Mbappe đăng thông điệp bí ẩn, HLV Enrique đáp trả thẳng thừng
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.Xe sang Lexus chạy ngược chiều nguy hiểm: Dân mạng phẫn nộ
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.
Nhiều hướng đi cho học sinh hoàn thành lớp 9
Ngày 7.3, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đưa ra lộ trình cụ thể về thực hiện Đề án hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT đến năm 2030 của Chính phủ.Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra kế hoạch đẩy mạnh công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh học sinh và học sinh về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành GD-ĐT về hội nhập quốc tế. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và học sinh.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, tiếp cận các phát minh khoa học, các công nghệ kỹ thuật tiên tiến phục vụ thiết thực cho công tác quản lý và hoạt động dạy - học trong các cơ sở giáo dục; tăng cường quảng bá hình ảnh TP ra thế giới, tuyên truyền chủ trương chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT.Cũng trong lộ trình này, Sở GD-ĐT có kế hoạch nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nhằm nâng cao khả năng giảng dạy, nghiên cứu và hợp tác quốc tế.Ưu tiên nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, phát triển thêm nhiều chương trình chất lượng cao phù hợp với nhu cầu người học, đa dạng ngôn ngữ giảng dạy, trong đó ưu tiên các chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh.Tích cực nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thu hút, quản lý, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế, có trình độ, có kinh nghiệm và đảm bảo tính kế thừa.Tham gia và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư cho GD-ĐT; tăng cường liên kết đào tạo, chương trình tiên tiến với các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định chất lượng, đẩy mạnh hợp tác trao đổi chuyên gia, giáo viên, học sinh với nước ngoài để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP và cho ngành.Nâng cao hiệu quả các chương trình học bổng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần hỗ trợ cho sự nghiệp, tăng cường hợp tác song phương, đa phương; đa dạng hình thức hợp tác cùng với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác truyền thống; thúc đẩy hợp tác với các nước có nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới.Trong đó, Sở GD-ĐT cũng đưa ra kế hoạch quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dạy chương trình nước ngoài hoặc dạy chương trình của Việt Nam bằng tiếng nước ngoài…
Trọng lượng Swift mới nhẹ hơn 95 kg so với thế hệ trước
Những người lái xe nhưng dán mắt vào điện thoại chứ không nhìn đường ở trung tâm TP.HCM
Chia sẻ với Thanh Niên hôm nay 30.1 (nhằm ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025), chị Minh Chi (30 tuổi) là vợ anh Đăng cho biết dù đã làm mọi cách để tìm kiếm khắp nơi ở TP.HCM, nhưng vẫn chưa thể liên lạc với anh.Người vợ cho biết tối 28 tết (tức ngày 27.1), anh rời nhà ở Q.12 và có cuộc hẹn với bạn bè ở Q.Phú Nhuận. Sau cuộc hẹn đó, anh mất liên lạc với gia đình. Chị Chi cho biết trước đó, anh Đăng không có biểu hiện nào lạ."Ban đầu, gia đình cũng chỉ nghĩ có vấn đề gì đó nên anh chủ động ngắt liên lạc, nhưng tới nay đã mùng 2 tết gia đình vẫn chưa thể gọi cho anh nên vô cùng lo lắng, không biết anh có gặp phải nguy hiểm gì không", người vợ chia sẻ thêm.Ban đầu, chị chỉ tìm thông qua người thân, bạn bè. Nhưng đến nay, vì quá bất an, chị chia sẻ lên mạng xã hội "cầu cứu" cộng đồng mạng, mong ai có tin anh hãy báo về gia đình. Người nhà cho biết trước khi đi anh mặc quần tây đen, áo thun có cổ màu xanh, đi xe máy Vario màu đen biển số 59G2-64727. Trong ví có đầy đủ giấy tờ tùy thân. "Anh ơi, nếu anh có đọc được những dòng này hãy liên lạc về gia đình. Mẹ và mọi người đều lo lắng, mất ăn mất ngủ", chị chia sẻ.Chị Ngân, là chị của chị Chi cho biết vẫn đang hỗ trợ em gái tìm tin tức người thân. Đây là một cái tết đầy lo âu với cả gia đình khi vẫn phải miệt mài tìm tung tích anh Đăng.Ai có tin tức về anh Trần Hải Đăng vui lòng liên hệ gia đình qua số điện thoại: 0943.134.437(gặp chị Chi) hoặc 0964.767.168 (gặp chị Ngân). Vô cùng biết ơn!