Xuân phân năm nay vào ngày 20.3: Sự thật không phải ai cũng biết
Đến 18 giờ ngày 1.3, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại địa bàn xã Dương Tơ khiến tài xế xe tải tử vong, đồng thời đưa hai phương tiện về trụ sở để tiếp tục điều tra làm rõ. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ 30 cùng ngày, xe tải BS 68H - 6880 (chưa rõ danh tính tài xế) lưu thông trên tuyến đường DT46, hướng từ P.An Thới đi xã Hàm Ninh. Khi đến đoạn qua tổ 1, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, xe tải BS 68H - 6880 bất ngờ tông vào xe tải BS 68H - 011.96 đang đậu phía trước để bốc dỡ hàng hóa. Cú tông mạnh làm cả hai xe trượt tới phía trước khoảng 10 m. Hậu quả, tài xế xe tải BS 68H - 6880 tử vong tại chỗ, phần đầu xe này bị bể nát, bẹp dúm, hư hỏng nặng. Còn xe tải BS 68H - 011.96 bị móp méo khá nhiều ở phần đuôi. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã đến khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến một tài xế tử vong.Trăng sáng giữa đời
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
Vì sao chưa có nhiều garage sửa ô tô điện ngoài xưởng dịch vụ chính hãng?
Hôm nay (20.3), Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức họp báo công bố "Giải pickleball Báo Phụ nữ TPHCM lần thứ 2 năm 2025 - 50 năm thống nhất non sông". Giải đấu hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Báo Phụ nữ TPHCM (19.5.1975 - 19.5.2025).Bà Lý Việt Trung, Tổng biên tập Báo Phụ nữ TPHCM cho biết: "Đây là một giải đấu mang ý nghĩa đặc biệt, bởi chúng tôi tin rằng pickleball là môn thể thao gắn kết gia đình. Câu chuyện về sự gắn kết này đã được minh chứng rõ nét tại giải đấu lần đầu tiên vào năm ngoái. Nhiều cặp đôi đã chia sẻ rằng, từ khi cùng nhau chơi pickleball, mối quan hệ gia đình của họ trở nên khăng khít hơn. Thay vì mỗi người một góc với chiếc điện thoại, họ cùng nhau ăn tối, chia sẻ về những trận đấu, những người bạn mới. Nhờ đó, không khí gia đình trở nên ấm áp và gắn bó hơn". Nét đáng chú ý của giải là có đến 9 nội dung tranh tài gồm đôi nữ 4.5, đôi nữ 6.0, đôi nữ mở rộng, đôi mẹ con, đôi cha con, đôi vợ chồng, đôi người nổi tiếng, đôi nam nữ cán bộ công chức, đôi nữ cán bộ công chức. Với nội dung đa dạng là cơ hội để nhiều đối tượng, nhiều VĐV các trình độ khác nhau có cơ hội tham dự giải. Về cơ cấu giải thưởng, giải có tiền thưởng cao nhất là dành cho nội dung đôi nữ mở rộng với mức 10 triệu đồng cho hạng nhất, 5 triệu đồng hạng nhì, 3 triệu đồng hạng ba. Các nội dung còn lại có mức thưởng như nhau là 3 triệu đồng cho hạng nhất, 2 triệu đồng cho hạng nhì và 1 triệu đồng dành cho hạng ba. Giải diễn ra vào ngày 19, 20.4 tại sân pickleball Tana (29 Đào Duy Anh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Các chuyên gia cho rằng thời điểm thích hợp nhất để làm cha là từ cuối độ tuổi 20 đến đầu 30
Thương hiệu Việt có mặt tại hội chợ thương mại quốc tế lớn nhất thế giới
Ngày 15.1, Công an Q.Thanh Khê (TP.Đà Nẵng) tạm giữ gần 1.500 sản phẩm pháo nổ, pháo hoa nhập lậu, do người kinh doanh trái phép cất giấu ở các cơ sở nằm giữa khu dân cư.Trước đó, Công an P.Thanh Khê Tây (Q.Thanh Khê) nhận tin báo từ người dân về việc có dấu hiệu tàng trữ pháo nổ số lượng lớn trong khu dân cư. Lúc 22 giờ ngày 10.1, cơ quan công an kiểm tra hành chính nhà trọ trên đường Bàu Trảng 2 (P.Thanh Khê Tây).Nhà trọ này do L.M.H (30 tuổi, ngụ xã Hải Phú, H.Hải Lăng, Quảng Trị) thuê ở.Qua kiểm tra, lực lượng công an phát hiện tại phòng bếp cất giấu 75 ống pháo điện, 206 cây nến phụt, 58 ống khói màu, 95 ống pháo giấy loại dài, 10 ống pháo giấy loại vừa, 350 ống pháo giấy loại ngắn.Tại thời điểm kiểm tra, L.M.H không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng hóa trên.Tiếp đó, lúc 9 giờ 30 ngày 13.1, Công an P.Thanh Khê Tây kiểm tra căn nhà trên đường Mẹ Nhu (P.Thanh Khê Tây) do bà Đ.T.N.D (36 tuổi) làm chủ. Tại đây, công an phường phát hiện trong phòng khách chứa 320 ống pháo phụt điện, 60 viên pháo xoay điện, 183 ống pháo khói màu, 30 ống pháo cổ động, 33 ống pháo hỏa tiễn.Tại thời điểm kiểm tra, bà D. chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng hóa trên.Công an P.Thanh Khê Tây đã bàn giao toàn bộ số pháo nổ tang vật cho Đội Cảnh sát hình sự, kinh tế, ma túy Công an Q.Thanh Khê tiếp tục xác minh, xử lý.Qua vụ việc, Công an Q.Thanh Khê khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo nổ tại các cơ sở không đảm bảo các điều kiện về PCCC; đồng thời khuyến khích công dân tố giác các vụ việc tương tự để đảm bảo an toàn tại khu dân cư.Cùng ngày, UBND Q.Thanh Khê thưởng nóng Đồn biên phòng Phú Lộc 10 triệu đồng về thành tích kịp thời ngăn chặn 3 vụ sản xuất, vận chuyển, mua bán pháo nổ ra thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Trước đó, lúc 12 giờ ngày 8.1, trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành (P.Thanh Khê Tây, Q.Thanh Khê), lực lượng tuần tra kiểm soát Đồn biên phòng Phú Lộc phát hiện ô tô BS 43A-776.48 có biểu hiện nghi vấn nên kiểm tra hành chính.Ô tô do Đ.Q.T (32 tuổi, ngụ xã Hòa Tiến, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) điều khiển.Qua kiểm tra trong xe, lực lượng biên phòng phát hiện phía sau cốp ô tô có 1 túi ni lông đen, bên trong có 1 hộp pháo hoa nổ hiệu Sky 49 shots với khối lượng 1,83 kg.Đ.Q.T không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp lệ của hộp pháo hoa nổ. Đồn biên phòng Phú Lộc đã thu giữ tang vật, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đ.Q.T về hành vi buôn bán pháo nổ, với số tiền phạt 7,5 triệu đồng.Trước đó, trong 2 ngày 5 và 6.1, Đồn biên phòng Phú Lộc cũng đã phát hiện, xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán pháo nổ do 2 thanh thiếu niên thực hiện.Đồn biên phòng Phú Lộc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiền 2 triệu đồng/trường hợp về hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ.Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng cho biết, trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng biên phòng tập trung ngăn chặn các hành vi mua bán, sản xuất pháo, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo, gây mất an ninh trật tự và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư.