42 tuyến đường đủ điều kiện làm trạm xe đạp công cộng, giá thuê cao nhất 900.000 đồng/tháng
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Trăm năm cơm cá đời người…
Ngày 13.3, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết thẩm phán Phan Thanh Tòng (48 tuổi, quê quán H.Châu Thành, Bến Tre), Phó chánh án TAND tỉnh Bến Tre, đã gửi đơn xin nghỉ việc. Việc thẩm phán Tòng xin nghỉ việc đã được lãnh đạo TAND tỉnh Bến Tre thông báo trong hệ thống TAND 2 cấp tại Bến Tre.Nội dung đơn xin nghỉ việc theo nguyện vọng của thẩm phán Phan Thanh Tòng đã được gửi đến TAND tối cao và Tỉnh ủy Bến Tre. Trong đơn, ông Tòng xin nghỉ vì lý do sức khỏe và công việc gia đình. Tỉnh ủy Bến Tre xác nhận đã nhận được đơn xin nghỉ việc của thẩm phán Phan Thanh Tòng và đang trong quá trình xem xét.Theo quy định, nếu nguyện vọng của Phó chánh án TAND tỉnh Bến Tre được TAND tối cao và Tỉnh ủy Bến Tre đồng ý thì TAND tỉnh Bến Tre sẽ triển khai thác các thủ tục bàn giao công việc, hưởng chế độ nghỉ hưu theo nguyện vọng.Thẩm phán Phan Thanh Tòng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó chánh án TAND tỉnh Bến Tre với thời hạn 5 năm, kể từ ngày 1.8.2022. Ông được Chánh án TAND tỉnh Bến Tre phân công phụ trách án trong lĩnh vực dân sự.Năm 2022, thẩm phán Phan Thanh Tòng được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, là một trong 47 thẩm phán TAND các cấp toàn quốc được tặng thưởng danh hiệu này.
Hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp là ưu tiên hàng đầu
Trường ĐH Cửu Long xây dựng trong khuôn viên xanh mát với tổng diện tích 23,6 ha, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Hằng năm, trường không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ hoạt động dạy và học.Đặc biệt, ngày 15.11.2024, trường khởi công xây dựng tòa nhà Khoa học sức khỏe, với tổng mức đầu tư gần 150 tỉ đồng, phục vụ công tác đào tạo các khối ngành sức khỏe. Trong đó, có phòng khám đa khoa tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu thực hành của sinh viên và khám chữa bệnh của người dân. Trường hiện có 919 cán bộ, nhân viên, giảng viên. Trong đó, có 5 giáo sư, 41 phó giáo sư, 147 tiến sĩ, 396 thạc sĩ, gần 200 bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Mỗi ngành đào tạo đều có đủ đội ngũ giảng viên trình độ tiến sĩ chuyên ngành và trình độ thạc sĩ theo quy định của Bộ GD-ĐT.Không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Cửu Long đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học quy mô trong nước và quốc tế. Gần đây nhất là hội thảo quốc tế "Đào tạo nguồn nhân lực y tế phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế trong thời đại 4.0 hiện nay - Thực trạng và giải pháp". Trong giai đoạn hội nhập và phát triển như hiện nay, việc tham gia nghiên cứu khoa học trong trường đại học có vai trò rất quan trọng. Từ đó, giúp cán bộ, giảng viên, sinh viên có cơ hội tiếp cận lĩnh vực chuyên môn của mình, rèn luyện khả năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, khả năng làm việc theo nhóm, cách thuyết trình, báo cáo…Trường ĐH Cửu Long đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 2 và đã có 16 chương trình đào tạo (CTĐT) đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục (11 CTĐT trình độ đại học, 5 CTĐT trình độ thạc sĩ). Trường đang phối hợp Trung tâm kiểm định chất lượng Sài Gòn kiểm định 4 CTĐT gồm: 2 CTĐT đại học (Bảo vệ thực vật, Công nghệ kỹ thuật cơ khí) và 1 CTĐT thạc sĩ ngành Luật kinh tế. Dự kiến, đầu năm 2025, trường thực hiện kiểm định thêm 6 CTĐT, quyết tâm không ngừng nâng số CTĐT đạt chuẩn kiểm định giáo dục.Đến nay, Trường ĐH Cửu Long đã ký kết hơn 100 bản ghi nhớ hợp tác với các trung tâm, trường ĐH, CĐ, các tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thụy Sĩ, Lào, Campuchia, Thái Lan... Trong đó, nhiều dự án được thực hiện thành công như chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên; các chương trình liên kết đào tạo, thực tập sinh; đầu tư dự án, tài trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học... Đặc biệt, trường đã đào tạo hơn 700 lưu học sinh quốc tế cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Lào và Campuchia.Nhà giáo ưu tú, PGS-TS Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long cho biết, qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Cửu Long đã đào tạo và cấp bằng cho hơn 32.000 cử nhân, kỹ sư và hơn 1.200 thạc sĩ. Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên của trường có việc làm sau khi tốt nghiệp là 97%, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Phía trước tay lái chồng ly nhựa cao nghệu, chai nước đường, ca hạt trân châu, nước uống, bịch nylon... Một lần, tôi ghé mua đứng lại hơi lâu và nghe câu chuyện của chị.Trước kia chồng chị làm thợ hồ, bị té gãy tay phải bắt 6 con ốc vít, thấy vợ bán đậu hũ cực quá, tay chưa lành hẳn anh đã đi làm trở lại mong chia sẻ bớt phần nào cho vợ. Vì đi làm sớm, cái tay như bị "chênh", xương nhô lên nhói nhức mỗi khi trở trời. Không có tiền để mổ, coi như cam chịu. Sinh con muộn, con gái năm nay học lớp 12, tiền học thêm, học phí ở trường... Mình chị cáng đáng hết.27 năm gánh đậu hũ đi bán khắp nơi, vừa gánh vừa chạy. Mỗi ngày đi về cả chục cây số là bình thường. Qua năm thứ 28, một lần chị đang gánh bị ngã khuỵu, hai cái vai đau khủng khiếp. Đi bệnh viện bác sĩ không cho gánh nữa, bảo rằng, dây thần kinh bị chèn ép, nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến vận động.Mấy cô khách quen thấy vậy cho chị tiền mua chiếc xe đạp.