Chương trình tư vấn sức khỏe
Chiều nay 12.1, sau khi kết thúc 2 trận play-off vòng loại Duyên hải miền Trung, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO đã xác định được cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: Dương Hữu Thái Hoàng (đội ĐH Huế).Trước đó, vào sáng 10.1, ở trận đấu trong khuôn khổ nhóm 3 bảng B vòng loại Duyên hải miền Trung, cầu thủ Dương Hữu Thái Hoàng đã có cú đúp giúp đội bóng ĐH Huế thắng đậm 5-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng.Chiều 12.1, Dương Hữu Thái Hoàng cũng chính là cầu thủ ghi bàn duy nhất trong trận play-off (phút thứ 58) trước đội bóng ĐH Duy Tân, giúp đội ĐH Huế giành vé đi tiếp vào vòng chung kết.Tuy không có danh hiệu "vua phá lưới" tại vòng loại, nhưng với 3 bàn thắng vào lưới đội bạn, Dương Hữu Thái Hoàng chính là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất. Thành tích này đã giúp Thái Hoàng nhận giải cầu thủ xuất sắc nhất vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung.Chia sẻ sau trận đấu, cầu thủ số 10 ĐH Huế cho biết hiện đang là sinh viên ngành chăn nuôi Trường ĐH Nông lâm – ĐH Huế. "Lần đầu tiên em tham gia giải đấu và giành được chiếc vé để cùng đồng đội dự vòng chung kết tại TP.HCM, em rất vui và hạnh phúc", Thái Hoàng nói.Góp công lớn giúp đội tuyển ĐH Huế vào vòng chung kết, nhưng Thái Hoàng tỏ ra khiêm tốn khi cho rằng ngoài nỗ lực cá nhân để có 3 bàn thắng, Hoàng đã được sự hỗ trợ, kiến tạo rất tốt từ các đồng đội. "Em xin dành các bàn thắng này cho cổ động viên, người hâm của đội bóng ĐH Huế. Không phải cá nhân em xuất sắc mà đó là kết quả xứng đáng của tập thể anh em và ban huấn luyện trong hành trình tập luyện khắc nghiệt và kiên cường. Vào vòng chung kết sẽ rất kịch tính, mục tiêu duy nhất của em là giành cúp về cho Huế", Hoàng nói.Với thành tích thi đấu ấn tượng, chiều 12.1, sau khi kết thúc trận play-off thứ 2, Ban tổ chức giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO đã trao giải cầu thủ xuất sắc nhất cho cầu thủ Dương Hữu Thái Hoàng. Tại vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung, đội ĐH Huế là đội tuyển đầu tiên giành 1 trong 2 chiếc vé vào vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Trao tiền giúp các hoàn cảnh khó khăn
Những ngày qua, trên mạng xã hội đăng tải clip một xe cứu thương hụ còi liên tục nhưng đứng chôn chân gần giao lộ Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng (P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM). Xe hơi, xe máy nêm chật cứng. Một người dùng mạng xã hội tương tác: Những tiếng kêu vô vọng của xe cứu thương.Thực tế trên đường Lý Thường Kiệt, nơi mà xe cứu thương xuất hiện nhiều hướng Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115… cũng cho thấy có tình trạng tương tự. Mặc dù xe cứu thương hụ còi inh ỏi, lấn vào làn xe máy, nhưng xe máy vẫn không nhường đường vì quá kẹt xe.Lý do được người đi đường đưa ra là tuân thủ Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Theo nghị định này thì người đi xe máy leo lề bị xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe.Chia sẻ với PV Báo Thanh Niên, một tài xế lái xe cứu thương tại TP.HCM cho biết, khi kẹt xe thì xe máy không nhường đường vì họ không thể quẹo phải và leo lề vì sợ bị phạt. Có những cuốc xe cứu thương vào giờ cao điểm đi từ đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) đến Bệnh viện Chợ Rẫy chậm hơn 10 phút so với trước đây. Theo người này, xe cứu thương hú còi nhưng kẹt xe thì cũng khó mà nhường đường. "Còn nếu xe leo lề nhường đường cho xe cứu thương và bị phạt thì làm sao chứng minh được họ nhường đường cho xe cấp cứu", tài xế xe cứu thương nói và đề nghị nên gắn đèn cho xe máy quẹo phải, nhất là ngã tư giao nhau với đường một chiều…Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, dịp tết thì xe sẽ đông, nhất là có thêm quy định xử phạt mới. Mặc dù đường sá đông đúc, giao thông có ảnh hưởng, di chuyển có chậm một chút nhưng cấp cứu vẫn đảm bảo ổn. Các ca cấp cứu vẫn tiếp cận được và đưa đến bệnh viện. "Xe vẫn hụ còi, người dân giãn ra thì đi được khi nào thì