Pattie Boyd bán kỷ vật của hai người chồng nổi tiếng: George Harrison, Eric Clapton
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.HLV Kim Sang-sik bị giả mạo danh tính trên Facebook, người đại diện lên tiếng khẩn cấp
Các chất dinh dưỡng trong nước ép nho cũng làm tăng lượng oxit nitric trong cơ thể. Nước ép lựu cũng có tác dụng tương tự.
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 2: Từ định vị vệ tinh đến... vòi rồng
Chuyến xe nghệ thuật không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, nơi những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm, trò chuyện cùng nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.Năm 2024, chương trình tạo ra 5 chuyến đi đầy ý nghĩa với những không gian nghệ thuật đặc sắc ở TP.HCM, Hà Nội. Tiếp nối thành công đó, ban tổ chức cho biết sẽ mở rộng quy mô, nội dung, mang đến những trải nghiệm phong phú hơn. Điểm đặc biệt của Chuyến xe nghệ thuật 2025 là sự mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện rõ nét qua chủ đề "Giao duyên giữa liền anh liền chị quan họ với các nghệ sĩ nhạc thính phòng", với sự tham gia của nghệ sĩ Bùi Hà Miên, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền, nghệ sĩ guitar Đặng Anh Tuấn và đặc biệt là NSND Thanh Lam.Nhìn lại hành trình của Chuyến xe nghệ thuật từ năm 2024, có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề được lựa chọn, từ việc khám phá "bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" tại bảo tàng tư nhân của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đến việc tìm hiểu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại xưởng vẽ của họa sĩ Hoài Hương. Mỗi chuyến đi đều mang đến những kiến thức và trải nghiệm quý giá.Chuyến xe nghệ thuật được tổ chức định kỳ mỗi tháng, xuất phát từ quán Cà phê Thứ Bảy tại TP.HCM và Hà Nội tới các địa chỉ văn hóa, không gian nghệ thuật được lựa chọn. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là một cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Thông qua chương trình, những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tác phẩm, hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ.
Ám ảnh cảnh tổng vệ sinh nhà cửa đón tết những năm trước, anh Chí Nam (26 tuổi) quyết định bỏ tiền thuê người về dọn nhà "cho khỏe".Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề, anh Nguyễn Chí Nam (26 tuổi) hiện đang sống trong một chung cư trên đường Tạ Quang Bửu (Q.8, TP.HCM) quyết định thuê người về tổng vệ sinh nhà cửa sau nhiều năm tự làm công việc này."Những năm trước, tôi và người thân phải tự làm công việc này. Từ quét mạng nhện trần nhà, vệ sinh quạt trần, lau dọn kính, ban công, tủ quần áo, vệ sinh toàn bộ tủ lạnh… làm cả 4 tiếng mà vẫn chưa vào đâu. Thực sự rất ám ảnh", anh kể.Vậy là năm nay, anh quyết định thuê dịch vụ tổng vệ sinh nhà thông qua một ứng dụng. Theo thỏa thuận, có 2 nhân viên vệ sinh đến nhà và sẽ thực hiện các phần việc trong vòng 3 tiếng đồng hồ, anh sẽ thanh