LMHT: LCK sôi động thị trường chuyển nhượng trong khi T1 giữ nguyên đội hình
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.Mát lòng giữa nắng nóng khi chủ quán miễn phí phao, nước uống cho khách tắm biển
Sau khi gặp nhiều điểm nghẽn dẫn đến tình trạng chậm trễ hoàn thành dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường Dương Quảng Hàm, Q.Gò Vấp, TP.HCM, chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan đang nỗ lực giải quyết vướng mắc để kịp về đích trước ngày 30.4. Mốc thời gian này được Phó chủ tịch TP.HCM - ông Bùi Xuân Cường trực tiếp chỉ đạo.Theo dự kiến ban đầu, dự án mở rộng đường Dương Quảng Hàm với tổng mức đầu tư hơn 2000 tỉ đồng phải hoàn thành vào cuối năm 2024. Thế nhưng 2 nguyên nhân chính được cho là dẫn đến sự chậm trễ của dự án này chính là vướng mặt bằng và lưới điện. Để khắc phục cũng như hoàn thành tiến độ theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, vấn đề giải phóng những mặt bằng còn tồn đọng đã được các đơn vị chức năng phối hợp thực hiện gấp rút.Riêng 76 trụ điện còn án ngữ giữa, nằm giữa tuyến đường Dương Quảng Hàm cũng đang được ngành điện lên kế hoạch và nỗ lực thực hiện theo từng phần việc cụ thể để kịp hoàn thành công tác thu hồi, ngầm hóa lưới điện cũng như bàn giao lại cho chủ đầu tư dự án trước ngày 30.3. Lý giải về tình trạng chậm trễ xử lý hệ thống trụ điện trong quá trình nâng cấp mở rộng tuyến đường Dương Quảng Hàm, đại diện Ban Quản lý dự án lưới điện phân phối TP.HCM cho biết thêm, vì lý do đặc thù nên việc di dời và ngầm hóa lưới điện bị phụ thuộc vào công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng nên việc di dời, xử lý vẫn còn nhiều hạn chế.
Mẹ đơn thân lặn lội tìm cho được nguyên nhân khiến con gái mất ở TP.HCM: Chỉ mong con thanh thản
Bệnh dại là một bệnh nhiễm virus nặng gây viêm não tủy cấp tính, do vi rút dại lây từ động vật có vú sang người, khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong là 100%.Tại Việt Nam, bệnh dại xuất hiện ở nhiều địa phương, nguồn truyền bệnh chính là chó, mèo. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Năm 2023 số người điều trị dự phòng bệnh dại là 674.888 người tăng hơn 45% so với năm 2022; cả nước cũng ghi nhận 82 ca tử vong do bệnh dại tại 30/63 tỉnh thành, phố. Tính đến cuối năm 2024, cả nước ghi nhận 84 ca tử vong do bệnh dại tại 34/63 tỉnh, thành phố. Bệnh dại có thể dự phòng bằng tiêm vắc xin hay huyết thanh kháng dại, tiêm ngay lập tức và đúng phác đồ có thể phòng bệnh 100%. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh dại còn rất chủ quan, lơ là, không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định. Nhiều trường hợp được chỉ định tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại nhưng vì băn khoăn chi phí tiêm chủng cao, tâm lý sợ tốn kém tiền bạc nên đã trì hoãn mũi tiêm hoặc không tiêm. Lo ngại hơn, vì chủ quan và thiếu thông tin, người dân bị phơi nhiễm với bệnh dại đã không đến cơ sở y tế để tư vấn, tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Bên cạnh đó, còn có những trường hợp lại tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Đơn cử, ca tử vong do bệnh dại ghi nhận tại thôn O Đất, xã Ia Băng, H.Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vào ngày 8.8.2024. Ngoài trường hợp tử vong là anh D., địa phương còn ghi nhận 11 trường hợp phơi nhiễm. Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, trước đó, anh D. bị chó của gia đình cắn, đến cơ sở y tế để xử lý vết thương, nhưng không khai báo và cũng không tiêm huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng bệnh dại. Con chó sau khi cắn anh D. đã bị người nhà đập chết làm thịt để ăn. Kết quả điều tra cho thấy, xác minh có 11 người phơi nhiễm; trong đó, 2 người nguy cơ rất cao do trực tiếp làm thịt chó, 9 người tiếp xúc với trường hợp tử vong do bệnh dại.Tháng 5.2024, bà D. sinh năm 1971, ngụ phường Long Tâm (TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bị mèo cào vào chân với vết xước trầy ở da, chảy máu nhẹ, do nghĩ mèo nhà nuôi nên bà D. chủ quan không đi tiêm dự phòng sau phơi nhiễm. Tháng 11.2024, bà D. có biểu hiện bị sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở và người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu với chẩn đoán bệnh dại viêm cơ Tim cấp và tử vong sau đó vài ngày.Ngoài ra, thực trạng hiện nay cho thấy một số nhân viên y tế vẫn còn e ngại trong việc tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại và vắc xin dại, cho rằng có nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc triển khai đưa huyết thanh kháng dại vào các điểm tiêm chủng, còn e dè các phản ứng sau tiêm.Theo thống kê của ngành Y tế, những