Thưởng Tết Giáp Thìn ở Hà Tĩnh cao nhất 50 triệu đồng/người
Cụ thể, Thông báo số 70 của Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trần Phước Hiền - Giám đốc, người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH quốc tế Doanh Tín (địa chỉ: 405/2 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, TP.HCM).Lý do tạm hoãn xuất cảnh, theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4, ông Trần Phước Hiền là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là Công ty TNHH quốc tế Doanh Tín. Hiện doanh nghiệp này thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định cưỡng chế số 148 ngày 24.10.2024; Thông báo 107 ngày 30.9.2024 về tiền thuế còn thiếu của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4.Số tiền bị cưỡng chế là 58.950.492 đồng, chưa bao gồm tiền chậm nộp tính từ thời điểm phát sinh nợ thuế đến thời điểm người nộp tiền nợ thuế theo quy định. Thời gian tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 6.2.2025 đến khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.Trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH quốc tế Doanh Tín được thành lập từ tháng 12.2001, hiện đang hoạt động. Lĩnh vực đăng ký là bán lẻ hàng hóa khác trong các cửa hàng chuyên doanh.Mở mạng là gặp 'bẫy lừa': Núp bóng các cuộc thi
Được phát hiện lần đầu vào năm 2014, thiên thạch S2 lao vào trái đất cách đây khoảng 3,26 tỉ năm và ước tính lớn hơn gấp 200 lần so với thiên thạch "đàn em" sau này tiêu diệt loài khủng long.Phát hiện mới, được công bố trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences, cho rằng vụ va chạm khủng khiếp cách đây nhiều tỉ năm không những mang đến sự hủy diệt cho trái đất, mà còn giúp các sự sống trỗi dậy trên bề mặt hành tinh của chúng ta."Chúng tôi biết những đợt va chạm của các thiên thạch khổng lồ từng diễn ra thường xuyên trong giai đoạn trái đất còn sơ khai, và những sự kiện này ắt hẳn tạo nên tác động cho sự tiến hóa của sự sống trên trái đất trong giai đoạn đầu. Thế nhưng chúng tôi không nắm nhiều thông tin, cho đến mới đây", Đài NBC News dẫn lời nhà địa chất học Nadja Drabon, tác giả báo cáo đến từ Đại học Harvard.Đội ngũ chuyên gia đã trải qua 3 mùa nghiên cứu thực địa ở Vành đai Barberton Greenstone thuộc Nam Phi để thu thập các mẫu vật tại chỗ.Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm ở phòng thí nghiệm, họ xác định thiên thạch lao vào trái đất vào thời điểm hành tinh mới khai sinh và trong trạng thái của một thế giới nước với một vài lục địa nổi lên khỏi mặt biển.Trong các chuyến đi thực địa, nhà địa chất học Drabon và các đồng nghiệp muốn tìm kiếm những hạt hình cầu hoặc những mảnh vụn đá còn sót lại sau sự kiện thiên thạch va chạm mặt đất.Họ thu thập tổng cộng 100 kg đá và mang về phòng thí nghiệm để phân tích.Đội ngũ chuyên gia tìm được bằng chứng cho thấy hiện tượng sóng thần đã khuấy động các chất dinh dưỡng như sắt và phốt pho.Giáo sư Jon Wade trong lĩnh vực vật liệu hành tinh của Đại học Oxford (Anh), cho biết sự phân bổ của lớp nước giàu chất sắt đóng vai trò quan trọng cho sự sống bắt đầu.Theo chuyên gia Wade, sắt là nguyên tố phổ biến nhất tính theo khối lượng trên Trái Đất, nhưng đa số bị khóa chặt trong lõi trái đất, ở độ sâu khoảng 2.900 km.Bất chấp thực tế này, các hình thái sự sống phải dựa vào sắt để sống sót. Kết quả là trái đất trải qua giai đoạn bùng phát tạm thời các vi sinh vật nhờ sắt, tạo điều kiện cho sự sống xuất hiện.
