Những kỹ năng giúp người trẻ biến nỗi lo thành động lực
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 7.1, khu vực Tây Bắc bộ đang chịu ảnh hưởng bởi không khí lạnh, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 12 - 15 độ C, có nơi dưới 11 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 20 - 23 độ C, có nơi trên 23 độ C.Đông Bắc bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 13 - 16 độ C, vùng núi có nơi dưới 11 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 20 - 23 độ C, có nơi trên 23 độ C.Theo cơ quan khí tượng, từ ngày 8.1, miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh khiến trời có mưa vài nơi; riêng vùng núi và trung du đêm 8 - 9.1 có mưa rải rác, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực Bắc và Trung Trung bộ từ khoảng 9 - 12.1 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông, đêm và sáng trời rét; từ ngày 10 - 12.1 trời rét.Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ khoảng 14 - 16 độ C, các tỉnh miền núi phía bắc khoảng 12 - 13 độ C.Đến khoảng ngày 12.1, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn khiến nhiệt độ giảm sâu. Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội khoảng 11 độ C, miền núi khoảng 9 - 11 độ C.Hiện nay, ở vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6. Phía đông khu vực bắc Biển Đông và phía tây khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, sóng biển cao 2 - 4 m.Vùng biển giữa Biển Đông và vùng biển từ Bình Định đến Bà Rịa - Vũng Tàu có gió cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8. Biển động, sóng cao 2 - 3,5 m.Cảnh báo, ngày và đêm 8.1, vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông, vùng biển phía tây nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng cao 2 - 4 m.Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Tranh chấp mảnh đất mua bán bằng 'giấy viết tay', 3 lần xét xử chưa hồi kết
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành vui mừng thông báo thành tích đầu tiên của phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ dù chưa ra rạp. Nam đạo diễn tiết lộ tác phẩm có sự góp mặt của Tiểu Vy, Kỳ Duyên đã có hơn 45.000 vé được đặt trước, trở thành phim Việt chiếu tết có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại. Chia sẻ về thành tích này, Trấn Thành bày tỏ niềm hạnh phúc. Anh viết trên trang cá nhân: “Thành tích đầu tiên trước giờ khai quân. Cuối năm quý vị bận bịu sắm sửa, trang hoàng nhà cửa mà vẫn thương đặt vé cỡ này thì tụi em vô cùng biết ơn. Lỡ rồi, đặt nữa đi, tới đi anh em ơi”. Dưới phần bình luận, nhiều người gửi lời chúc mừng, đồng thời dự đoán phim mới của Trấn Thành sẽ gây sốt phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ tứ báo thủ quy tụ dàn diễn viên gồm nghệ sĩ Lê Giang, Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm, Uyển Ân, Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Quốc Anh… Phim mang màu sắc hài hước, hứa hẹn mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả trong dịp tết. Có thể thấy với tác phẩm lần này, Trấn Thành tìm hướng đi mới, khác với các phim mang màu sắc chính kịch về đề tài gia đình trước đó. “Với tôi, việc được đứng đây mỗi năm để giới thiệu một dự án tâm huyết và nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả là một niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Bà con mình ai cũng muốn tết nhiều niềm vui. Ba năm đã khóc rồi thì năm nay cười lại", anh chia sẻ. Trước đó, Trấn Thành là đạo diễn nghìn tỉ đầu tiên của thị trường phim Việt nhờ thành tích của Bố già (427 tỉ đồng), Nhà bà Nữ (475 tỉ đồng) và Mai (520 tỉ đồng). Trấn Thành nói anh không kỳ vọng nhiều về câu chuyện doanh thu mà đặt tinh thần thoải mái khi thực hiện Bộ tứ báo thủ. Thông qua đó, nam diễn viên mong muốn mang đến một tác phẩm vui vẻ, phù hợp với không khí ngày tết. “Và Thành đón nhận mọi kết quả đến từ Bộ tứ báo thủ. Nó như một trải nghiệm mới mà Trấn Thành muốn thử sức với ba diễn viên trẻ”, anh cho hay.Năm nay, thị trường phim tết được đánh giá sôi động vì ngoài Bộ tứ báo thủ còn có sự đổ bộ của Nụ hôn bạc tỷ (Thu Trang đạo diễn) và Yêu nhầm bạn thân (Nguyễn Quang Dũng - Diệp Thế Vinh đạo diễn). Cuộc chiến của 3 tác phẩm này khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Hàng không thế giới đã thay đổi thế nào sau khủng bố 11.9 ở Mỹ?
