Vì sao số thí sinh lớp 12 TP.HCM đạt giải học sinh giỏi thấp hơn năm trước?
Tuy nhiên, để nhìn mặt trăng, sao Thổ và sao Kim thẳng hàng phải "tranh thủ" bởi sự kiện này chỉ có thể quan sát trong thời gian ngắn sau khi mặt trời lặn.Theo Timeanddate.com, sự kiện này diễn ra vào đầu buổi tối vì mặt trăng, sao Thổ và sao Kim sẽ lặn khoảng 1 giờ sau khi mặt trời lặn. Sao Kim và sao Thổ là những vật thể dễ nhìn nhất trên bầu trời đêm bằng mắt thường mà không cần thiết bị hỗ trợ nào.Chuyên gia cho biết chuyển động của mặt trăng quanh trái đất có thể được tiết lộ bằng cách so sánh các góc nhìn từ đêm này sang đêm khác. Nếu chúng ta nhìn vào vị trí của mặt trăng vào những đêm liên tiếp, khi nó di chuyển qua sao Thổ trong quỹ đạo hàng tháng quanh trái đất, chúng ta có thể thấy nó di chuyển đều đặn về phía đông so với nền của các ngôi sao.Điều này trở nên rõ ràng nếu chúng ta so sánh hình ảnh vào ngày 4.1.2025 với hình ảnh vào ngày 3.1.2024, khi trăng lưỡi liềm ở gần sao Kim.Ở một số nơi tại châu Âu, mặt trăng sẽ xuất hiện và đi qua phía trước hành tinh có vành đai này, tạo ra hiện tượng mặt trăng che khuất sao Thổ . Sự che khuất xảy ra khi một thiên thể đi qua trước một thiên thể khác, che khuất một phần hoặc toàn bộ thiên thể đó, tương tự như nhật thực.Trước đó vào ngày 14.10.2024, người Việt Nam đã có cơ hội quan sát hiện tượng này khi trăng lưỡi liềm "treo" gần sao Thổ ở phía đông sau khi mặt trời lặn và sau đó đã chứng kiến mặt trăng che khuất sao Thổ như nhật thực.Hướng của mặt trăng và khoảng cách của nó với các hành tinh khác thay đổi đôi chút tùy thuộc vào vị trí quan sát của bạn trên trái đất. Điều này là do mặc dù tất cả người quan sát trên thế giới sẽ nhìn thấy mặt trăng, sao Thổ và sao Kim vào buổi tối nhưng chênh lệch về múi giờ khác nhau đã khiến người quan sát ở một số nơi nhìn thấy các hành tinh có chút khác biệt.Tầm nhìn của bạn cũng phụ thuộc vào việc bạn ở bán cầu Bắc hay Nam, vì hướng của mặt trăng và sao Thổ thay đổi tùy theo vĩ độ. Tham gia vào một hội trại thiên văn đúng vào đêm 4.1 ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), anh Huy Võ (25 tuổi, ngụ TP.HCM) vô cùng hào hứng vì sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng này."Mình sẽ có một bầu trời trong, không bị ô nhiễm ánh sáng để quan sát rõ hơn. Hy vọng thời tiết sẽ ủng hộ cho chuyến quan sát thiên văn đầu năm của tụi mình lúc này", chàng trai yêu thiên văn chia sẻ.Đà Nẵng: Tuyên án nữ giám đốc bất động sản lừa đảo
Chiều 10.3, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết đơn vị vừa tiếp nhận báo cáo của Trung tâm Y tế (TTYT) H.Nam Trà My về tình hình trẻ sốt phát ban, bệnh lý đường hô hấp trên địa bàn huyện.Theo báo cáo, từ ngày 25.1 đến 9.3, toàn H.Nam Trà My ghi nhận tổng cộng 215 trẻ sốt cao kèm phát ban, trong đó 151 trẻ đã khỏi bệnh. Hiện có 62 trẻ được điều trị tại TTYT H.Nam Trà My, tình trạng chung của các trẻ là tỉnh táo, giảm sốt, ho, ăn uống được.TTYT H.Nam Trà My đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam gửi mẫu lấy từ các bệnh nhân sốt phát ban nghi bị sởi chuyển đi xét nghiệm, kết quả có 19 trường hợp xác định dương tính với virus sởi.Trong số 215 trẻ sốt phát ban, có trẻ đã tiêm, có trẻ chưa tiêm và có trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin ngừa sởi.Đáng chú ý, tối 5.3, trên địa bàn xã Trà Dơn (H.Nam Trà My) ghi nhận 1 trẻ tử vong nghi do bệnh sởi (Thanh Niên đã thông tin). Đến ngày 7.3, có thêm 1 trẻ tử vong với triệu chứng tương tự cũng tại địa bàn xã xã Trà Dơn; trường hợp này vừa được nêu trong báo cáo mới nhất của TTYT H.Nam Trà My.Theo ngành y tế địa phương, trước khi tử vong, 2 trẻ đều có dấu hiệu sốt cao, ho, tiêu chảy, sau đó nghỉ học ở nhà. Lực lượng y tế thôn bản, giáo viên và cán bộ thôn đến vận động đưa trẻ đi khám tại trạm y tế xã, nhưng gia đình không đồng ý.Cán bộ y tế đang tiếp tục điều tra, xác minh ca bệnh, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân và hỗ trợ những gia đình có trẻ có triệu chứng sốt đưa trẻ ra trạm y tế xã để được theo dõi, chăm sóc.Theo ông Mười, nguyên nhân tử vong là do trẻ bị tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy kiệt.Trước đó, H.Nam Trà My đã ghi nhận 3 trong số 4 ca tử vong cũng nghi do mắc bệnh sởi.
