Giá heo hơi hôm nay 3.4.2024: Tăng nhẹ, người chăn nuôi lãi 5.000 - 6.000 đồng/kg
Theo vài video clip ghi lại những buổi tập của dàn nghệ sĩ tham gia Táo quân 2025, có thể thấy bên cạnh những "gương mặt thân quen" được khán giả chờ đợi sẽ trở lại như NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Quang Thắng, nghệ sĩ Vân Dung… thì những nghệ sĩ trẻ tham gia Táo quân năm nay gồm có Đỗ Duy Nam, Trung Ruồi, Thanh Hương, Dũng "hớn"…Trong dàn nghệ sĩ trẻ có thể thấy Đỗ Duy Nam là gương mặt từng được lựa chọn đóng vai Nam Tào trong Táo quân 2024, thay cho NSND Xuân Bắc. Năm nay, Đỗ Duy Nam cũng đang trong những ngày trên sàn tập nhưng anh không tiết lộ mình có tiếp tục đóng Nam Tào hay không. Theo nguồn tin, NSND Xuân Bắc không tham gia Táo quân 2025 thì rất có thể Đỗ Duy Nam sẽ tiếp tục đảm nhận vai này. "Chúng tôi đang tập phần mở đầu của kịch bản và còn rất là dài", nam diễn viên tiết lộ. Trên sóng phim giờ vàng, Đỗ Duy Nam là diễn viên khá ấn tượng với những vai diễn nhiều màu sắc, hơi quái… Khi được giao vai Nam Tào trong Táo quân 2024, anh nhận được những bình luận trái chiều. Dù rất áp lực nhưng nam diễn viên cho rằng anh chỉ biết làm hết sức, mong muốn đem đến một chương trình Gặp nhau cuối năm thật ý nghĩa cho khán giả trong dịp Tết Nguyên đán.Táo quân 2025 còn có sự tham gia của Trung Ruồi. Đây cũng là gương mặt trẻ được giao vai liên tục trong 2 - 3 mùa Táo gần đây. Anh từng thay thế NSND Công Lý đóng vai Bắc Đẩu trong Táo quân 2022 hay vai quản lý chung cư trong Táo quân 2024. Còn với chương trình năm nay, chưa biết anh sẽ đảm nhận vai gì.Một gương mặt trẻ khác là Dũng "hớn" sẽ tiếp tục đảm nhận vai phó Thiên Lôi trong Táo quân 2025 cùng Anh Đức, Thái Dương. Vai Thiên Lôi sẽ do Tiến Minh đảm nhận. Dũng "hớn" chia sẻ: "Năm nào cũng thế với vai Thiên Lôi, nào là vác những cái búa rất to… cường độ công việc của Thiên Lôi sẽ mệt hơn các bạn kia".Trong số những gương mặt nữ tham gia Táo quân năm nay, Thanh Hương tiếp tục được lựa chọn. Ở mùa Táo năm ngoái, nữ diễn viên sinh năm 1988 đóng vai Luyến "lươn" với nội dung "ăn theo" phim Cuộc đời vẫn đẹp sao do cô đóng nữ chính. Còn Táo quân 2025, phóng viên đã liên lạc với Thanh Hương nhưng cô cho biết chưa thể tiết lộ vai diễn của mình. Ngoài ra còn có diễn viên Thái Sơn cũng sẽ tham gia Táo quân 2025.Theo chia sẻ của NSƯT Chí Trung, trong Táo quân 2025, những gương mặt nghệ sĩ gạo cội sẽ lần lượt vào vai Táo Xuân, Táo Hạ, Táo Thu, Táo Đông với kịch bản được triển khai theo kiểu cuộc thi Đường lên đỉnh thiên cung. NSƯT Quốc Khánh vẫn đảm nhận vai Ngọc Hoàng.Trao tiền bạn đọc hỗ trợ các hoàn cảnh thương tâm
"Bởi nay chỉ mới mùng 4 tết. Những ngày tới còn phải du xuân, chúc mừng năm mới người thân, bạn bè rất nhiều. Có thể lại rơi vào trường hợp sáng uống bia L., chiều uống bia H., tối được mời bia V., đồng thời bị mời uống đủ loại rượu. Từ rượu ngoại, rượu gạo cho đến rượu ngâm…", anh Trương Hoàng Sự (33 tuổi), làm việc ở khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, thở dài.