Hôm 10.1, Viện KSND TP.HCM ra quyết định kháng nghị yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án (THA) dân sự TP.HCM ra quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định thu hơn 78 tỉ đồng. Kháng nghị còn yêu cầu Cục trưởng chỉ đạo chấp hành viên thực hiện ngay việc thu phí THA, và số tiền còn lại sau thu phí chuyển cho Công ty Sen Việt để xử lý theo quy định của bản án; đồng thời làm rõ trách nhiệm của chấp hành viên (nếu có).Trước đó, hồi tháng 11.2020, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án tham ô xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng NN-PTNT VN (Công ty ALC II). Tòa tuyên: "Toàn bộ số tiền mà Công ty ALC II được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Sen Việt (gọi tắt Công ty Sen Việt). Đây là công ty quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản đối với Công ty ALC II để xử lý theo quy định của pháp luật".Ngoài ra, liên quan đến vụ án này, tòa án còn tuyên phạt 2 án tử hình đối với Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc Công ty ALC II) và Đặng Văn Hai (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH xây dựng - thương mại Quang Vinh)…Quá trình tổ chức thi hành bản án, Cục THA dân sự TP.HCM đã ra nhiều quyết định THA chủ động. Trong đó có quyết định THA chủ động vào tháng 3.2021, buộc ông Lê Đoàn Tám hoàn trả 75 tỉ đồng cho Công ty ALC II để đảm bảo cho việc thi hành trách nhiệm bồi thường của bị cáo Vũ Quốc Hảo. Khoản tiền này sẽ được cấn trừ vào nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Hảo.Tháng 10.2024, ông Tám nộp 75 tỉ đồng và Công ty Hàm Rồng đã nộp hơn 3,4 tỉ đồng, tổng cộng hơn 78 tỉ đồng cho Cục THA dân sự TP.HCM. Ngay sau đó, Công ty Sen Việt có đơn đề nghị chuyển hơn 78 tỉ đồng vào tài khoản của công ty này theo như bản án phúc thẩm của TAND cấp cao.Tuy nhiên, yêu cầu của Công ty Sen Việt không được Cục THA dân sự TP.HCM chấp nhận, lý do là còn phải thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM. Trước đó, căn cứ vào điều 121 luật Phá sản, chấp hành viên đã ra văn bản vào năm 2018 với nội dung: "Yêu cầu Công ty Sen Việt thực hiện việc thanh lý tài sản của Công ty ALC II theo quy định của luật này. Sau 2 năm kể từ ngày nhận được văn bản này, nếu Công ty Sen Việt không thực hiện được thì phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao cho Cục THA dân sự TP.HCM xử lý, thanh lý tài sản theo khoản 4 điều 121 luật Phá sản…".Kháng nghị của Viện KSND TP.HCM cho rằng, theo bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM và bản án sơ thẩm năm 2019 của TAND TP.HCM đều giao khoản tiền bồi hoàn cho Công ty Sen Việt. Đây không phải tài sản đưa ra thanh lý theo quy định tại khoản 2 điều 121 luật Phá sản.Cả 2 bản án đều xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với tư cách đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt nhận số tiền bồi thường của Công ty ALC II là thực hiện việc quản lý tài sản chứ không phải thanh lý tài sản như cách hiểu và áp dụng pháp luật của chấp hành viên.Theo kháng nghị, bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với vai trò đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Do Công ty ALC II phá sản nên tòa đã tuyên toàn bộ số tiền mà công ty này được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty Sen Việt để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật chứ không phải thanh lý.Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 điều 127 luật Phá sản năm 2014, việc ông Lê Đoàn Tám bồi thường cho Công ty ALC II và khoản tiền Công ty Hàm Rồng tự nguyện thi hành được xem là tài sản doanh nghiệp chưa chia sau khi có quyết định tuyên bố phá sản. Thẩm quyền phân chia tài sản này là TAND TP.HCM đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt sẽ căn cứ khoản 2 điều 114 luật Phá sản để báo cáo TAND TP.HCM giải quyết phá sản xử lý tài sản thu được…Theo quy định tại khoản 3, điều 127 luật Phá sản năm 2014, Cục THA dân sự TP.HCM chỉ được quyền phân chia theo quyết định của TAND đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Do đó, việc chấp hành viên căn cứ khoản 4 điều 121 luật Phá sản cho rằng hết thời hạn 2 năm thanh lý tài sản của Công ty Sen Việt để ban hành quyết định giữ hơn 75 tỉ đồng là thi hành trái nội dung bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM.Cũng theo Viện KSND TP.HCM, việc làm này là "không đúng thẩm quyền xử lý, vi phạm quy định tại khoản 2 điều 114 luật Phá sản năm 2014". Đồng thời áp dụng không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan, vi phạm khoản 2 điều 20 luật THA dân sự.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Hà, Phó cục trưởng Cục THA dân sự TP.HCM, cho biết sau khi có quyết định kháng nghị, nhận thấy vụ việc phức tạp, quan điểm của cơ quan này và Viện KSND TP.HCM còn có sự khác nhau, trái chiều. Do đó, để giải quyết dứt điểm vụ việc, nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, Cục THA dân sự TP.HCM đã mời lãnh đạo Viện KSND TP.HCM và TAND TP.HCM họp để trao đổi, thống nhất hướng giải quyết.Tại cuộc họp liên ngành hôm 21.1 đã kết luận: "Vụ việc có nội dung liên quan đến quy định pháp luật chưa cụ thể, liên ngành chưa thống nhất, còn nhiều ý kiến khác nhau. Cục THA dân sự TP.HCM còn khó khăn, vướng mắc khi xử lý số tiền đã thu giữ được của Công ty ALC II. Liên ngành thống nhất đề nghị Cục THA dân sự TP.HCM có văn bản báo cáo và xin hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục THA dân sự để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trước khi xử lý tài sản".Vì thế, hiện nay Cục THA dân sự TP.HCM đã báo cáo, đề nghị Tổng cục THA dân sự xem xét, hướng dẫn nghiệp vụ để có cơ sở xử lý đối với số tiền đã thu giữ nêu trên.Cũng theo ông Hà, tại thời điểm chấp hành viên ban hành quyết định về việc thu giữ tiền của người phải THA (Công ty ALC II) thì Cục THA dân sự TP.HCM đang thụ lý thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM.Theo đó, tài sản của Công ty ALC II được phân chia theo thứ tự sau: chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động với người lao động; nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm và khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán cho chủ nợ. Theo danh sách chủ nợ thì Công ty ALC II có nghĩa vụ thanh toán cho 114 cá nhân, tổ chức với tổng số tiền hơn 10.167 tỉ đồng và hơn 8,5 triệu USD.Vì thế, lãnh đạo Cục THA dân sự TP.HCM khẳng định rằng việc thu giữ số tiền trên là đúng. Mục đích để đảm bảo thi hành quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan này không có cơ sở để xem xét, giải quyết đề nghị của Công ty Sen Việt.
