra tận ngoài đường để làm mứt gừng bán tết.Theo những lò làm mứt gừng ở Huế, nguyên liệu làm món mứt gừng Huế phải dùng củ gừng được trồng trên vùng đất ở ngã ba Tuần nơi hai nhánh tả ngạn và hữu ngạn của dòng sông Hương gặp nhau mới có vị cay nồng, dậy hương thơm khác những nơi khác.