Người dân TP.HCM thắt chặt hầu bao, bớt ăn quán 'sang chảnh' để dành sắm tết
Theo đó, phía Trung tâm sẽ tổ chức tuyến xe buýt 152 (KDC Trung Sơn - Bến Thành - sân bay Tân Sơn Nhất), tuyến 109 (bến xe buýt Sài Gòn - sân bay Tân Sơn Nhất) và tuyến không trợ giá 72-1 (sân bay Tân Sơn Nhất - đường cao tốc - bến xe Vũng Tàu) có điểm đầu cuối ở trong sân bay. Còn tuyến 103 (bến xe buýt Chợ Lớn - bến xe Ngã tư Ga) sẽ chạy vòng vào sân bay đón khách ra ngoài. Trường hợp lượng khách thông qua sân bay quá đông đúc, trung tâm điều chỉnh tăng chuyến theo nhu cầu thực tế.Bốn tuyến xe buýt này đưa khách từ sân bay ra khu vực như công viên Gia Định, công viên Hoàng Văn Thụ. Từ đây khách dễ dàng lên nhiều tuyến buýt khác hoặc đi taxi, xe công nghệ… để tiếp tục hành trình.Đặc biệt, năm nay trung tâm đã phối hợp Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để nắm bắt tình hình hành khách qua cảng hằng ngày nhằm kịp thời phối hợp với Công ty Futabuslines và các đơn vị liên quan tính toán, điều chỉnh số chuyến các tuyến cho phù hợp giờ đáp các chuyến bay theo lịch. Đồng thời, tuyến 109 có lịch chạy 24/24 đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.Ngoài ra, các đơn vị đang phối hợp nghiên cứu tổ chức 2 xe buýt tăng cường loại 30 chỗ, hoạt động theo loại hình trung chuyển, chở khách miễn phí. Xe dự kiến đậu tại bãi đệm phía trước ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, hoặc vị trí khác thích hợp sau khi các bên thống nhất. Hai xe buýt dự kiến đưa vào hoạt động từ 23 - 27.1 (24 - 28 tháng chạp) và ngày 1 - 5.2 (mùng 4 - 8 tháng giêng). Trường hợp sân bay đông khách và nhận được yêu cầu giải toả, xe buýt sẽ chạy theo lộ trình: ga quốc tế - ga quốc nội - bãi đậu xe trên đường Hồng Hà - ga quốc tế. Phương án này giúp giảm ùn ứ nếu khách đông mà taxi, xe hợp đồng không đủ đáp ứng. ■ Tuyến xe buýt số 152 (KDC Trung Sơn - Bến Thành - sân bay Tân Sơn Nhất) mỗi ngày có 80 chuyến, từ 5h15 đến 19h.Lộ trình lượt về từ sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Hàm Nghi - đường Lê Lai - đường Phạm Hồng Thái - đường Nguyễn Thị Nghĩa - đường Nguyễn Thái Học - đường Trần Hưng Đạo - đường Nguyễn Văn Cừ - cầu Nguyễn Văn Cừ - đường Dương Bá Trạc - đường 9A - chỗ đậu xe buýt cuối đường số 10 (KDC Trung Sơn).■ Tuyến 109 (bến xe buýt Sài Gòn - sân bay Tân Sơn Nhất) hoạt động 24/24 giờ ngày Tết, số chuyến căn cứ tình hình khách.Lộ trình đi từ sân bay đến bến xe buýt Sài Gòn: sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc nội) - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Hàm Nghi - đường Lê Lai - bến xe buýt Sài Gòn (Q.1).■ Tuyến 103 (bến xe buýt Chợ Lớn - bến xe Ngã tư Ga) khoảng 120 chuyến mỗi ngày. Xe có ghé vào đón khách ở ga quốc tế (sân bay Tân Sơn Nhất) - ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Xuân Diệu - đường Xuân Hồng - đường Trường Chinh - đường Cách Mạng Tháng Tám - đường Trường Sơn - đường Đồng Nai - đường Tam Đảo - đường Thành Thái nối dài - đường Tô Hiến Thành - đường Lý Thường Kiệt - đường 3 Tháng 2 - đường Tạ Uyên - đường Phú Hữu - bến xe buýt Chợ Lớn (khu A).