toán với mức giá 620.000 đồng.Sau khi nhân viên đến nhà dọn dẹp liên tục trong khung giờ đã thỏa thuận, vì sắp hết thời gian nhưng vẫn chưa xong việc, chàng trai quyết định chi thêm 50.000 đồng để nhân viên làm thêm 30 phút cho hoàn tất. Anh nhận xét dịch vụ khá ổn khi người làm sạch sẽ các không gian trong nhà mà anh mong muốn, nhà cửa tươm tất để đón tết."Tết tôi không ở đây mà về quê miền Tây đón tết cùng gia đình, nên dọn nhà sớm cho khỏe. Mỗi năm cũng nên tổng vệ sinh 1 - 2 lần để năm mới đón điều mới. Chỉ có điều tự dọn thì mệt nên thuê, năm sau chắc tôi cũng thuê tiếp cho khỏe", anh chàng cho biết.Nữ nhân viên vệ sinh đến dọn nhà cho anh Nam cho biết từ đầu 2025, nhu cầu dọn nhà ăn tết của khách tăng đột biến khiến chị và đồng nghiệp phải làm việc liên tục, có khi đến tối muộn.Người này nói thêm tùy vào thời gian dọn dẹp, khung giờ dọn dẹp sáng hay tối, ngày dọn dẹp trong tuần hay cuối tuần, chất lượng dịch vụ khách chọn mà phí thanh toán sẽ được tính cho phù hợp. Dự kiến thời gian tới công việc của chị còn bận rộn hơn nữa.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Tự dọn vẫn thích hơnThuê cho khỏeTùy hoàn cảnh, thời gianKhácChị Thanh Thanh (34 tuổi) hiện đang sống ở Q.8 cũng cho biết từ trước tới nay, chị và gia đình luôn tự dọn nhà đón tết chứ không thuê bên ngoài. "Gần tết là cả nhà mình huy động tối đa toàn bộ lực lượng tổng vệ sinh, nhà cửa tươm tất để đón một năm mới với nhiều điều tốt đẹp. Mệt thật, nhưng mà vui và còn tiết kiệm chi phí. Nói như vậy không có nghĩa là tôi phản đối hay thành kiến với những người thuê người dọn nhà vì nhu cầu mỗi người là khác nhau", chị bày tỏ.Trong khi đó, anh Tấn Trần (26 tuổi) cho biết năm ngoái anh cũng đã thuê người dọn nhà ở chung cư của mình vì bận rộn công việc ngày cuối năm. Dù phải chi một số tiền không nhỏ cho dịch vụ, nhưng anh không hài lòng lắm.Chàng trai cho biết người dọn nhà không thực sự có tâm, anh có cảm giác họ làm cho đúng thời gian rồi về. Nhiều góc trong nhà anh vẫn không sạch sẽ sau khi dọn. Từ đây, chàng trai cho biết năm nay sẽ tự dọn nhà đón tết thay vì thuê bên ngoài, vừa tiết kiệm và vừa đúng ý mình.Theo khảo sát của phóng viên, các hội nhóm nhận dọn vệ sinh nhà cửa theo giờ cũng trở nên sôi động. Nhiều người đăng thông tìm gia chủ có nhu cầu, nhiều người cũng đăng tải thông tin tìm dịch vụ chất lượng, giá phải chăng…
Nam thanh niên trả lại gần 11 triệu đồng cho người đánh rơi
Lần đầu tiên tôi biết về mẹ hình như là lúc lên 4, khi đó ba vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 ở Hà Nội về. Đó cũng là lần đầu tiên ba gặp đứa con gái thứ 2 là tôi.Sáng hôm đó, hình như mẹ lúi húi trong bếp, ba bế tôi xuống hỏi: "Em cho ba con anh ăn gì?". Tôi đòi ăn khoai, là hai củ khoai hôm trước ba nói để sáng mai hẵng ăn. Mẹ nói con ăn cơm đi, mẹ ăn khoai rồi. Tôi khóc ăn vạ. Ba bế tôi lên vai nói ra vườn hái cam. Mẹ nhìn theo hai cha con rồi nói: "Có ba về là nhõng nhẽo quá, ở nhà với mẹ có thế