Ngày 17.1, Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình (Sở Y tế TP.HCM) tổng kết công tác dân số năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Trong đó, đáng chú ý nhất là số trẻ em được sinh ra trong năm 2024 tăng.Ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, cho biết năm 2024, TP.HCM ước tính có 64.438 trẻ em được sinh ra, tăng 825 trẻ so với 2023. Như vậy, dự ước sinh năm 2024 là 12,42%, tăng 0,27% so với 2023, chưa đạt chỉ tiêu đề ra là tăng 0,5%. Dự ước tổng sinh năm 2024 là 1,4 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.Trong đó, chênh lệch giới tính trẻ em khi sinh ra trong năm 2024 là 106,1 trẻ nam/100 trẻ nữ (33.173 trẻ nam/31.265 trẻ nữ), giảm so với năm 2023 (107,9 trẻ nam/100 trẻ nữ).Tỷ lệ phụ nữ mang thai sàng lọc trước sinh đạt hơn 86,4%, tỷ lệ trẻ em sống sàng lọc sơ sinh đạt gần 84%, đều tăng so với năm 2023.Mục tiêu năm 2025 của ngành dân số TP.HCM là thực hiện đạt 1,4 con/phụ nữ, tăng 0,5% mức sinh so với năm 2023, tăng lỷ lệ bà mẹ khám thai và sàng lọc sơ sinh; tăng tỷ lệ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân..Trong nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp, ngành dân số tuyên truyền vận động người dân thực hiện thông điệp "mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con".Ngành dân số nâng cao chất lượng của đội ngũ cộng tác viên dân số. Tham mưu hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn TP.HCM khi được ban hành. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn và tuyên truyền chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số đến các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức, đảng viên và toàn nhân dân.Tính đến hết tháng 12.2024, đã có 493.926 người cao tuổi tại TP.HCM được khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ theo dõi sức sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú. Tuổi thọ trung bình người dân TP.HCM là 76,7. Năm 2025, TP.HCM sẽ tăng 15% người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ và tăng tuổi thọ trung bình đạt 76,8.
Nhận định Champions League, Barcelona vs Bayern Munich: Hùm xám có bùa hộ mệnh Lewandowski!
Nhiều du khách đã bày tỏ rất bất ngờ và ấm áp ngày mùng 1 tết khi được chào đón thịnh tình tại sân bay Đà Nẵng, mang lại sự ấm áp “như trở về nhà”.Du khách rất hào hứng khi được thưởng thức chương trình biểu diễn múa lân đặc sắc và nhận những món quà đặc sản mang đậm hương vị Đà Nẵng như nón lá, mứt gừng, bánh dừa nướng, khô mè,…Đặc biệt, du khách được tham gia chương trình hái lộc đầu xuân trên cành hoa đào, để nhận được những voucher tham quan, giải trí tại các điểm đến nổi tiếng của thành phố trong suốt thời gian lưu lại Đà Nẵng.Trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng chào đón hơn 140 chuyến bay nội địa và quốc tế, ước đạt hơn 20.000 lượt khách đến Đà Nẵng.Trong đó số chuyến bay quốc tế dự kiến 65 chuyến, ước đạt khoảng 10.000 lượt khách của các hãng Vietnam Airlines (đường bay Narita, Nhật Bản - Đà Nẵng); Vietjet Air (đường bay Incheon, Hàn Quốc); Air Asia (đường bay Bangkok, Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia); China Airlines (đường bay Đài Bắc, Đài Loan); Hongkong Express (đường bay Hong Kong),... đưa khách quốc tế đến Đà Nẵng tham quan du lịch.Theo Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, dự kiến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính từ ngày 25.1 – 2.2, tức ngày 26 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng), ước đạt 1.275 chuyến bay đến Đà Nẵng (tăng 58% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trong đó, có 577 chuyến bay quốc tế (tăng 45% so với kỳ nghỉ năm 2024); 698 chuyến bay nội địa (tăng 71% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trung bình đón khoảng 141 chuyến bay/ngày (trong đó có 64 chuyến bay quốc tế và 77 chuyến quốc nội), gồm 8 chặng bay quốc nội, 20 chặng bay quốc tế từ Hàn Quốc, Hong Kong, Macau, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Mông Cổ, Philippines, Cambodia, Ấn Độ.