Những ngày gần đây, Hà Nội bước vào đợt nồm ẩm, mưa phùn, giúp chất lượng không khí được cải thiện tạm thời. Sáng qua (17.2), chỉ số AQI dao động từ 25 - 54, người dân có thể hoạt động ngoài trời mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là một thực tế đáng quan ngại bởi không biết từ bao giờ, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của người dân Việt Nam khi đi ra đường và phải chờ khi có mưa hoặc gió mùa mạnh thì mới tự tin ra đường mà không sợ hít phải bụi mịn.Từ cuối năm ngoái đến nay, thủ đô Hà Nội liên tiếp trải qua "mùa" ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nhiều thời điểm, chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 272, đưa Hà Nội trở lại đứng đầu trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức tím - mức nguy hại tới sức khỏe con người. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 32 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Người dân được khuyến cáo giảm vận động ngoài trời, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đó là lý do vì sao trong những ngày trời xuân thời tiết đẹp nhất năm nhưng trên khắp các tuyến phố, con đường đều thấy người dân ra đường bịt khẩu trang kín mít. Thậm chí nhiều người lớn tuổi đi tập thể dục buổi sáng cũng đeo khẩu trang. Nhiều nhóm khách du lịch ngồi trên xe điện tham quan quanh hồ Hoàn Kiếm cũng "nhập gia tùy tục", không thoát khỏi "khiên chống bụi mịn". Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng. Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, tuy nhiên dữ liệu quan trắc cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.GS Bob Baulch từ Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam bày tỏ quan ngại: Chất lượng không khí của Việt Nam nếu không được cải thiện sẽ có thể gây ra thảm họa. Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều cho rằng tình hình ô nhiễm ở TP.HCM sẽ tệ hơn do sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và dân số đông hơn, song, thực tế trong năm 2022, chỉ số chất lượng không khí của TP.HCM là 21,2, tức mức ô nhiễm bằng khoảng một nửa so với Hà Nội.Lý giải thực trạng này, PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí (thuộc Viện Môi trường và tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết mặc dù lượng khí độc phát thải ở TP.HCM nhiều hơn ở Hà Nội nhưng khí hậu là yếu tố khiến mức độ ô nhiễm môi trường của Hà Nội nặng nề hơn TP.HCM. Thời tiết ở Hà Nội khiến cho các khí thải mắc kẹt ở tầng sát mặt đất.Nghiên cứu của PGS-TS Hồ Quốc Bằng cùng các cộng sự chỉ ra rằng: có 3 nguồn cơ bản phát thải khí độc vào không khí gồm: các phương tiện giao thông (nguồn đường), các nhà máy sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh (nguồn địa phương). Tại Hà Nội, các phương tiện giao thông chiếm lượng phát thải lớn nhất với hầu hết các khí độc có trong không khí: ôxit ni tơ (NOx) 87%, carbon monoxide (CO) 92%, điôxit sulfur (SO2) 57%, hợp chất hữu cơ dạng khí không chứa mê tan (NMVOC) 86%, khí mê tan (CH4) 96%, bụi mịn PM2.5 74%. Trong số các phương tiện giao thông, thủ phạm hàng đầu thải 2 loại khí độc NOx và CO ở Hà Nội là xe máy. Xe tải hạng nặng là nguồn phát thải lớn nhất các loại bụi mịn.Giống như Hà Nội hay TP.HCM của Việt Nam, các đô thị tại Thái Lan cũng đang vật lộn trong cuộc chiến với ô nhiễm không khí. Cuối tháng 1, truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin mức độ bụi siêu mịn không an toàn đã được báo cáo tại 70 trong số 76 tỉnh của Thái Lan, trong đó tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất được ghi nhận ở khu vực thủ đô Bangkok.Chính phủ Thái Lan đã khẩn cấp đưa ra một số chính sách tạm thời nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như giảm lượng bụi ô nhiễm. Một khoản ngân sách trị giá 140 triệu baht được chính phủ tung ra nhằm bù lỗ cho các doanh nghiệp vận tải để người dân Bangkok và vùng phụ cận được miễn phí sử dụng các loại phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, các loại tàu điện trên cao từ ngày 25 - 31.1.