Khi các nước Ả Rập tận dụng thời cơ
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, bóng rổ Việt Nam chuyển mình đầy mạnh mẽ. Đầu tiên là việc ra đời của CLB bóng rổ chuyên nghiệp Saigon Heat vào năm 2012 tranh tài ở giải bóng rổ nhà nghề Đông Nam Á (ABL) giúp người hâm mộ được tận mắt đến sân chứng kiến những màn so tài hấp dẫn. CLB Saigon Heat cũng là nơi để không chỉ các ngoại binh mà các cầu thủ gốc Việt, các tài năng nội binh "bước ra ánh sáng". Tiếp đến VBA ra đời vào năm 2016 giúp phong trào bóng rổ trong nước "sục sôi". Giải đấu giúp kích thích phát triển phong trào và phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho bóng rổ Việt Nam. Thành quả thu gặt được là 3 kỳ SEA Games gần nhất, bóng rổ Việt Nam liên tục gặt hái thành công gồm 2 HCĐ SEA Games 30 năm 2019, 2 HCB SEA Games 31 năm 2022 và 1 HCV SEA Games 32 năm 2023.
Đầu tiên là dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long nối quận 7 với huyện Nhà Bè có tổng mức đầu tư 737 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp 168 tỉ đồng và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 515 tỉ đồng.Dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long được Sở GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 5230 năm 2017 với quy mô xây dựng mới cầu Phước Long bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 359m, bề rộng 10,5m. Xây dựng đường dẫn đầu cầu với tổng chiều dài 430m, trong đó phía quận 7 dài 156m và phía huyện Nhà Bè dài 274m. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh và tổ chức giao thông phù hợp với quy mô tuyến đường.Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu giao thông và tải trọng khai thác, tạo hướng kết nối cho đường Huỳnh Tấn Phát và đường Nguyễn Hữu Thọ, góp phần cải thiện tình hình giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khu vực.Công trình được khởi công phần cầu vào tháng 2.2020 đến tháng 1.2021 thì phải tạm dừng thi công do hết mặt bằng. Sau hơn một năm quyết liệt triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, với sự quan tâm, chỉ đạo mạnh mẽ của lãnh đạo Thành ủy TP.HCM, của UBND TP cùng các sở ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hai địa phương và sự ủng hộ, đồng thuận của người dân quận 7 và huyện Nhà Bè, 100% mặt bằng phục vụ thi công đã được bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 11.2023, tạo điều kiện để chủ đầu tư thi công trở lại và đẩy nhanh tiến độ thi công.Sau 13 tháng tập trung thi công kể từ khi nhận được 100% mặt bằng, đến nay công trình cầu Phước Long mới đã hoàn thành, được Sở GTVT kiểm tra, chấp thuận thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố đúng theo tiến độ đã đề ra vào ngày 31.12.2024.Cũng trong buổi sáng ngày 30.12, nhánh hầm HC1 thuộc công trình xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và đoạn song hành quốc lộ 50 (từ Trịnh Quang Nghị đến ngã 3 quốc lộ 50 - đường song hành) cũng sẽ được thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố. Ban Giao thông cùng các nhà thầu, đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục thi công hoàn thành các hạng mục bản quá độ tại khu vực giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và sẽ đưa toàn bộ nút giao này vào hoạt động trước ngày 20.1.2025. Đối với đoạn song hành quốc lộ 50 còn lại (từ Trịnh Quang Nghị đến giao lộ Nguyễn Văn Linh) hiện chưa thể hoàn thành và thông