đâu…".Tôi không thể nào diễn tả được ánh mắt ấy, chỉ là sau này nhớ lại, ngẫm nghĩ thì hiểu rằng: Đó là lời của một người vợ, người mẹ hạnh phúc.Ba mẹ cưới nhau xong thì ba đi bộ đội rồi giải ngũ, học tiếp cấp 3. Ba bắt đầu ra Hà Nội học đại học thì mẹ có bầu tôi. Trong bốn năm xa cách ấy là bom đạn, thiếu thốn, mẹ một mình làm ruộng, nuôi hai con và chăm sóc ba mẹ chồng. Chừng ấy năm tháng xa chồng của một người vợ trẻ hẳn không ít khó khăn và cả đau khổ. Nhưng, khi có thể dựa đỡ vào chồng, dù chỉ là dỗ đứa con gái hờn dỗi, với mẹ đó là khoảnh khắc hạnh phúc vỡ òa. Cái cảm giác hạnh phúc trên khuôn mặt, ánh mắt mẹ rõ ràng đến nỗi 55 năm sau, tôi vẫn nhớ như in, như thể xem lại một cảnh phim ấn tượng.Mùa đông đầu tiên sau khi đi làm, ba mua cho mẹ một cái áo bông chần màu đen láng mượt. Với quê miền Trung thời đó, chiếc áo là của hiếm. Khi ba đang ở nhà, lúc nào mẹ cũng mặc. Hôm đó, trời lạnh lắm, đi cấy về, mẹ khoe với ba: "Bữa ni ở ngoài đồng ai cũng khen áo đẹp, các chị ấy nói cả làng ni, chưa có ai được chồng mua áo đẹp cho như vậy".Mẹ cười, mắt lấp lánh. Người ta hẳn sẽ hạnh phúc tận cùng khi chỉ yêu, hiến dâng, không chờ đợi, không đòi hỏi và khi được trao đền, thì cảm giác như đó là quà tặng vô giá.Ba tôi đi công tác xa, năm thì mười họa về nhà một bữa. Mỗi lần ba về, trong nhà như có tiệc. Mẹ nấu cho ba những món ngon nhất mà quanh năm mấy mẹ con chẳng mấy khi được ăn. Có con lợn nuôi mấy tháng chờ tết cân cho mậu dịch để lấy lụa, bột mì, ba đòi làm thịt, mẹ đồng ý luôn. Cứ tưởng ba chỉ lấy bộ lòng ăn rồi để các thứ còn lại cho mẹ bán, ai dè ba nói: "Chia ra từng các phần nhỏ, biếu hết bà con quanh nhà".Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Mẹ làm theo, nét mặt rất vui.Có cái ao trước cửa nhà, mẹ thả cá để cuối năm thu hoạch. Ba về bất chừng, gọi người tát nước, bắt cá chia cho cả xóm, mẹ cũng chiều ý ba. Các dì tôi nói: "Mạ mấy đứa yêu và chiều chồng vô điều kiện".Mẹ ốm, đi viện đâu hơn tháng thì về nhà. Làng xóm tới thăm rất đông, ai mẹ cũng quay mặt ra chào, cố tiếp chuyện giữa những cơn đau. Duy chỉ có chị cả tôi ôm đứa em út lúc đó mới 10 tháng tuổi tới thì mẹ quay mặt vào vách. Bà nội tôi nói: "Các con để cho mẹ nghỉ". Sau này, khi mẹ mất lâu lâu, bà giải thích với tôi: "Lúc đó mẹ con sợ em nó nhớ ra mẹ rồi vài bữa nữa, không còn mẹ, em nó khóc, bà cháu mình không dỗ được".Mẹ là vậy, kể cả khi sắp rời cõi đời, vẫn chỉ nghĩ cho người khác.Sau này, gặp những chuyện này kia, đôi khi tôi sững lại, tự hỏi: "Nếu là mẹ, bà sẽ xử lý thế nào nhỉ?". Và khi đã lội qua nhiều năm tháng và đường đất cuộc đời, tôi tìm được câu trả lời chung cho nhiều tình huống: Mẹ đã nghĩ và làm như tính cách trời sinh, mọi sự đều nghĩ cho người khác, sống cho người khác. Mẹ cũng không có cơ hội chiêm nghiệm như thế là đúng hay sai, bởi bà đã ra đi khi chưa kịp nhìn lại…Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Và những đứa con của mẹ cũng hạnh phúc mỗi khi nhớ về người.