Đi từ sớm đến trưa mới về nhà, nghỉ ngơi một chút rồi nhồi bột năng làm trân châu. Mỗi ngày làm 3 ký bột, nhờ có cô em phụ giúp nên đỡ phần nào.Nửa đêm người ta chưa ngủ thì hai chị em thức dậy nấu đậu đến sáng mang đi bán luôn. Lúc này bán chậm, nhiều hôm 2 giờ chiều mới hết. Vừa rồi đám giỗ mẹ mà không có tiền về Quảng Ngãi, ngồi buồn nhớ mẹ không kìm được nước mắt.Tôi không biết an ủi chị thế nào, mỗi lời nói của tôi, không khéo có thể làm chị buồn, tủi phận hơn. Chị hé vai áo cho tôi xem hai cái hõm sâu đều hai bên, dấu vết 27 năm gánh đậu hũ. Nhìn hai dấu sẹo lõm trên vai của chị, tôi chỉ biết thở dài, nó đã kể hết câu chuyện một đời vất vả, lam lũ từ khi bỏ xứ vào Sài Gòn làm ăn.2. Mỗi lần có dịp ra khu ẩm thực đối diện chợ Nguyễn Văn Trỗi, tôi hay ghé ăn chén đậu hũ, nghe chị bán đậu kể chuyện đời.Câu chuyện giữa chúng tôi luôn dông dài.Hồi lấy chồng đến khi có con, chị không có công việc làm ăn ổn định, chỉ đi bó bông điệp bán cúng rằm, mùng một. Một người hàng xóm rủ chị vào Sài Gòn làm ăn.Chị nhớ như in đó là ngày 23 tháng giêng năm chị 26 tuổi, chị hàng xóm dẫn ra chợ Bà Chiểu sắm cho đôi gióng bằng mây, cái rổ đựng lò bằng tre.Trước chị bán ở bờ kè đắt lắm, nhưng rồi đau lưng gánh đi không nổi nên chọn ngồi ở hẻm này đã 26 năm rồi. Khách ăn thời còn sinh viên, ra trường về quê làm việc, lập gia đình. Đến đời con cái họ vào Sài Gòn học cũng đến đây ăn đậu hũ.Hồi còn gánh đi bán dạo đau vai lắm. Đòn gánh vừa chạm vào vai là đau nhói, nhưng một lúc, vai nóng lên cảm giác hết đau. Chiều về, chỗ gánh bị lở ra phải bôi thuốc. Vết thương se mặt lại, êm được buổi tối. Ngày mai gánh thì nó lở tiếp... Vai áo phải may đệm mấy lớp mút mềm bên trong. Bây giờ còn để lại hai cái hõm sâu trên vai, rờ vào thấy lợn cợn như thịt bị nát. Chị bảo tôi lấy tay ấn xem, quả đúng vậy, ở hai chỗ lõm, bên trong đầy các hạt lộm cộm.Có rất nhiều gánh, xe đẩy, xe đạp đậu hũ trên khắp đường phố Sài Gòn. Tôi không biết có bao nhiêu gánh đậu hũ lõm vai đưa con vào đại học, giúp đỡ người ở quê, tích lũy khi về già... Người miền Trung cần cù chịu khó, Sài Gòn là vùng đất rộng mở, hết thế hệ này đến thế hệ khác tìm đến nối tiếp cuộc mưu sinh xa xứ!
Uống 2 viên Viagra chung với rượu, người đàn ông bị đột quỵ tử vong
Người ta thường chọn loại lá bánh tẻ (lá chưa già nhưng cũng không quá non), bởi lá bánh tẻ thường mềm dẻo hơn các loại lá khác. Để gói bánh thường dùng các lá to đều nhau, không bị rách, có màu xanh đậm, cuống nhỏ. Trước khi gói, cần đem rửa sạch rồi tráng qua nước sôi thì lá dong sẽ dẻo, khi gói không bị rách. Trải qua rất nhiều công đoạn để làm ra được một chiếc bánh tượng trưng cho sự đùm bọc, yêu thương của các thành viên trong mỗi gia đình.

TP.HCM: Tai nạn liên hoàn giữa xe container và 4 xe tải trên QL1 đoạn qua Q.12
Những thí sinh đầu tiên dự thi để xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Với những khán giả yêu thích phim giờ vàng của VTV, Hà Việt Dũng không phải cái tên xa lạ. Anh từng xuất hiện trong nhiều tác phẩm như Bão ngầm, Anh có phải đàn ông không, Hành trình công lý, Cuộc chiến không giới tuyến và gần đây nhất là Độc đạo. Nam diễn viên mang vẻ đẹp trai lãng tử, chiều cao nổi bật, có thể thể hiện nhiều dạng vai khác nhau. Tuy nhiên ít ai biết, để chạm được những thành công