Nóng: Nguyễn Thị Hương, Phạm Thị Huệ tạo kỳ tích, đua thuyền Việt Nam giành 2 vé Olympic
Tại hội nghị tổng kết Bộ TT-TT sáng nay 29.12, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT-TT và Bộ KH-CN sau khi hợp nhất sẽ mang tên Bộ KH-CN và TT.Bộ KH-CN quản lý về phát triển công nghệ nói chung. Còn Bộ TT-TT quản lý công nghệ thông tin, công nghệ số là công nghệ cốt lõi, nền tảng cho các ngành, các lĩnh vực khác và cũng là các công nghệ năng động quan trọng nhất hiện nay. Theo Bộ trưởng Hùng, tên của Bộ TT-TT thực ra là Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông, nhưng vì Quốc hội thấy cả 2 bộ đều có chữ công nghệ nên đã cắt đi chữ công nghệ và tên Bộ trở thành Bộ TT-TT. Công nghệ chính là điểm chung tạo ra hiệp lực, cộng lực và cộng hưởng của 2 bộ. Chữ "truyền thông" trong cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có 2 nghĩa: viễn thông và media tức là các phương tiện truyền thông như: báo chí, phát thanh truyền hình, truyền thông xã hội.Người đứng đầu Bộ TT-TT lý giải thêm, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ KH-CN và TT, vừa bao quát hết lĩnh vực của 2 bộ, vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai bộ là công nghệ. "Trên 50.000 doanh nghiệp công nghệ số thuộc quản lý của Bộ TT-TT từ nay sẽ tiếp cận được nhanh hơn với các kết quả nghiên cứu của Bộ KH-CN, làm cho khoa học, công nghệ gần với doanh nghiệp; đồng thời đưa nhanh hơn, kết quả nghiên cứu KH-CN, các sản phẩm phục vụ cuộc sống", Bộ trưởng Hùng nhìn nhận.Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 - Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với nhiều quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn, có tính cách mạng, giống như Nghị quyết khoán 10 trong nông nghiệp cách đây 40 năm, nhưng lần này lại cho KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: "Bộ mới hợp nhất là Bộ KH-CN và TT sẽ là lực lượng nòng cốt để hiện thực hóa nghị quyết đặc biệt quan trọng này. Nghị quyết 57 xác định bộ ba: KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ba trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới". Nghị quyết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của làm chủ KHCN để làm chủ tiến trình chuyển đổi số Việt Nam, giao các doanh nghiệp nòng cốt làm các dự án lớn về chuyển đổi số, giá các doanh nghiệp nòng cốt làm chủ các công nghệ chiến lược.Đây là một mũi tên trúng hai đích, vừa làm chủ tiến trình công nghệ chuyển đổi số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước. Từ nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận lấy sứ mệnh Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ là Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Từ nay, chuyển đổi số đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân."Chuyển đổi số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phát triển đột phá. Chúng ta kỳ vọng chuyển đổi số sẽ góp phần đặc biệt quan trọng để Việt Nam vươn mình đứng dậy mạnh mẽ, trở thành nước XHCN phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi Việt Nam mới tròn 100 năm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.Lựa chọn - Truyện ngắn của Vũ Thị Huế (Bắc Ninh)
Công Phượng vẫn đều đặn ghi bàn cho CLB bóng đá Bình Phước. Tuy nhiên, đừng quên đây chỉ là đội hạng dưới trong hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Sức cạnh tranh của giải hạng nhất, nơi Công Phượng vẫn ra sân hàng tuần, chắc chắn không cao bằng V-League. Ngoài ra, tính cạnh tranh trong đội hình của đội Bình Phước, chắc chắn cũng không cao như tính cạnh tranh ở các đội hàng đầu V-League như CLB bóng đá Công an Hà Nội (CAHN), Hà Nội FC, Nam Định, Thể Công Viettel, Bình Dương… Việc Công Phượng chiếm suất đá chính ở đội bóng miền Đông Nam bộ chắc chắn dễ hơn chiếm suất đá chính ở các đội trong nhóm cạnh tranh ngôi vô địch V-League.Chính vì thế, rất khó để đem phong độ của Công Phượng trong màu áo CLB Bình Phước để bình luận tiền đạo này nên hay không nên được HLV Kim Sang-sik gọi vào đội tuyển Việt Nam. Bản thân HLV Kim Sang-sik cũng đã lên tiếng về vấn đề Công Phượng: "Cậu ấy là cầu thủ giỏi, đang đạt phong độ tốt trong màu áo CLB Bình Phước. Tuy nhiên, đáng tiếc là thời gian tôi theo dõi Công Phượng chưa nhiều, chưa đủ để tôi quyết định gọi cậu ấy vào đội tuyển quốc gia".Vả lại, việc triệu tập bất kỳ cầu thủ vào đội tuyển quốc gia còn phụ thuộc vào triết lý của từng HLV, phụ thuộc vào lối chơi mà HLV đó chủ trương xây dựng. Lối chơi do HLV xây dựng sẽ quyết định cầu thủ có liên quan có phù hợp với cách vận hành chung của đội tuyển quốc gia hay không.Về vấn đề này, Công Phượng không phải là trường hợp gây tranh cãi duy nhất trước khi AFF Cup khai diễn. Quế Ngọc Hải, Võ Hoàng Minh Khoa (Bình Dương), Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội FC), Tô Văn Vũ (Nam Định), thủ môn Đặng Văn Lâm (Ninh Bình)… cũng bị loại đầy đáng tiếc. Nhưng với ngôi vô địch AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik vừa chứng minh ông lựa chọn đúng.Rồi cũng liên quan đến sự phù hợp, phong cách thi đấu thiên về giữ bóng nhiều ở tuyến trên của Công Phượng, liệu có hợp với chân sút số 1 của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup là Nguyễn Xuân Son. Tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, ông Kim chủ trương cho đội tuyển Việt Nam đá chớp nhoáng, dồn bóng cho Xuân Son ở tuyến đầu, để tiền đạo này xử lý bóng nhanh nhất có thể. Hiệu quả trong việc sử dụng Xuân Son ở AFF Cup 2024 đã có lời giải, còn hiệu quả trong việc kết hợp giữa Công Phượng với Xuân Son vẫn còn là dấu hỏi? Thành ra, rất khó để trách HLV Kim Sang-sik trong vấn đề này, một khi kết quả vẫn hết sức thuận lợi cho đội tuyển Việt Nam.Dĩ nhiên, cơ hội quay trở lại đội tuyển Việt Nam vẫn còn rất nhiều với Công Phượng, nhất là trong bối cảnh Xuân Son đang chấn thương. Xuân Son chấn thương dài hạn, đội bóng của HLV Kim Sang-sik đang cần nhân tố mới cho hàng tiền đạo hơn bao giờ hết. Có thể Công Phượng sẽ là nhân tố như thế, giúp vị HLV người Hàn Quốc tìm thấy sự đột biến khác nữa. Vấn đề là Công Phượng phải kiên trì, cơ hội khoác áo đội tuyển, thậm chí chiếm chỗ thi đấu chính thức không bao giờ khép lại với bất kỳ ai. Thủ môn Nguyễn Đình Triệu là ví dụ điển hình cho điều này. Những tưởng Đình Triệu mãi là cái bóng của thủ thành Nguyễn Filip, nhưng Đình Triệu đột ngột tỏa sáng tại giải vô địch Đông Nam Á, giúp đội tuyển Việt Nam giành cúp vàng, bản thân Đình Triệu được giới chuyên môn lựa chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải!
Những tấm lòng vàng 1.10.2023
Hội nghị công bố quyết định của UBND tỉnh Bình Dương công nhận kết quả bầu ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở TT-TT giữ chức Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Thủ Dầu Một, thay cho ông Nguyễn Quốc Cường, nghỉ hưu trước tuổi.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương cũng công bố quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Ngô Quang Sự, Giám đốc Sở TN-MT và ông Võ Hoàng Ngân, Giám đốc Sở Xây dựng cùng giữ chức Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy.Cùng ngày, HĐND tỉnh Bình Dương đã công bố các nghị quyết về thành lập Sở Nội vụ (hợp nhất giữa Sở LĐ-TB-XH và Sở Nội vụ) do bà Huỳnh Thị Thanh Phương (Giám đốc Sở Nội vụ) tiếp tục làm giám đốc sở sau hợp nhất.Nghị quyết về thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT), quyết định bổ nhiệm ông Phạm Văn Bông (Giám đốc Sở NN-PTNT) làm giám đốc sở.Nghị quyết về thành lập Sở Xây dựng (hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT), quyết định bổ nhiệm ông Huỳnh Anh Minh (Giám đốc Sở GTVT) làm giám đốc sở.Nghị quyết về thành lập Sở KH-CN (hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT), quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Long (Giám đốc Sở KH-CN) làm giám đốc sở.Nghị quyết về thành lập Sở Tài chính (hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT), quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Toàn (Giám đốc Sở KH-ĐT) làm giám đốc sở.Nghị quyết về thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh; quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Đức Tài (Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) làm giám đốc sở.
* Diễn viên Khôi Trần tuổi 40 đang "sở hữu" những gì?
Rishi Sunak, thủ tướng thứ ba của Anh trong chưa đầy 2 tháng, là ai?
Ngày 20.1, Công an tỉnh Bình Định cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với bà Võ Thị Tuyết Vân (45 tuổi, ở P.Ngô Mây, TP.Quy Nhơn, Bình Định) là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Đắc Tài (trụ sở tại H.Tây Sơn, Bình Định) về hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.Quyết định trên đã được Viện KSND tỉnh Bình Định phê chuẩn. Cùng với đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định cũng ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú và cấm xuất cảnh đối với bị can Võ Thị Tuyết Vân để phục vụ công tác điều tra.Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023, Công ty TNHH Đắc Tài đã có hành vi khai thác cát ngoài trữ lượng được cấp phép trong phạm vi mỏ và ngoài phạm vi mỏ ở khu vực sông Kôn, thuộc xã Bình Nghi, H.Tây Sơn với khối lượng hơn 301.246 m3, trị giá hơn 31,6 tỉ đồng.Theo cơ quan công an, đây là vụ án khai thác cát trái phép lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Định.Theo giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh Bình Định cấp, Công ty TNHH Đắc Tài được khai thác cát làm vật liệu xây dựng tại xã Bình Nghi (H.Tây Sơn) với mục đích phục vụ công trình đường ven biển Cát Tiến - Diêm Vân. Công suất khai thác cát là gần 10.000 m3/năm.