FPT Shop tăng gấp đôi thời gian bảo hành iPhone 12
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu Frontiers in Nutrition, đã phát hiện thêm tin vui cho những người thích ăn trái cây, nhất là chuối.Theo đó, ăn 1 quả táo mỗi ngày không chỉ giúp bạn tránh xa bác sĩ mà còn giúp bạn kéo dài đáng kể tuổi thọ. Cả chuối cũng vậy, các nhà khoa học đã khám phá ra lượng chuối nên ăn để giảm nguy cơ tử vong sớm, giúp bạn sống thọ hơn.Các nhà khoa học từ Trung Quốc đã theo dõi 2.184 nam giới và phụ nữ trung niên bị huyết áp cao trong suốt một thập kỷ.Kết quả, nghiên cứu đã phát hiện ăn 3 - 6 quả chuối mỗi tuần, nghĩa là 0,5 - 1 quả chuối mỗi ngày, giúp giảm đến 30% nguy cơ tử vong sớm, giúp kéo dài tuổi thọ, theo tờ New York Post.Tiến sĩ Will Bulsiewicz, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ở Mỹ, từng phân tích những lợi ích của táo và chuối.Ông giải thích táo là nguồn chất xơ tuyệt vời, 1 quả táo cỡ trung bình chứa khoảng 4,4 gram chất xơ. Táo cũng chứa lượng "khủng" các dưỡng chất thực vật có thể giúp ngăn ngừa bệnh mạn tính.Trong khi đó, chuối chứa 12% nhu cầu vitamin C, 7% nhu cầu vitamin B2, 10% nhu cầu kali và 8% nhu cầu magiê hằng ngày.Chuối là nguồn kali tuyệt vời, có thể giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ tăng huyết áp.Chuối cũng là nguồn dopamine và catechin, có thể ngăn ngừa căng thẳng oxy hóa gây ra lão hóa.Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn 4 - 5 phần trái cây và rau mỗi ngày.Israel có hệ thống phòng không nào để đối phó Iran?
Xe Hybrid luôn khiến người dùng Việt nghi ngờ về khả năng vận hành, cũng như sự bền bỉ trên mọi cung đường. Tuy nhiên, trong “Hành trình xanh cùng Hybrid” vừa qua, Toyota Corolla Altis Hybrid đã khiến những khách hàng trải nghiệm đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.
Ấn tượng tranh vẽ của người khuyết tật, trẻ mồ côi
Thành công của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 khiến cuộc đua cho các hạng mục danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam thêm hấp dẫn. Trong đó, tâm điểm tập trung vào tiền đạo Nguyễn Xuân Son. Chân sút sinh năm 1997 tỏa sáng rực rỡ với 7 bàn thắng, chỉ cần 5 trận đấu để đoạt ngôi vua phá lưới và cầu thủ hay nhất AFF Cup 2024. Không quá khi nói, Xuân Son là 50% sức mạnh đội tuyển Việt Nam, khi sự đa năng, toàn diện và đẳng cấp của cầu thủ mang áo số 12 đã giúp toàn đội chinh phục đỉnh cao. Tuy nhiên thời điểm anh chính thức trở thành công dân Việt Nam là ngày 15.10.2024. Và theo quy định về pháp lý cũng như chuyên môn, Xuân Son chỉ được FIFA cho phép thi đấu cho đội tuyển Việt Nam là vào ngày 21.12.2024 (đúng thời điểm gặp đội Myanmar ở vòng bảng AFF Cup 2024).Ở thời điểm ban tổ chức hoàn thành danh sách đề cử, Xuân Son chỉ mới vừa có quốc tịch Việt Nam."Rafaelson, anh ấy đã hoàn thành nhập tịch Việt Nam với tên Việt Nam là Xuân Son, nhưng thời gian thi đấu trước khi nhập tịch với tư cách ngoại binh nên để tên Rafaelson ở hạng mục Cầu thủ xuất sắc nước ngoài. Nếu đưa vào danh sách Quả bóng vàng nam thì không hợp lý. Có thể sang năm, Quả bóng vàng Việt Nam 2025, nếu bạn ấy xứng đáng thì có thể có tên trong danh sách cầu thủ nam xuất sắc", Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Anh Tú chi biết. Xuân Son được đề cử cho danh hiệu "Ngoại binh hay nhất năm". Với 31 bàn thắng sau 26 trận để đưa CLB Nam Định lên ngôi vô địch V-League, cùng màn thể hiện chói sáng tại đội tuyển Việt Nam, Xuân Son gần như chắc chắn chinh phục danh hiệu này, vượt qua những đối thủ như Hendrio Araujo, Leo Artur hay Rimario Gordon. Nhìn trên tổng thể màn trình diễn, cuộc đua cho danh hiệu cầu thủ nam xuất sắc nhất sẽ diễn ra giữa Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Quang Hải. Tiến Linh có năm 2024 đáng nhớ với 15 bàn thắng cho CLB Bình Dương. Ở V-League 2024 - 2025, Tiến Linh đang chơi tốt với 7 bàn sau 9 trận, dẫn đầu danh sách vua phá lưới. Tại AFF Cup 2024, dù Tiến Linh ngồi dự bị cho Xuân Son, nhưng anh cũng có 4 bàn thắng, chỉ đứng sau người đồng đội trong danh sách lập công cho đội tuyển Việt Nam. Trong các bàn thắng của Tiến Linh, có những khoảnh khắc quan trọng như tình huống đá phạt đền thành công vào lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi trên sân Jalan Besar, hay bàn thắng cũng trước Singapore ở trận lượt về, giúp đội nhà thắng chung cuộc 3-1.Hoàng Đức cũng là ứng viên rất nặng ký, khi anh là trụ cột tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Tiền vệ sinh năm 1998 chơi nổi bật ở bán kết và chung kết với những pha xử lý và che chắn bóng đẳng cấp, giúp toàn đội trụ vững trước sức ép của Thái Lan và Singapore. Dù không in dấu giày vào bàn thắng, nhưng đóng góp của Hoàng Đức rất có giá trị.Song, điểm trừ của Hoàng Đức là phong độ chỉ ở mức tạm ổn tại Thể Công Viettel trong nửa đầu năm, trước khi anh xuống hạng nhất chơi cho CLB Ninh Bình. Tại đây, Hoàng Đức góp công giúp đội đứng đầu bảng, nhưng chất lượng giải hạng nhất kém xa V-League, nơi Tiến Linh đang tranh tài.Còn với Quang Hải, những bàn thắng và kiến tạo quan trọng dù chỉ vào sân từ ghế dự bị tại AFF Cup giúp anh cũng là một ứng viên sáng giá.