như hiện tại, chàng trai dân tộc Mường này đã vượt qua không ít khó khăn. Hà Việt Dũng chia sẻ anh sinh ra ở huyện Tân Lạc, một vùng quê nghèo ở Hòa Bình. Thời điểm đó, vì gia đình khá khó khăn, từ nhỏ anh đã biết làm những công việc vặt phụ giúp bố mẹ, đi đốt lò vôi kiếm tiền mua sách vở."Những tháng hè, cả nhà tôi phải đi cào hến để bán, một rổ hến chỉ tầm 15.000 - 20.000 đồng. Nhà tôi không có ruộng, phải đong gạo từng bữa một. Có thời điểm, mẹ tôi phải đi vay 70.000 đồng để ăn tết. Tôi thấy cuộc sống thật sự bế tắc nên học xong cấp ba, tôi quyết định không học thêm nữa mà đi làm. Nhưng được một thời gian thì tôi có giấy gọi nhập ngũ và đi hai năm. Ra quân tôi cũng ở nhà một thời gian nhưng không có việc gì để làm nên quyết định Nam tiến tìm cơ hội. Khi đi, tôi xác định chỉ cần tìm vùng đất để thoát khỏi khó khăn của mình", nam diễn viên chia sẻ. Một mình bắt xe đò lặn lội vào miền Nam, Hà Việt Dũng cho biết anh bắt đầu mưu sinh bằng công việc đánh giấy nháp tại Đồng Tháp. Sau đó, nam diễn viên lại lên TP.HCM tìm việc, chọn những nơi được bao ăn, bao ở để khỏi phải thuê trọ. Anh từng làm việc tại nhà hàng tiệc cưới, được trả mức lương 1,4 triệu đồng/tháng. Theo nam diễn viên, cuộc đời anh trải qua nhiều bước ngoặc. Bởi khi làm phục vụ ở nhà hàng, Hà Việt Dũng được một người giới thiệu đi học người mẫu và sau đó bén duyên với nghề người mẫu. Từ cơ duyên này, anh được nhiều người biết đến, dần có cơ hội tham gia phim ảnh. Bên cạnh sự nghiệp thành công, Hà Việt Dũng còn được ngưỡng mộ bởi cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bên bà xã xinh đẹp Hà Thị Nhung, người dân tộc Thái. Cặp đôi kết hôn năm 2018 và đã có cô con gái 5 tuổi. Chia sẻ về chuyện quen nhau 2 tháng đã tiến tới hôn nhân, bà xã Hà Việt Dũng cho hay: "Tôi và anh Dũng quen biết nhau qua sự kết nối của một người em trong làng. Ban đầu, cả hai chưa nói chuyện với nhau nhiều, cũng có gián đoạn một thời gian. Tình cờ có lần tôi xem chương trình về anh Dũng và gia đình anh ấy thì thấy cảm động quá. Tôi mới chủ động nhắn tin cho anh và bắt đầu nói chuyện nhiều hơn. Anh Dũng là người dân tộc Mường, còn tôi là người dân tộc Thái. Thời điểm hai đứa quyết định đưa về nhà, hai nhà gặp nhau thì thấy chỉ có ngày đó là phù hợp nhất để cưới. Thế là hai vợ chồng gấp rút chuẩn bị đám cưới".Sau khi kết hôn, thời gian đầu vợ chồng Hà Việt Dũng lập nghiệp ở Đà Nẵng. Nam diễn viên thừa nhận giai đoạn đầu cũng gặp nhiều khó khăn vì cả hai thiếu kinh nghiệm làm kinh doanh. Đến khi tham gia bộ phim Bão ngầm, cả hai mới quyết định chuyển về lại Hòa Bình sinh sống để thuận tiện cho công việc. Nói về cuộc sống hôn nhân, nam diễn viên 8X cho biết vợ anh khá cá tính, mạnh mẽ, có thể chu toàn mọi việc để anh an tâm làm nghề. Anh bày tỏ hạnh phúc khi vợ rất thông cảm, thấu hiểu cho công việc của mình. Theo nam diễn viên, từ khi kết hôn, anh có mục tiêu rõ ràng hơn để chăm lo cho gia đình, vợ con.
Một công ty bất động sản thông báo cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc
Ngày 30.12, theo kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) tại 64.126 lượt doanh nghiệp với tổng số 318.731 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người), nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp phân bổ theo các mức lương cụ thể sau:Mức lương dưới 5 triệu đồng/tháng: cần 78.940 vị trí, chiếm 24,77% tổng nhu cầu nhân lực, tập trung ở các vị trí như nhân viên bán và trợ giúp bán hàng; nhân viên tư vấn; nhân viên giới thiệu sản phẩm; nhân viên phục vụ.Mức lương từ 5 - 10 triệu đồng/tháng: cần 157.885 vị trí (49,53%), chủ yếu ở các vị trí như nhân viên hành chính văn phòng; công nhân may; nhân viên thu mua; kế toán; nhân viên thủ kho; kỹ thuật viên điện; quản lý cửa hàng; nhân viên tiếp thị; nhân viên chăm sóc khách hàng.Mức lương trên 10 - 15 triệu đồng/tháng: cần 52.349 vị trí (16,42%), tập trung chủ yếu ở các vị trí như nhân viên marketing; tư vấn bảo hiểm; điều dưỡng viên; nhân viên xuất nhập khẩu; kinh doanh bất động sản; xử lý dữ liệu; thiết kế đồ họa; thiết kế nội thất.Mức lương trên 15 - 20 triệu đồng/tháng: cần 11.500 vị trí (3,61%), chủ yếu ở các vị trí như: kỹ sư cơ khí; kỹ sư điện; kỹ sư thiết kế cấp thoát nước; lập trình viên; trưởng nhóm kinh doanh bất động sản; nhân viên tư vấn và phân tích tài chính; kế toán trưởng; trưởng phòng đào tạo; kỹ sư phần mềm; bác sĩ; giám sát công trình.Trong khi đó, chỉ có khoảng 18.057 vị trí (5,67%) tuyển mức lương trên 20 triệu/tháng, tập trung các vị trí như: giám đốc tài chính; quản lý chuỗi cung ứng - phân phối; giám đốc, trưởng phòng marketing; trưởng phòng quản lý chất lượng; kiến trúc sư; giám đốc dự án; chỉ huy trưởng công trình cơ điện.Trong năm 2024, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cũng khảo sát 165.333 người có nhu cầu tìm việc.Qua phân tích cho thấy, số người tìm việc có mức lương/tháng từ 5 - 10 triệu đồng chiếm 11,65% trong tổng số; trên 10 - 15 triệu đồng chiếm 41,15%; trên 15 - 20 triệu đồng chiếm 26,25%; trên 20 triệu đồng chiếm 19,89%.Đa số tìm các vị trí như nhân viên kiểm định chất lượng; nhân viên y tế; bác sĩ đa khoa; nhân viên nhân sự; trực tổng đài; kỹ thuật viên thẩm mỹ; nhân viên logistics; quản lý kho; trợ lý văn phòng; quản lý nhà hàng; nhân viên IT; lập trình viên; chuyên viên kế toán; kỹ sư xây dựng; kiến trúc sư; quản trị website; nhân viên marketing; kiểm toán viên; giám sát công trình; nhân viên phân tích tài chính; nhân viên môi giới bảo hiểm; giáo viên ngoại ngữ; thông dịch viên.Đáng lưu ý, nếu như doanh nghiệp có tới 24,77% công việc đang trả mức lương dưới 5 triệu đồng thì chỉ có 1,06% người lao động tìm vị trí này. Phần lớn các ứng viên ở trình độ lao động phổ thông hoặc tìm việc làm bán thời gian, chủ yếu ở các vị trí việc làm như nhân viên tiếp thị sản phẩm; nhân viên phục vụ; nhân viên phụ bếp; phụ xe; cộng tác viên; thực tập sinh; tạp vụ; nhân viên bảo vệ, nhân viên bán thời gian; nhân viên bán hàng siêu thị.Kết quả khảo sát của trung tâm về tình hình sử dụng lao động tại 17.500 doanh nghiệp trong năm qua cũng cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập của các nhóm lao động.Cụ thể, thu nhập bình quân của lao động quản lý là 13,22 triệu đồng/tháng; lao động gián tiếp là 11,17 triệu đồng/tháng; lao động trực tiếp là 10,88 triệu đồng/tháng.Theo đánh giá của trung tâm, mức thu nhập bình quân của các nhóm lao động nhìn chung đã phản ánh hiệu suất công việc, mức độ đóng góp và trách nhiệm của từng nhóm lao động đối với sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
