Cướp tiệm vàng để... trả nợ cho anh ruột
Ngày 28.1 (29 tháng chạp), Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP.Đồng Xoài tiến hành điều tra vụ phát hiện thi thể một cô gái trẻ nổi trên bờ hồ Suối Cam (KP.Phú Lộc, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) vào trưa cùng ngày.Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người dân đi chơi ở khu vực bờ hồ Suối Cam (thuộc KP.Phú Lộc, P.Tân Phú) bất ngờ phát hiện dưới mép bờ hồ một thi thể nữ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống nước, trên người mặc áo đen, quần jean, nên trình báo cơ quan công an. Nhận được tin báo, lực lượng công an đến hiện trường điều tra, làm rõ. Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là P.T.G (25 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài). Hiện vụ việc phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới hồ Suối Cam được cơ quan công an điều tra, làm rõ.‘Sợ tái mặt’ xe tải vượt ẩu hàng 3 trên Quốc lộ 20
Ngày 11.2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố.Tại phiên họp, UBND TP.Hà Nội đã xem xét thông qua tờ trình của UBND thành phố trình HĐND thành phố đối với 3 dự án nhóm A, gồm: dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa); cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu; cầu Trần Hưng Đạo.Dự kiến ngày 25.2 tới, HĐND TP.Hà Nội sẽ họp kỳ họp chuyên đề để thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền. Trong đó, sẽ xem xét thông qua tờ trình của UBND TP.Hà Nội về chủ trương đầu tư, xây dựng 3 dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng.Trước đó, sáng 14.1, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng vùng đồng bằng sông Hồng và công bố quy hoạch Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sẽ cố gắng khởi công sớm nhất các cây cầu qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi vào tháng 5.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đến 30.4 phải khởi công cầu Phù Đổng, cầu Tứ Liên.Dự án xây cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến là 11,5 km. Phần cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,5 km, đường nối đến cầu trên địa bàn H.Đông Anh dài khoảng 6 km. Theo tính toán mới nhất, tổng mức đầu tư toàn dự án dự kiến là 19.000 tỉ đồng.Còn cầu Ngọc Hồi có điểm đầu cầu kết nối với điểm cuối Dự án vành đai 3,5 (đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ), điểm cuối nối với vành đai 3,5 trên địa phận H.Văn Giang (Hưng Yên). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 11.700 tỉ đồng.Đối với cầu Trần Hưng Đạo, cây cầu này nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 14.500 tỉ đồng.Theo Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 17 cây cầu vượt sông Hồng. Hiện đã có 8 cầu được xây dựng, gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy giai đoạn 1 - Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Thăng Long, Nhật Tân và cầu Vĩnh Thịnh (TX.Sơn Tây).9 cầu đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới, gồm: cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thăng Long mới, cầu Ngọc Hồi, cầu Phú Xuyên.
Trao tiền cho cháu trai mắc bệnh hiếm gặp
Sau thành tích Top 5 - Miss Universe Vietnam 2024, MLee đánh dấu màn trở lại với âm nhạc bằng ca khúc Chín tầng mây, kết hợp cùng rapper Nhật Hoàng. Theo tiết lộ của giọng ca 9X, bài hát là cách để cô kết nối với khán giả trong giai đoạn ấp ủ những dự án âm nhạc chính thức, hứa hẹn ra mắt trong thời gian tới. Dịp này, MLee cũng dành thời gian chia sẻ về những ý kiến trái chiều xoay quanh sự nghiệp của mình, đồng thời bật mí về sự thay đổi của bản thân sau những sóng gió.Tính đến hiện tại, MLee có khoảng 10 năm gắn bó trong lĩnh vực nghệ thuật. Song với nhiều người, nữ ca sĩ chưa có sự bứt phá rõ rệt, vẫn lận đận với nghề. Nhìn nhận về điều này, MLee khẳng định bản thân không áp lực trước sự thành công của những người bạn đồng trang lứa và thấy mình cần cố gắng hơn để chứng minh năng lực trước khán giả. MLee tiết lộ trong thời gian tới, cô muốn tập trung hết sức lực cho âm nhạc, không nghĩ đến việc tham gia sẽ thử sức mình ở một cuộc thi nhan sắc nào khác. Về tin đồn tham gia show thực tế Em xinh, cô không khẳng định song cũng không phủ nhận, chỉ cho biết sẽ không từ chối những cơ hội đến với mình.
Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối đề xuất ban đầu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, vấn đề Kyiv duy trì tiếp cận internet vệ tinh Starlink đã được đưa ra thảo luận giữa các quan chức hai nước. Hiện Starlink là nhà cung cấp kết nối internet quan trọng cho người dân và quân đội Ukraine.Trước đó, tỉ phú Elon Musk - ông chủ SpaceX đã chuyển hàng nghìn thiết bị đầu cuối Starlink đến Ukraine để thay thế các dịch vụ truyền thông bị phá hủy sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2.2022.Tỉ phú Musk đã từng hạn chế quyền truy cập vào dịch vụ internet vệ tinh ít nhất một lần với Ukraine vào mùa thu năm 2022 khi ông chỉ trích cách Kyiv xử lý cuộc xung đột.
Phẫn nộ ô tô liều lĩnh quay đầu 'như tự sát' trên cao tốc
Bạn đọc tuanduong1958@gmail.com nêu: "Số lượng cá nhân dạy thêm tại nhà trong thời gian dài vừa qua có thu nhập khá cao nhưng không nộp thuế thu nhập gây mất bình đẳng với nhiều người nộp thuế. Địa phương nên kiểm tra theo quy định mới là dạy thêm học thêm phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế thu nhập".Phụ huynh leminh cho rằng cần "công bố số đường dây nóng xử lý dạy thêm tại các địa phương, để người dân phản ánh".Tài khoản Lão Bản viết: "Dạy thêm, học thêm đã từ lâu trở thành một trào lưu xã hội và là nguồn thu nhập chính của nhiều giáo viên nên chắc chắn sẽ có nhiều sự biến tướng sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, vì vậy cần tăng cường kiểm tra, giám sát để thông tư có hiệu quả".Phụ huynh Kien Le thẳng thắn: "Tại sao giáo viên để học sinh mất kiến thức phải học thêm ngay từ cấp tiểu học?... Thông tư 29 ra đời dù trễ nhưng thiết nghĩ cũng đã đến lúc cần thiết để các con có được cái gọi là tuổi thơ, hạnh phúc bên gia đình cũng như sự công bằng trong lớp học".Bạn đọc Ha Nguyen tán đồng: "Bậc tiểu học chấm dứt tình trạng dạy thêm là hoàn toàn đúng. Nhiều giáo viên trong lớp và tại các trường ép các cháu học thêm. Hoan nghênh cấm nạn dạy thêm".Người đọc tên Khánh nguyễn trích dẫn lại những ý kiến trong bài viết của Báo Thanh Niên về quản lý như thế nào sau ngày 14.2.2025 khi Thông tư 29 dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực: "Nhiều giáo viên đặt vấn đề xin thuê phòng ở trung tâm để mở lớp dạy thêm, hoặc tìm hiểu xem họ có thể kết hợp với trung tâm để hợp thức hóa lớp dạy thêm của mình hay không... Một chủ trung tâm chuyên luyện thi đánh giá năng lực ở TP.HCM cho biết: "Nhiều thầy cô còn tìm tới trung tâm để đặt vấn đề nhằm lấy trung tâm làm vỏ bọc để duy trì việc dạy thêm của mình"... Một số thầy cô trường công có thể tìm chiêu để lách Thông tư 29, như từ dạy tại nhà đầu quân về trung tâm. Khi đó giáo viên có thể tuồn đề thi vào trung tâm và gợi ý học sinh đăng ký học với giáo viên khác nhưng vẫn được biết trước đề. Thậm chí, sau này các thầy cô có thể tìm cách tự mở trung tâm để thực hiện điều này bài bản hơn. Còn nhiều kẽ hở mà Thông tư chưa thể đề cập hết. Rất mong các cơ quan quản lý tiếp tục bổ sung và duy trì nghiêm lâu dài chứ đừng kiểu 'bắt cóc bỏ đĩa'".Phụ huynh Thành Phạm chia sẻ: "Hình như các cô, thầy đã từng có dạy thêm để thu tiền học sinh thì có băn khoăn về việc cấm dạy thêm học thêm chứ như tôi là một phụ huynh thì việc Bộ GD-ĐT cấm việc dạy thêm học thêm có thu tiền của học sinh mình dạy chính khóa là hoàn toàn đúng. Các cô, thầy muốn dạy ở đâu là quyền của các thầy, cô. Còn các trung tâm tổ chức dạy ở đây có đăng ký kinh doanh, có nộp thuế thì ai cũng có quyền lao động để kiếm tiền mà".Người đọc với tài khoản là Ba Lê cho rằng việc quản lý kiểm tra dạy thêm học thêm là chưa đủ. Bên cạnh đó cơ quan chức năng phải kiểm tra việc liên doanh liên kết của các cơ sở giáo dục với các trung tâm dạy các môn như tiếng Anh bản ngữ, kỹ năng sống, bởi "tôi thấy không có tác dụng gì, chỉ làm gánh nặng cho phụ huynh thôi".Ở góc nhìn khác về dạy thêm học thêm, tài khoản Ngọc Thành Sử chia sẻ: "Cấm dạy thêm, thầy cô khó một, phụ huynh khó mười. Nhà quản lý cắt ngọn mà không trị gốc, chương trình nặng nề, thay đổi liên tục, thực tế nếu không có thầy cô kèm thêm thì phụ huynh rất khó để hướng dẫn các em thêm ở nhà, vì xưa cha mẹ học khác, giờ còn học khác. Cần xem xét thấu đáo nhu cầu thực tế của người dân về việc dạy thêm, học thêm...".Còn bạn đọc Dang Bao tâm tư: "Mỗi năm mỗi đổi sách giáo khoa đổi chương trình dạy học riết giáo viên và học sinh giống như lạc vào mê cung. Nếu như lương giáo viên cao thì không ai cần dạy thêm cả và chương trình học của học sinh thay đổi liên tục khiến các cháu không bắt kịp. Chính vì vậy mà phải học thêm...".