Tặng khu vui chơi cho bệnh nhi ở Hà Tĩnh
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Reuters đưa tin TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ vào khuya 18.1 ngay trước khi chính thức bị cấm. Ứng dụng TikTok và các ứng dụng của công ty mẹ ByteDance như CapCut hay Lemon8 không còn xuất hiện trên kho ứng dụng của Apple và Google."Một luật cấm TikTok đã được ban hành ở Mỹ. Không may, điều đó đồng nghĩa các bạn không thể sử dụng TikTok từ giờ. Chúng tôi may mắn khi Tổng thống (đắc cử Donald) Trump đã báo hiệu rằng ông ấy sẽ làm việc với chúng tôi về một giải pháp để khôi phục TikTok một khi ông ấy nhậm chức. Xin hãy chờ cập nhật", TikTok thông báo.Trả lời phỏng vấn NBC News ngày 18.1, Tổng thống đắc cử Donald Trump nói "nhiều khả năng" ông sẽ cho TikTok thêm 90 ngày để cắt đứt với cổ đông Trung Quốc, giúp công ty tạm thoát lệnh cấm hoạt động tại Mỹ từ ngày 19.1."Việc gia hạn 90 ngày là điều nhiều khả năng nhất sẽ diễn ra, bởi nó phù hợp. Nếu tôi quyết định làm vậy, có lẽ tôi sẽ công bố vào ngày 20.1", ông Trump nói, nhắc đến ngày nhậm chức của ông.Bà Hanna Horbachova đang mong mỏi rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine sẽ nhanh kết thúc, nhưng bà không đặt kỳ vọng vào ông Donald Trump.Giống như nhiều người Ukraine khác, chủ tiệm bánh này hoài nghi về lời hứa chấm dứt chiến sự nhanh chóng của tổng thống Mỹ sắp nhậm chức. Dù vậy, bà nghĩ rằng vẫn có cơ hội. “Ông Trump có cơ hội đi vào lịch sử như một vị cứu tinh của một quốc gia lớn vì Ukraine thực sự đang bị xóa bỏ”.Người phụ nữ 55 tuổi này không loại trừ khả năng phải từ bỏ ngôi nhà mới của mình ở Dnipro nếu quân đội Nga tiếp tục tiến về phía thành phố miền đông nam này.Các cố vấn của ông Trump hiện thừa nhận rằng sẽ mất nhiều tháng hoặc thậm chí lâu hơn để giải quyết được cuộc chiến. Đó cũng là một cuộc kiểm tra thực tế gắt gao đối với lời cam kết chính sách đối ngoại lớn nhất của ông Trump là đạt được một thỏa thuận hòa bình ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức.Tuy nhiên, một cuộc thăm dò gần đây của công ty nghiên cứu Gradus Research cho thấy một phần ba người Ukraine tin rằng chiến tranh sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 - tăng từ khoảng một phần tư trong cuộc thăm dò cách đây 6 tháng.Một phần ba khác cho biết họ nghĩ rằng cuộc chiến sẽ tiếp diễn “trong nhiều năm”, một phần ba khác cho biết quá khó để nói.Quan điểm đàm phán của hai bên xung đột vẫn còn cách xa nhau.Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thúc đẩy mạnh mẽ việc NATO đưa ra lời mời cho Ukraine trở thành thành viên, xem đó như là cách tốt nhất để ngăn chặn hành động của Nga trong tương lai.Tổng thống Vladimir Putin đã nói rằng ông sẵn sàng thảo luận về một thỏa thuận ngừng bắn với ông Trump. Tuy nhiên, ông đã loại trừ việc nhượng bộ lãnh thổ và yêu cầu Kyiv từ bỏ tham vọng gia nhập NATO.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
Món quà tết ấm áp cá Thài bai sông Trà
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.