xe do vẫn còn 8 hộ dân nằm chắn ngang mặt cắt ngang tuyến đường (thuộc hai dự án Gia Hòa và Khang Phúc) đang trong quá trình vận động bàn giao mặt bằng. Ban Giao thông kiến nghị UBND huyện Bình Chánh, Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan tiếp tục hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ vận động và bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 31.1.2025 để chủ đầu tư hoàn tất khối lượng thi công, thông xe đoạn song hành còn lại trước 30.4.2025 và thông xe đoạn quốc lộ 50 từ ngã 3 đường song hành đến ranh Long An, hoàn thành toàn bộ công trình trước 31.12.2025. Ở phía tây thành phố, công trình nâng cấp mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý trên địa bàn quận Bình Tân, với tổng mức đầu tư 1.232 tỉ đồng (trong đó chi phí bồi thường 995 tỉ đồng do quận Bình Tân làm chủ đầu tư, chi phí xây lắp 237 tỉ đồng do Ban Giao thông làm chủ đầu tư), mặt cắt ngang tuyến đường sau nâng cấp là 30m cũng đã hoàn thành 100% khối lượng và chính thức thông xe phục vụ người dân thành phố trong sáng 30.12.Theo ông Trịnh Linh Phương, Phó Ban giao thông, việc thông xe, đưa các công trình cầu Phước Long, Hầm chui HC1, đường song hành quốc lộ 50 giai đoạn 1 vào phục vụ người dân thành phố hôm nay, cùng với việc thông xe cầu Rạch Đỉa vào tháng 11.2024 và Hầm HC2 vào tháng 10.2024 vừa qua đã góp phần tăng cường kết nối giao thông giữa quận 7 và huyện Nhà Bè; đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực phía nam thành phố, tạo không khí vui tươi, phấn khởi với chuỗi sự kiện hoàn thành, thông xe phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán khoảng 15 gói thầu, dự án như mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục 60 ngày đêm cao điểm của ngành giao thông thành phố, cùng với các công trình đường Tên Lửa, cầu Nam Lý, cầu Rạch Đỉa, Hầm chui HC2 thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và 4 công trình được thông xe sáng ngày 30.12 như đã nêu trên, trong thời gian tới Ban Giao thông với sự hỗ trợ của Sở GTVT và các đơn vị liên quan sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, tiếp tục hoàn thành, đưa vào phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán 2025 10 gói thầu, dự án gồm một đơn nguyên cầu Tăng Long, đường Dương Quảng Hàm (giai đoạn 1), đường Hoàng Hoa Thám, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (giai đoạn 1), cầu Tân Kỳ Tân Quý, cầu Bà Hom, cầu Bà Dạt, cầu Giồng Ông Tố 2 của nút giao An Phú, đường Lương Định Của (đoạn từ Nguyễn Hoàng đến nút giao Trần Não), kênh Hàng Bàng (quận 5). "Ban Giao thông mong lãnh đạo thành phố, các sở ngành, các địa phương, Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Điện lực TP.HCM tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chủ đầu tư bàn giao dứt điểm các mặt bằng còn lại của các dự án đã thông xe giai đoạn 1 nêu trên trước ngày 31.1 để Ban Giao thông có thể hoàn thành 100% khối lượng thi công còn lại của các dự án nêu trên trước 30.4.2025", ông Phương kiến nghị. Tại sự kiện ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng vướng mắc hiện nay là giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thiếu đồng bộ của các bện. Bởi như cầu Long Phước, khi có mặt bằng sạch chỉ cần 12 tháng là xong hay nút giao thông Nguyễn Văn Linh -Nguyễn Hữu Thọ chỉ cần 24 tháng là xong. Trong khi đó, hiện nay các công trình hạ tầng không bao