năm gần đây bình quân cả nước có khoảng 600 nghìn người bị chó, mèo cắn và trên 70 người tử vong mỗi năm dù đã có vắc xin cho cả người và động vật. Bệnh dại luôn giữ vị trí có số ca tử vong nhiều nhất trong các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, chi phí để giải quyết hậu quả khi bị chó, mèo cắn và các hệ lụy của bệnh dại tiêu tốn gần 1.000 tỉ đồng/năm.Bệnh dại còn gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội và các khía cạnh của đời sống như gây đau khổ cho gia đình nạn nhân; vết thương do chó cắn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm thần của nạn nhân có thể suốt đời; mất cơ hội vui chơi giải trí, nghiên cứu, học tập, làm việc và gây ảnh hưởng môi trường.Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) là đơn vị trong nước, sản xuất huyết thanh kháng dại để dự phòng bệnh dại cung cấp cho các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc trong gần 30 năm nay. Không ngừng áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại và tuân thủ GMP vào trong sản xuất. IVAC đã cải tiến thành công sản phẩm huyết thanh kháng dại tinh chế với tên thương mại mới là IVACRIG hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm IVACRIG (huyết thanh kháng dại tinh chế) được sản xuất từ huyết thanh ngựa áp dụng theo công nghệ tinh chế tiên tiến. Mỗi lô IVACRIG được đưa ra thị trường sau khi trải qua 3 cấp đánh giá về an toàn thuốc và được Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế cấp giấy chứng nhận chất lượng sau khi xem xét đầy đủ hồ sơ sản xuất lô và kiểm soát chất lượng.IVACRIG là sản phẩm có độ tinh sạch cao, an toàn, hiệu quả với giá thành hợp lý góp phần điều trị dự phòng cho người bị động vật nghi dại cắn, trung hòa virus dại giảm các khả năng gây phản ứng phụ, các phản ứng phụ (nếu có) chỉ thoáng qua và dễ dàng giải quyết như đau tại chỗ, đỏ, ngứa.Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Người dân khi bị chó mèo cắn cần kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, tuyệt đối không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Chủ quan sẽ trả giá đắt.
Bộ GT-VT vừa ra thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh tại cuộc họp về một số nội dung liên quan đến các dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thống nhất sự cần thiết nghiên cứu phương án đầu tư đường trên cao dọc theo quốc lộ 51 (đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11, thuộc địa bàn TP.Biên Hòa) nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại đoạn đường trên.Đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai căn cứ luật Đường bộ và các văn bản hướng dẫn có liên quan để đầu tư xây dựng theo thẩm quyền ngay sau khi được Bộ GTVT bàn giao.Bộ GTVT cũng đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu bổ sung quy hoạch đường trên cao vào quy hoạch chung xây dựng TP.Biên Hòa theo hướng đường cao tốc đô thị để làm cơ sở triển khai thực hiện. Nghiên cứu phạm vi, đánh giá tác động về phương án đầu tư để bảo đảm hiệu quả.Ngoài ra, do trên quốc lộ 51 đang còn tồn tại dự án BOT quốc lộ 51, nên Bộ trưởng Bộ GTVT giao Cục Đường bộ Việt Nam xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan đến hợp đồng dự án BOT quốc lộ 51; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan xác lập sở hữu toàn dân, bàn giao quốc lộ 51 để tỉnh Đồng Nai quản lý, hoàn thành trước ngày 30.4.2025.Trước đó, vào đầu tháng 1.2025, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM đề xuất với Đồng Nai về dự án làm đường trên cao dọc quốc lộ 51 (đoạn từ ngã ba Vũng Tàu đến Cổng 11, dài khoảng 5,5 km). Dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư hơn 12.800 tỉ đồng.Tuyến đường trên cao được xây dựng theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, vận tốc thiết kế 80 km/h và có quy mô 6 làn xe.
Xe ôm công nghệ, shipper tiếp tục bị CSGT TP.HCM phạt vì chở hàng cồng kềnh
Ngày 12.2, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Công Thuận (37 tuổi, trú tại TP.Huế) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.Cụ thể, trong quá trình giao hàng, Thuận thu tiền từ Công ty TNHH ASIA Hà Nam (trụ sở tại Hà Nam) và các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, TP.Huế, nhưng không nộp hết về công ty mà lấy một phần để chi tiêu cá nhân. Sau đó, Thuận đưa thông tin gian dối để được ứng hàng từ kho của các công ty và giao cho các đại lý để thu tiền và tiếp tục việc chiếm đoạt.Từ tháng 8.2021 đến tháng 11.2023, bằng thủ đoạn nói trên, Thuận chiếm đoạt hơn 4 tỉ đồng của Công ty TNHH ASIA Hà Nam và các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và TP.Huế.Vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.