$719
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của app hack kc 24h. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ app hack kc 24h.Ngày 15.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành văn bản phê bình nghiêm túc và yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc đối với ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, do những thiếu sót trong việc ký quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp của ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai, Bạc Liêu. Liên quan đến vụ việc, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau cũng đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, do tham mưu cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện. Được biết, cán bộ nguyên chuyên viên phòng này, cũng bị kiểm điểm trách nhiệm. Trong cuộc họp kiểm điểm, người này tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách vì tham mưu ký ban hành quyết định chỉnh sửa thông tin trên bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của ông Thắng. Như Thanh Niên thông tin, trước đó, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định thu hồi và hủy quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp cấp 2 của ông Đỗ Minh Thắng từ năm 1966 thành năm 1964.Cụ thể, thu hồi hủy bỏ Quyết định số 14/SGDĐT-KT ngày 6.7.2020 về việc chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của Sở GD-ĐT Cà Mau đối với ông Đỗ Minh Thắng. Theo Sở GD-ĐT Cà Mau, quyết định chỉnh sửa trước đó không tuân thủ quy định của Bộ GD-ĐT về quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.Liên quan đến vụ việc, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo kiểm điểm ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, do thiếu trách nhiệm trong quá trình xác minh và xử lý sai sót bằng cấp của ông Thắng. Trước đó, ông Vũ bị tố cáo thiếu tinh thần trách nhiệm khi thực thi công vụ, và kết luận từ UBND tỉnh xác định nội dung tố cáo là đúng.Tháng 4.2022, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu đề nghị Sở GD-ĐT Cà Mau xác minh tính hợp pháp bằng tốt nghiệp cấp 2 bổ túc văn hóa của ông Đỗ Minh Thắng. Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau, kỳ thi cấp 2 tổ chức vào tháng 1.1985 tại hội đồng thi Tắc Vân được xác nhận là có diễn ra. Tuy nhiên, hồ sơ gốc của hội đồng thi không còn và việc đối chiếu mẫu phôi, chữ ký, mẫu dấu trên bằng tốt nghiệp chỉ cho thấy sự trùng khớp về hình thức.UBND tỉnh Cà Mau cho rằng cách trả lời như trên là chưa phù hợp, không đủ cơ sở để khẳng định tính hợp pháp của bằng tốt nghiệp của ông Thắng. Đồng thời, việc ông Tạ Thanh Vũ chậm trễ ký công văn đề nghị xác minh lại bằng cấp sau khi có văn bản trả lời Bạc Liêu bị đánh giá là thiếu trách nhiệm. Yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau tổ chức kiểm điểm ông Tạ Thanh Vũ và rà soát, xử lý các văn bản sai sót theo đúng thẩm quyền và quy định. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của app hack kc 24h. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ app hack kc 24h.Hãng AFP ngày 27.1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng khó có khả năng virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm.Bà Mao nói: "Kết luận rằng việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra đã được nhóm chuyên gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra dựa, trên các chuyến thăm thực tế đến các phòng thí nghiệm có liên quan ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)".Phát ngôn viên này khẳng định kết luận này "đã được cộng đồng quốc tế và cộng đồng khoa học công nhận rộng rãi".Tuần trước, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đưa ra bản đánh giá mới, trong đó các chuyên gia phân tích thiên về giả thuyết virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.Trong các năm qua, CIA cho biết chưa có đủ thông tin để kết luận đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên từ một chợ nông sản ở Vũ Hán (Trung Quốc), hay tình cờ bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở đó.Sự thay đổi mới nhất dựa trên "cơ quan báo cáo có sẵn", dù lý thuyết nào trong số đó cũng có thể xảy ra, một phát ngôn viên của CIA cho biết.Tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu để hiểu về nguồn gốc bệnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh sau đó khẳng định nước này đã chia sẻ thông tin về Covid-19 mà "không hề giữ lại điều gì".Trong phát biểu ngày 27.1, phát ngôn viên này kêu gọi Mỹ "dừng chính trị hóa và lợi dụng vấn đề truy xuất nguồn gốc", đồng thời kêu gọi Mỹ "ngừng bôi nhọ và đổ lỗi cho các quốc gia khác, (và) nên phản hồi những lo ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế càng sớm càng tốt".Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật cho biết các dịch bệnh Covid-19, cúm A và virus hợp bào hô hấp (RSV) đều tăng kể từ tháng 11.2023.Trong tuần lễ từ 12-18.1, có khoảng 1/4 các ca xét nghiệm cúm A, 8,8% các ca xét nghiệm RSV và 6,2% các ca xét nghiệm Covid-19 có kết quả dương tính. Về norovirus, trong tuần lễ kết thúc ngày 4.1, gần 28% các xét nghiệm này có kết quả dương tính. Norovirus là virus đường ruột rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh, gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. ️
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi. ️
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Food Bioscience, đã làm nổi bật lợi ích đối với tim mạch của các hoạt chất sinh học có trong một số loại thực vật như nho, dầu ô liu - và quen thuộc nhất là tỏi, cho thấy chúng có thể là chìa khóa trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, phát triển các phương pháp điều trị xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.Các bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Chiết xuất thực vật, giàu hợp chất hoạt tính sinh học, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thuốc nhờ tiềm năng điều trị của chúng. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi của những loại thực vật này bị hạn chế do lo ngại về tác dụng phụ, tương tác thuốc và thiếu bằng chứng khoa học mạnh mẽ từ các thử nghiệm lâm sàng.Nghiên cứu mới, do tiến sĩ René Delgado, giảng viên tại khoa Dược và Khoa học thực phẩm, Đại học Barcelona (Tây Ban Nha) hướng dẫn, đã phân tích 6 loại thực vật tiêu biểu của Chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng lành mạnh và các thành phần hoạt tính chính của chúng, bao gồm:Nghiên cứu đánh giá tập trung vào các cơ chế dược lý quan trọng nhất, bao gồm tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và giãn mạch, cũng như khả năng điều hòa chuyển hóa lipid, có thể liên quan đến các tình trạng như xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.Kết quả cho thấy các thành phần hoạt tính này có triển vọng trong việc điều trị xơ vữa động mạch tiềm năng và có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, theo trang tin khoa học ScitechDaily.Ngoài việc tóm tắt các bằng chứng khoa học hiện tại, các tác giả còn đưa ra hướng nghiên cứu trong tương lai bao gồm tính an toàn lâu dài của các hợp chất này, đánh giá tác dụng hiệp đồng của chúng khi được tiêu thụ trong chế độ ăn Địa Trung Hải.Bằng cách mở rộng cơ sở khoa học của các phương pháp chữa bệnh truyền thống này, bài đánh giá này có thể giúp mở đường cho việc sử dụng chúng làm thành phần dược phẩm hoạt tính để phát triển các loại thuốc thực vật trong tương lai. ️