giờ thiếu vốn, năng lực nhà thầu, ban quản lý dự án ngày càng được nâng cao. Nên mấu chốt là làm sao bàn giao được mặt bằng sạch phải được đẩy nhanh. "Theo luật Đất đai mới thì cơ chế bồi thường tái định cư được rõ hơn và nhiều ưu việt hơn nên sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn này, từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ. Từ nay đến 20.1, nghĩa là trước Tết Âm lịch chủ đầu tư cam kết có 10 công trình đưa vào khai thác để phục vụ người dân. Trong khi đó, bước qua năm 2025 có nhiều công trình đầu tư công là kỳ cuối của trung hạn nên sẽ phải đua nước rút để giải ngân, để hoàn thành và chào mừng các ngày lễ lớn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang nảy sinh vướng mắc nhất là vật liệu cát đắp, đá mi, đá cấp phối công trình nào cũng phản ánh thiếu nên cần tháo gỡ vướng mắc này. Kiểm soát chặt năng lực nhà thầu, chế tài mạnh hơn nữa, thậm chí điều chuyển khối lượng cho các nhà thầu có năng lực. Lãnh đạo các địa phương còn đang vướng bồi thường hỗ trợ tái định cư, như huyện Bình Chánh cần tiếp tục đẩy mạnh bồi thường, di dời hạ tầng kỹ thuật… Nếu có khó khăn vướng mắc cần kiến nghị để thành phố kịp thời tháo gỡ", ông Bùi Xuân Cường chỉ đạo và nói thêm rằng, chính quyền thành phố biết ơn các hộ dân đã hy sinh quyền lợi cá nhân để dự án được sớm hoàn thành. Chính sách bồi thường đôi khi chưa đáp ứng được những yêu cầu của người dân, nhưng vì cái chung, vì sự phát triển của thành phố mong người dân đồng hành. Trong quá trình thi công sẽ không tránh khỏi việc sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh doanh, đi lại của người dân, nhưng cũng mong được thông cảm, chia sẻ.
Futsal World Cup 2021, tuyển Việt Nam vs Nga: Đối đầu đội bóng số 4 thế giới
Ngày 9.3, diễn ra giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng Sở VH-TT TP.HCM, Công ty Miracle Entertainmant Group và Ban quản lý phát triển đô thị TP.HCM đồng tổ chức. Giải thu hút 10.000 VĐV, trong đó có những chân chạy nổi tiếng như Hoàng Nguyên Thanh, Phạm Thị Hồng Lệ tham gia tranh tài ở 3 cự ly là 5 km, 10 km và 21 km. Ở hấp dẫn nhất 21 km, nhà vô địch marathon quốc gia Hoàng Nguyên Thanh thi đấu vượt trội, một mình về đích sau 1 giờ 12 phút 29 giây. Lý Nhân Tín về đích hạng nhì với thành tích 1 giờ 14 phút 08 và Huỳnh Anh Khôi về hạng ba với thành tích 1 giờ 14 phút 54 giây. Thành tích của Hoàng Nguyên Thanh vẫn còn kém kỷ lục quốc gia (1 giờ 06 phút 39 giây) nên không thể ẵm giải đặc biệt 200 triệu đồng dành cho VĐV có thành tích vượt kỷ lục quốc gia. Ở nội dung 21 km nữ, chân chạy người Bình Định Phạm Thị Hồng Lệ cũng vô đối khi bỏ xa đối thủ cạnh tranh, về đích đầu tiên sau 1 giờ 21 phút 34 giây trong khi Lê Thị Kha Ly về hạng nhì với thành tích 1 giờ 26 phút còn Nguyễn Thị Thu Hà về hạng ba với thành tích 1 giờ 27 phút 44 giây. Thành tích của Hồng Lệ cũng không vượt kỷ lục quốc gia (1 giờ 13 phút 22 giây). Ở cự ly 10 km nam, chiến thắng thuộc về Nguyễn Anh Trí với thành tích 33 phút 52 giây còn về nhất 10 km nữ là Đoàn Thị Hiền với thành tích 41 phút 06 giây. Vô địch cự ly 5 km nam là Nguyễn Văn Khang (thành tích 17 phút 13 giây) và giành chiến thắng ở 5 km nữ là Trương Hồng Uyên (thành tích 20 phút 04 giây).Ban tổ chức giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 còn trao 24 giải nhóm tuổi và một số giải thưởng khác như giải cosplay (hóa trang), couple, đồng đội...