Đến ngày 28.1, Thủ tướng Thái Lan đã chỉ đạo tăng ngân sách lên 620 triệu baht để hỗ trợ các ban ngành của nước này áp dụng các chính sách nhằm ngăn chặn khói bụi ô nhiễm đã ở mức báo động. Ngày 31.1, chính phủ Thái Lan tuyên bố siết chặt quản lý các xe vận tải như đề ra khu vực hạn chế xe tải, rút ngắn thời gian chỉnh sửa hệ thống khí thải từ 30 xuống còn 15 ngày đối với các loại xe cũ trong diện bị khuyến cáo vi phạm thải ra khói đen, đặc biệt có thể cấm lưu hành vĩnh viễn nếu những loại xe này tái vi phạm. Các biện pháp khác nhằm hạn chế ô nhiễm đã được thắt chặt và giám sát kỹ như tại các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, ban quản lý được lệnh phải quây kín công trình xây dựng và khu vực tập kết vật liệu xây dựng, xe vận tải phải rửa kỹ bánh xe khi ra vào công trình.Thậm chí, nước này còn "mạnh tay" lắp đặt 13 máy lọc không khí PM2.5 xung quanh thủ đô Bangkok để giảm ô nhiễm bụi mịn trong không khí xuống mức an toàn.Không dừng lại ở đó, Thái Lan đang xây dựng Đạo luật Không khí sạch và dự kiến sẽ được phê chuẩn vào tháng 4 tới. Đây sẽ là bước tiến quan trọng hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí ở Thái Lan. Ông Buntoon Srethairote, Chủ tịch nhóm làm việc về Đạo luật Không khí sạch cho biết các công cụ thực thi chính trong đạo luật gồm các khái niệm như "khu vực phát thải thấp", nơi chỉ có xe điện (EV) mới được phép ra vào không hạn chế. Xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch có thể đối mặt các hạn chế về việc sử dụng hoặc phải trả phí phát thải để vào một số khu vực nhất định. Mỗi tỉnh hoặc quận có thể điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp nhu cầu của mình.TS Nguyễn Hoài Nam, Phó Viện trưởng Viện KHCN Năng lượng và Môi trường nhấn mạnh để tránh một cuộc thảm họa đang diễn ra tại Thái Lan cũng như hướng tới mục tiêu thành phố Net Zero, Hà Nội nên nhanh chóng khuyến khích, đầu tư chuyển đổi các phương tiện giao thông sang dùng điện (ô tô, xe máy, xe buýt) và tiến tới ban hành các quy định bắt buộc về tỷ lệ xe điện.Đồng thời, Thủ đô cần có cơ chế chính sách chuyển đổi phương thức sử dụng phương tiện cá nhân sang công cộng; ban hành quy định tiên tiến về mức tiêu hao nhiên liệu; chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy nội địa, đường sắt điện khí hóa. Song song, nghiên cứu công nghệ các nhiên liệu sạch mới như hydro, amoniac để có thể áp dụng, sử dụng cho phương tiện khi giá hợp lý.Ô nhiễm không khí được dự báo sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng. Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ gia tăng, tạo gánh nặng cho hệ thống y tế. Theo WHO, bụi mịn PM2.5 có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, xơ cứng động mạch và gây tổn thương hệ thần kinh. Đặc biệt, nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già và những người có bệnh lý nền chịu tác động nặng nề nhất. Ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và ít nhất 70.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, khiến cho tuổi thọ trung bình bị rút ngắn 1,4 năm.
Israel có hệ thống phòng không nào để đối phó Iran?
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.