đi. Đặc biệt là các ngã tư có CSGT thì được hỗ trợ, còn nơi không có CSGT thì hơi rối vì người dân sợ bị xử phạt", lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 thông tin. Nhưng làm sao để không bị xử phạt khi nhường đường cho xe cứu thương mà vi phạm luật Giao thông đường bộ? "Phía Trung tâm cấp cứu 115 có trang bị camera hành trình, khi người dân cần thì sẽ trích xuất và cung cấp. Điều này cũng sẽ giải quyết được phần nào pháp lý. Tuy nhiên vẫn còn trạm cấp cứu vệ tinh chưa gắn camera hành trình", lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 chia sẻ.Lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 cho biết, trước đó, lúc 17 giờ 59 ngày 11.1, Tổng đài 115 TP.HCM tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu bệnh nhân nữ, 78 tuổi (ở Q.7). Gia đình cho biết, khi đang ăn cơm thì bệnh nhân đột nhiên té ngã, bất tỉnh, lay gọi không trả lời.Điều phối viên cấp cứu 115 nhanh chóng trấn an người thân, sử dụng nghiệp vụ xác định được nạn nhân ngưng tim - ngưng thở và lập tức hướng dẫn người nhà ép tim sơ cứu ngay cho nạn nhân, đồng thời điều động xe cấp cứu trạm vệ tinh Bệnh viện Q.7 hỗ trợ.Để đảm bảo việc sơ cứu được thực hiện đúng khi hướng dẫn cho người gọi, điều phối viên kết nối cuộc gọi video quan sát trực tuyến để điều chỉnh các thao tác, tư thế cho người sơ cứu. Đồng thời theo dõi tình hình nạn nhân qua video để đưa ra các chỉ dẫn bổ sung liên tục đến khi đội ngũ cấp cứu đến. Chỉ sau 5 phút ép tim bà cụ có dấu hiệu thở trở lại, có đáp ứng đau mà có thể thấy rõ qua cuộc gọi video. Điều phối viên tiếp tục hướng dẫn cho người thân đưa bệnh nhân về tư thế an toàn và theo dõi đến khi có đội cấp cứu đến. Sau đó, đội cấp cứu có mặt tại hiện trường tiếp cận, xử trí và chuyển nạn nhân an toàn đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để tiếp tục thăm khám và điều trị. Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115, trong cuộc sống hằng ngày, không ai có thể lường trước được những vấn đề sức khỏe bất ngờ có thể xảy ra. Những tình huống khẩn cấp như tai nạn giao thông, đột quỵ, đau tim, hay tai nạn lao động đều có thể đe dọa tính mạng và sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Lúc này, việc gọi cấp cứu 115 trở thành một trong những giải pháp cứu sinh hàng đầu.
Sự kiện kết nối 'Dai-ichi Life - Cung đường yêu thương 2023' tại Quảng Ninh
Với nhiều nỗ lực không ngừng, doanh nghiệp đã được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ghi nhận là doanh nghiệp tiên phong trong việc tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm khí nhà kính (KNK) trong năm 2024. Khi dân số thế giới vẫn tiếp tục gia tăng và nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày một tăng, kinh tế tuần hoàn là giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến quá trình phục hồi của tự nhiên và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nhân loại. Tối đa hóa kinh tế tuần hoàn cũng là một trong những lộ trình chính HEINEKEN Việt Nam đã và đang theo đuổi nhằm hiện thực hóa tham vọng tác động môi trường bằng "0". Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam lần thứ 3 (năm 2024) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Hữu Hoàng, Trưởng bộ phận Phát triển bền vững tại HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE, bao gồm các lĩnh vực hành động: Regenerate (tái tạo); Share (chia sẻ); Optimize (tối ưu hóa); Loop (tuần hoàn); Virtualize (số hóa); và Exchange (đổi mới). Mô hình này được áp dụng xuyên suốt từ trong sản xuất đến các lĩnh vực trong chuỗi giá trị của HEINEKEN Việt Nam, cho thấy cách tiếp cận toàn diện của doanh nghiệp khi áp dụng kinh tế tuần hoàn.Cụ thể trong sản xuất, HEINEKEN Việt Nam đẩy mạnh tái tạo. Hiện tại, tất cả các nhà máy bia của doanh nghiệp đều đang sử dụng nhiệt năng tái tạo đến từ sinh khối với đầu vào là các phụ, phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu và mùn cưa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thu hồi biogas từ quy trình xử lý nước thải để sử dụng làm nhiệt năng nấu bia. Đồng thời, toàn bộ điện năng tiêu thụ trong sản xuất đến từ nguồn năng lượng tái tạo, được đảm bảo bằng chứng chỉ thuộc tính năng lượng. Ông Hoàng cũng cho biết HEINEKEN Việt Nam đang tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn, điển hình như cơ chế mua bán điện trực tiếp (Direct Power Purchase Agreement - DPPA). Nhờ vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, các nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam luôn tiên phong trong hiệu suất sử dụng nước và năng lượng. Doanh nghiệp hiện ghi nhận hiệu suất sử dụng nước trung bình đạt 2,57 hl/hl, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của ngành là 3,04 hl/hl. Những giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, cũng như chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cũng giúp doanh nghiệp giảm đến 93% lượng phát thải carbon trong sản xuất so với năm 2018.Trong quản lý chất thải, doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực chia sẻ và tuần hoàn, tận dụng phụ và phế phẩm trong quá trình sản xuất thành sản phẩm có giá trị cao hơn để làm đầu vào cho một quy trình khác trong chuỗi giá trị. Trong đó, bã hèm và bã men dùng làm thức ăn chăn nuôi, và bùn thải sau quá trình xử lý nước thải được xử lý thành phân bón và đất sạch. Các giải pháp này góp phần giúp HEINEKEN Việt Nam giữ vững mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy. Với bao bì, HEINEKEN Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tính tuần hoàn. Bao bì các sản phẩm của HEINEKEN Việt Nam được thiết kế để có thể tái chế, trong đó đến 97% chai thủy tinh và 99% két bia sau khi ra thị trường được thu hồi trở lại nhà máy, trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh để tái sử dụng. Lon nhôm và thùng giấy carton cũng được sản xuất sử dụng nguyên liệu nhôm và giấy tái chế. Doanh nghiệp cũng áp dụng đổi mới sáng tạo nhằm giảm vật liệu sử dụng, với các thùng carton có thiết kế sóng T giúp giảm nguyên liệu giấy, và lon nhôm với thiết kế giúp giảm độ dày của lon và nắp, qua đó giảm nguyên liệu nhôm, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng của bao bì khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.HEINEKEN Việt Nam cũng liên tục tối ưu và đổi mới trong lĩnh vực kho vận và làm lạnh, điển hình như việc sử dụng hoàn toàn xe nâng chạy bằng điện hay tủ lạnh xanh tiết kiệm điện, từ đó giúp giảm phát thải CO₂. Ngoài ra, doanh nghiệp đã và đang nỗ lực số hóa trong hoạt động văn phòng và sự kiện, áp dụng chính sách làm việc linh hoạt, nhân viên chỉ cần tới văn phòng 2 ngày/tuần, đồng thời khuyến khích tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Với tôn chỉ "phát triển bền vững là chung tay hành động", HEINEKEN Việt Nam cũng tích cực vận động cộng đồng doanh nghiệp cùng đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Trước những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng cho tái chế tại Việt Nam, doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư cho lộ trình tối đa hóa kinh tế tuần hoàn và nỗ lực đổi mới sáng tạo, và hỗ trợ các đối tác trong chuỗi cung ứng chuyển đổi, hướng đến tham vọng vì một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.
YouNet Media: UpRace có chung nền tảng giá trị
Chiều 4.2, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, cùng ngày, lực lượng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an H.Thọ Xuân đã bắt được nghi phạm Nguyễn Phúc Quang (32 tuổi, ngụ xã Xuân Giang, H.Thọ Xuân), để điều tra về hành vi giết người.Thời điểm bị bắt, nghi phạm Nguyễn Phúc Quang đang lẩn trốn trên địa bàn thôn 15, xã Xuân Sinh, giáp ranh với xã Xuân Giang (H.Thọ Xuân).Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, khoảng 5 giờ 30 ngày 4.2, Nguyễn Phúc Quang đã bế con trai là cháu N.P.Q.D (4 tuổi) từ trong nhà ra khu vực bờ ao của gia đình và ra tay sát hại. Sau khi gây án, Quang bỏ trốn khỏi hiện trường.Nhận được tin báo, Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động lực lượng của Phòng Cảnh sát hình sự và Công an H.Thọ Xuân tổ chức truy tìm nghi phạm. Vụ án đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.