"Khắc phục được những hạn chế này mới có thể thúc đẩy nhanh việc phát triển các loại hình KCN có hiệu quả cao, theo đúng định hướng phát triển xanh và công nghệ cao đặt ra cho giai đoạn tới", ông Thắng nhấn mạnh.
Hành trình UNIQLO 40 năm: Từ cửa hàng nhỏ vùng ngoại ô đến thương hiệu toàn cầu
Hội thảo diễn ra ngày 15.3, tại tỉnh Bến Tre do Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia HCM và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định.Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đại diện lãnh đạo, mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thành ủy TP.HCM, Tỉnh ủy Tây Ninh, Tỉnh ủy Đồng Tháp, Tỉnh ủy Bình Phước, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Quân khu 9 và thân nhân gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định, đại diện đội quân tóc dài huyền thoại...Bà Hồ Thị Hoàng Yến, quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, khẳng định nữ tướng Nguyễn Thị Định không chỉ là người phụ nữ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng lực lượng và lãnh đạo phong trào phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Định cũng là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần yêu nước, sự kiên trung và ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những phụ nữ tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh, là một vị tướng kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, có uy tín lớn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân, chiến sĩ và phụ nữ cả nước, cũng như bạn bè quốc tế tin yêu, cảm phục, kính trọng. Dù ở bất cứ đâu, trên bất cứ cương vị công tác nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nữ tướng Nguyễn Thị Định vẫn luôn kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh, mất mát, đau thương của người vợ, người mẹ và phấn đấu, hoạt động không mệt mỏi cho đến lúc cuối đời. Tinh thần cống hiến trọn đời của nữ tướng Nguyễn Thị Định vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.Trong 72 năm tuổi đời, bà Nguyễn Thị Định có 56 năm hoạt động cách mạng liên tục, suốt đời kiên cường phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, nhân hậu, giản dị, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến phong trào Đồng khởi năm 1960, một dấu ấn lịch sử quan trọng mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam. Nhắc đến phong trào Đồng khởi ở Bến Tre thì không thể nào không nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định, một trong những nhà lãnh đạo trực tiếp của phong trào này. Theo bà Yến, nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người con ưu tú của quê hương Bến Tre - Đồng khởi.Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, tổng hợp từ hơn 80 báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo, với cách tiếp cận khoa học, khách quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, luận giải sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Định, người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre. Từ khi là một chiến sĩ cộng sản tham gia trong phong trào Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền, đến khi đảm nhận trọng trách là Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định đã cùng Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, triển khai sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa II) và chủ trương của Xứ ủy Nam bộ và Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ để kịp thời phát động và chỉ đạo phong trào Đồng khởi - Bến Tre, mở đầu Phong trào Đồng khởi toàn miền Nam, đưa cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn đấu tranh mới, chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang chủ động tiến công. Nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành linh hồn của phong trào Đồng khởi - Bến Tre và "đội quân tóc dài" huyền thoại.Sau phong trào Đồng khởi, trên cương vị Khu ủy viên Khu 8, Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng T.Ư Cục và Quân ủy Miền xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến tranh; nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch quan trọng góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Ở cương vị nào, bà cũng luôn nỗ lực và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trên cương vị là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nữ tướng Nguyễn Thị Định đã góp phần quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tham gia đóng góp xây dựng Hiến pháp 1992, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.Ông Huỳnh Thành Đạt khẳng định bà Nguyễn Thị Định là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, hình ảnh tiêu biểu và cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Kế thừa tinh thần Đồng khởi, học tập và noi theo tấm gương cao đẹp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đoàn kết, không ngừng nêu cao ý thức tự lực, tự cường, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo phương châm "Hai chân - Ba mũi" tiếp tục đẩy mạnh một cách toàn diện phong trào "Đồng khởi mới", phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15.3.1920, tại xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong gia đình nông dân giàu truyền thống yêu nước. Bà tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ như: Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh; Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre; Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Khu ủy viên Khu VIII, Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu VIII; Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam; Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định được phong quân hàm thiếu tướng vào tháng 4.1974, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên BCH T.Ư Đảng (khóa IV, V, VI); Đại biểu Quốc hội (khóa VI, VII, VIII); Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội; Phó chủ tịch, Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba. Nữ tướng Nguyễn Thị Định mất ngày 26.8.1992. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" vào ngày 30.8.1995.