$454
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sẽ gầy. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sẽ gầy.Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Trong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sẽ gầy. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sẽ gầy.Các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Illinois (Mỹ) đã xem xét 48 người trong độ tuổi từ 20 - 60, bị thừa cân và có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.Các tác giả đã so sánh tác động của việc tiêu thụ xoài với một loại thực phẩm có lượng calo tương đương làm đối chứng, đối với tình trạng viêm và độ nhạy insulin ở những người thừa cân, dễ mắc bệnh tiểu đường.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn 1 quả xoài cỡ trung bình mỗi ngày (tương đương 2 chén xoài cắt nhỏ, chứa 100 calo) không những không gây tăng cân hay làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà ngược lại còn giúp giảm đáng kể tình trạng kháng insulin, cải thiện khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo trang tin khoa học ScitechDaily.Sau 4 tuần, những người trong nhóm ăn xoài cũng có nồng độ insulin thấp hơn đáng kể so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu, trong khi không có thay đổi nào được quan sát thấy ở nhóm đối chứng.Tiến sĩ Indika Edirisinghe, giáo sư Khoa học thực phẩm và dinh dưỡng tại Viện Illinois, cho biết: Kiểm soát đường huyết không chỉ là theo dõi lượng đường trong máu mà còn là cải thiện độ nhạy insulin. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bổ sung xoài vào chế độ ăn uống có thể là cách đơn giản và thú vị để người thừa cân hoặc béo phì hỗ trợ chức năng insulin tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.Các phát hiện còn cho thấy ăn xoài không làm ảnh hưởng đến dấu hiệu viêm và mức glucose, điều này khiến xoài trở thành món ăn vặt lành mạnh cho tim. Kết quả cũng cho thấy ăn xoài cũng không ảnh hưởng đến tổng lượng cholesterol, cholesterol xấu, cholesterol tốt hoặc mức chất béo trung tính triglyceride.Giáo sư Edirisinghe cho biết: Ăn xoài không những không làm tăng cân mà còn giúp cải thiện độ nhạy insulin là điều đáng chú ý - điều này phản bác lại những quan niệm về hàm lượng đường tự nhiên của xoài và tác động của nó đến béo phì, bệnh tiểu đường, theo ScitechDaily.Ông Edirisinghe nói thêm: Phát hiện này hỗ trợ cho các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn xoài không dẫn đến tăng cân, sở dĩ xoài có tác dụng độc đáo này có thể nhờ vào đặc tính chống oxy hóa, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. ️
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C. ️
Sáng 12.2, ghi nhận của PV Thanh Niên, công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa (TP.Huế) đang gấp rút sửa chữa các điểm bị hư hỏng trên cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ sông Hương (Q.Thuận Hóa).Cụ thể, nhiều thanh gỗ lát mặt cầu đã bị hư hỏng, mục nát được các nhân viên sửa chữa, thay mới. Điểm hư hại nhiều nhất là từ khu vực gần bến Tòa Khâm đến trước trụ sở UBND TP.Huế.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết, đã có 52 thanh gỗ lim bị hư hại do thời tiết.Gỗ lim được mệnh danh là loại gỗ quý, có khả năng chịu nước khá tốt nhờ đặc tính tự nhiên, tuy nhiên vẫn cần được xử lý và bảo quản đúng cách để duy trì độ bền trong môi trường ẩm ướt. Trải qua 7 năm vận hành, cây cầu này nhiều lần bị nước lũ nhấn chìm, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh gỗ của cây cầu bị mục nát.Được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2018, với tổng kinh phí hơn 64 tỉ đồng, cầu đi bộ bằng gỗ lim này có chiều dài 400 m, rộng 4 m, mặt sàn lát 16.000 thanh gỗ lim từ Nam Phi.Ngoài phục vụ các hoạt động cộng đồng ngoài trời như đi bộ, ngắm cảnh, hoạt động nghệ thuật ngoài trời, cây cầu còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong nhiều năm qua.Đứng từ cầu gỗ lim du khách có thể ngắm được sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền và Kỳ đài trong Đại nội Huế..."Từ khi có cây cầu này tôi thường ra đây mỗi buổi chiều để đi bộ, ngắm cảnh, cây cầu rất đẹp và thơ mộng. Tôi nghĩ, gỗ lim dù có chắc đến mấy nhưng qua nhiều lần bị lũ nhấn chìm thì cũng phải hư hại đôi chút. Hy vọng đơn vị thi công sớm khắc phục để trả vẻ đẹp vốn có của cây cầu này", anh Lê Phan Bảo (30 tuổi, người dân Q.Thuận Hóa, TP.Huế) nói. ️