thế đất rồng cuộn hổ ngồi
Chương trình Vợ chồng son tập 597 vừa lên sóng do Thanh Vân Hugo và Quốc Thuận dẫn dắt, cùng gặp gỡ Lê Ngọc Thanh (34 tuổi) và chồng Tây Vukic Daniel Mark (48 tuổi). Hai vợ chồng hiện sinh sống tại TP.Melbourne (Úc). Theo chia sẻ, Ngọc Thanh sang Úc từ năm 27 tuổi, khoảng 2 năm sau thì cô mới quen chồng và quyết định ở lại định cư. Daniel cho biết anh và vợ quen nhau qua ứng dụng hẹn hò trong thời điểm dịch Covid-19. Sau khoảng 2 tuần trò chuyện online, cả hai mới hẹn gặp mặt. "Gặp nhau vào khoảng tháng 12 thì đến lễ Tình nhân năm sau, chúng tôi chính thức quen. Tôi hỏi cô ấy nhiều lần: 'Làm bạn gái anh nhé?', ban đầu cô ấy cứ từ chối, bảo là: 'Chưa phải lúc, em không chắc nữa, anh làm người nước ngoài'. Nhưng cuối cùng cô ấy cũng đồng ý", anh kể lại. Ngọc Thanh chia sẻ trước khi nhận lời yêu Daniel, cô có nhiều đắn đo vì khoảng cách tuổi tác, địa lý, văn hóa... Thời gian đầu, cô không định mở lòng vì trước đó có kế hoạch chỉ sang Úc du học rồi về lại Việt Nam. Cô bộc bạch: "Tôi suy nghĩ khá nhiều và cũng lo lắng vì nếu ở lại Úc, tôi phải xây dựng lại từ đầu. Nhiều lần tôi phải cân nhắc là có nên chọn tình yêu này hay không. Vậy nên ban đầu tôi không mở lòng, nhưng anh ấy thể hiện rất chân thành. Tôi nghĩ đây là người có thể phù hợp với mình nên cho cơ hội tìm hiểu". Sau thời gian gắn bó, cả hai quyết định tiến đến hôn nhân. Cô chia sẻ lúc quen nhau thì mẹ vẫn ủng hộ, nhưng đến khi cưới thì bà không đồng ý. Ngọc Thanh tâm sự vì mẹ là người truyền thống nên không chấp nhận chuyện đám cưới không có rước dâu, không có bàn thờ tổ tiên hay các phong tục cưới của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi sang Úc, bà thấy Daniel rất chân thành, tổ chức đám cưới hoành tráng, có nhiều người tham dự nên mới hết lo. Hiện tổ ấm của cặp vợ chồng đã có một nhóc tỳ dễ thương. Từ khi về chung một nhà, cô hạnh phúc khi được chồng yêu thương, cưng chiều hết mực. Ngọc Thanh thừa nhận tính cô khá bừa bộn, còn chồng thì rất kỹ tính. Chính vì thế, mỗi khi cô bày bừa, chồng đều đi phía sau để dọn dẹp lại.Trong khi đó, Daniel cho biết tật xấu lớn nhất của vợ là không bao giờ đúng giờ. Anh hài hước kể cả hai từng hẹn nhau đi nhà hàng lúc 7 giờ, vợ trang điểm, làm tóc và ra khỏi nhà lúc 7 giờ 30 phút. Bên cạnh đó, Daniel còn tố vợ siêu bừa bộn, để tóc rơi đầy sàn, nhà cửa không gọn gàng, chén đĩa ở mọi nơi vì "nấu ăn xong là cô ấy ôm cái điện thoại nên tôi phải dọn dẹp mọi thứ". Dù vậy, Daniel khẳng định anh vẫn yêu vì vợ rất tuyệt vời và xinh đẹp. "Tôi không thể đòi hỏi cô ấy thay đổi vì vợ rất tuyệt. Những tật xấu đó làm nên cô ấy, rất đáng yêu. Mà tôi yêu vợ vì cô ấy là chính mình. Có khi thay đổi lại thành ra nhàm chán", người chồng bày tỏ.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư