Giải mã ‘chìa khóa vàng’ trong ăn dặm giúp bé phát triển tối ưu
Năm 2024, Elon Musk (53 tuổi) tuyên bố ông "bị lừa" khi cho phép Vivian chuyển đổi giới tính vì lý do y tế."Giới tính được chỉ định khi sinh ra của tôi là một món hàng được mua và trả tiền. Vì vậy, khi tôi là một đứa trẻ nam và sau đó trở thành người chuyển giới, tôi đã chống lại sản phẩm được bán. Kỳ vọng về nam tính mà tôi phải chống lại suốt cuộc đời mình là một giao dịch tiền tệ. Một giao dịch tiền tệ", cô gái 20 tuổi viết qua Threads.Trong bài đăng tiếp theo, Wilson đặt câu hỏi: "Làm quái nào mà chuyện này lại hợp pháp được?".Page Six đã liên hệ với Elon Musk để xin bình luận nhưng không nhận được phản hồi.Vivian Wilson công khai mình là người chuyển giới vào tháng 6.2022 khi cô nộp đơn xin đổi tên và lấy họ của mẹ Justine Wilson.Hồ sơ nêu lý do là "bản dạng giới tính nam là thực tế tôi không còn sống cùng, tôi không muốn có quan hệ họ hàng với cha ruột của mình dưới bất kỳ hình thức nào".Trong khi đó Elon Musk bày tỏ: "Về cơ bản, tôi đã bị lừa ký các hồ sơ cho một trong những cậu con trai lớn của tôi là Xavier được chuyển giới", CEO của Tesla nói với tiến sĩ tâm lý học Jordan Peterson trong một cuộc phỏng vấn với tờ Daily Wire vào năm 2022. Vị tỉ phú sử dụng Xavier – tên trước khi chuyển giới của Vivian."Điều này xảy ra trước khi tôi hiểu được chuyện gì. Lúc đó dịch Covid-19 đang diễn ra, vì vậy có rất nhiều sự nhầm lẫn, và tôi được cho biết Xavier có thể tự tử nếu nó không được đổi giới tính", Elon Musk nói thêm.Tỉ phú công nghệ cho biết về cơ bản ông đã "mất" đứa con của mình và khẳng định lại rằng ông "bị lừa"."Họ gọi đó là 'deadname'. Lý do họ gọi như thế là vì con trai của tôi đã chết. Con trai tôi, Xavier, bị giết bởi loại virus tâm trí thức tỉnh", ông tuyên bố.Deadname là "cái tên đã chết". Với cộng đồng người chuyển giới, đây thường là tên khai sinh của họ trước khi chuyển giới. Thông thường, deadname là cái tên mà người chuyển giới không muốn sử dụng. Vivian tuyên bố đã "từ bỏ" Elon Musk, "chứ không phải ngược lại". Sau đó cô nói rằng chủ sở hữu mạng xã hội X, người có 14 đứa con với 4 phụ nữ, "không phải là một người đàn ông của gia đình" mà thay vào đó là "một kẻ ngoại tình hàng loạt không ngừng nói dối" về chính những đứa con của mình.Khi tiền đạo U.23 Việt Nam đánh mất 'tấm phao cứu sinh'
Trong buổi làm việc, đại diện chính quyền tỉnh có ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình; ông Phạm Văn Nghiêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách lĩnh vực Chuyển đổi số và Giáo dục; cùng đại diện lãnh đạo đến từ các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh. Về phía Tập đoàn FPT, có ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên.Tổng giám đốc FPT - ông Nguyễn Văn Khoa bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với tỉnh trong một số lĩnh vực trọng điểm, một trong những mục tiêu trọng tâm của FPT là xây dựng hệ thống giáo dục tại Thái Bình.Ông Nguyễn Văn Khoa đưa ra hai mô hình UniSchool (tổ hợp giáo dục) và MiniSchool (trường học quy mô nhỏ). Để phát triển các mô hình này, FPT đề xuất Lãnh đạo tỉnh có chính sách hỗ trợ tốt nhất để hai bên cùng chung tay phát triển giáo dục tại địa phương.Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Khoa cũng đề xuất chiến lược chuyển đổi số toàn diện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình, tập trung vào bảy lĩnh vực chính: thể chế - chính sách, kinh tế số, chính quyền số, xã hội số, nhân lực số, dữ liệu số và nền tảng - hạ tầng số. Những đề xuất này hướng tới mục tiêu giúp Thái Bình xây dựng nền kinh tế số vững mạnh, quản trị chính quyền thông minh và nâng cao chất lượng sống của người dân thông qua công nghệ.Qua trao đổi giữa Tập đoàn FPT và lãnh đạo sở ban ngành, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhận thấy mục tiêu chung giữa tỉnh và Tập đoàn FPT. Chủ tịch UBND Tỉnh nhấn mạnh, hai bên sẽ ưu tiên triển khai các dự án giáo dục trước, trong đó tập trung vào đào tạo học sinh phổ thông và đào tạo nghề.Về đào tạo nghề, tỉnh nhận thấy nhu cầu rất lớn tại các khu công nghiệp. Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh sẽ có trách nhiệm khảo sát, xác định rõ nhu cầu đào tạo nghề giai đoạn 2025-2030, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp để đảm bảo học viên sau khi học nghề có việc làm ngay.Về chuyển đổi số, Chủ tịch tỉnh đề nghị FPT khảo sát thực tế, đưa ra đề xuất cụ thể trước khi triển khai, đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đạt được kết quả tốt nhất.Qua buổi làm việc giữa hai bên về hợp tác về chuyển đổi số và đầu tư giáo dục tại Thái Bình, FPT tiếp tục khẳng định vai trò đồng hành cùng chính quyền địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hợp tác này không chỉ mở ra cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn góp phần đưa Thái Bình tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số, vì sự phát triển bền vững.
Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 8: Vũ lật tẩy kế hoạch trả thù của Nghĩa?
Tết đó, tôi được ăn… thịt heo rừng tại cơ quan Tiểu ban tuyên truyền Binh vận (B6) của tôi. Số là trước tết, anh Chín Thế, người quản lý rất giỏi săn bắn và bẫy heo rừng, vẫn nhiều đêm không đi săn thì gài bẫy. Có một đêm, anh Chín Thế đi kiểm tra mấy cái bẫy loại lớn chuyên gài heo rừng, và phát hiện một chú heo rừng to bự mắc bẫy. Bẫy dính vào chân, làm sao gỡ? Con heo rừng này rất can đảm, nó đã cắn vào chân mắc bẫy, sẵn sàng chịu mất một chân để thoát thân, nhưng chưa kịp thì bị anh Chín Thế phát hiện. Thế là xong!Cơ quan tôi hồ hởi vô cùng vì "chiến lợi phẩm" này. Những anh chuyên làm thịt heo nhanh chóng vào cuộc, và chẳng mấy chốc, con heo rừng đã thịt ra thịt, xương ra xương. Đúng 29 tết, nồi chảo của cơ quan được huy động để nấu các món ngon lành, và chú lính trẻ ít kinh nghiệm làm đầu bếp là tôi chỉ chờ vào cuộc… nhậu.Mùng 3 tết, tôi đạp xe sang "cứ" văn nghệ thăm anh Diệp Minh Tuyền và các bạn. Tình cờ lại gặp nhà văn Nguyễn Đình Thi vừa từ Hà Nội vượt Trường Sơn vô. Chuyện trò vui vẻ một lúc, thấy ban văn nghệ hơi… nghèo, tôi rủ anh Diệp Minh Tuyền cùng vài anh bạn đạp xe sang cơ quan tôi chơi. Nghĩ tới nồi thịt heo rừng còn đầy ắp ở cơ quan mình, tôi rủ mấy anh sang ăn. Lại lên xe đạp, phải 3 tiếng đồng hồ mới về tới cơ quan tôi. Anh Chín Thế rất vui khi tôi đón mấy nhà văn, nhà thơ về "xóm Binh vận", nên hô chị nuôi sửa soạn mâm chén cùng rượu đế chúc mừng năm mới. Nồi cháo đầu heo rừng thật tuyệt, húp tới đâu biết tới đó. Nhà thơ Diệp Minh Tuyền vui quá, không hề khách khí.Rồi tôi nhớ…Tháng 5.1975 tại Sài Gòn. Thành phố vừa qua khỏi cảnh binh đao còn vui hơn tết. Tôi thấy những cuộc diễu hành tự phát có kèm văn nghệ múa hát, kể cả múa lân, của thanh niên, học sinh sinh viên Sài Gòn trong những ngày hòa bình đầu tiên. Sự hồn nhiên, trong sáng của những "đám rước hòa bình" trên đường phố ấy khiến tôi ngạc nhiên không dứt. Tháng 5.1975, Sài Gòn tưng bừng lên đủ thứ, tùm lum lên đủ thứ. Và tôi, suốt ngày rong ruổi trên đường phố, làm không ra làm (vì công việc cơ quan đã hoàn thành), chơi không ra chơi, mà ăn lại càng… ngẫu hứng, nghĩa là tới bữa đâu ăn đó, đâu cũng gặp bạn bè, đâu cũng được bà con Sài Gòn hồ hởi cho... nhậu. Tết là như thế, chứ còn gì!Và tôi nhớ…Món vịt quay chợ Cũ mà "Tết Hòa bình" tháng 5.1975 tôi được ăn.Hồi ấy, nếu hỏi chợ Cũ ở đâu, có chết tôi cũng không biết. Nhưng bạn tôi, Tám Nhân, thì biết. Vì anh là sinh viên Sài Gòn tham gia hoạt động nội thành rồi lên chiến khu, ở đó chúng tôi quen và chơi thân với nhau. Một bữa chiều, Tám Nhân rủ tôi và nhà thơ Ngô Thế Oanh tới nhà Chú Hỏa chơi. Tôi cứ tưởng "chú Hỏa" là chú của… Tám Nhân, chứ đâu biết chú Hỏa là một trong những người giàu nhất Sài Gòn từ hồi Pháp thuộc qua thời Mỹ chiếm. Nghe Tám Nhân kể trên đường đi ông "chú Hỏa" này là người Tiều, từng sở hữu tới 20% địa ốc ở Sài Gòn. Giàu cỡ đó thì quá cỡ thợ mộc rồi. Tôi với Ngô Thế Oanh cứ hớn hở theo Tám Nhân tới nhà chú Hỏa. Tới nơi mới biết đây không phải là nhà, mà là… lâu đài. Một lâu đài đúng nghĩa, to và sang trọng hết cỡ. Không được gặp chú Hỏa, vì hóa ra, ông đã mất lâu rồi. Con cháu ông cũng không còn ở lâu đài này nữa. Chỉ có mấy anh vệ binh giải phóng đang canh gác. Thấy chúng tôi tới chơi, anh em rất mừng. Chúng tôi nói muốn gặp vệ binh Lương Minh Cừ, là nhà thơ trẻ của quân Giải phóng mà chúng tôi quen, nhưng anh em nói Cừ đi… nhậu đâu đó, chưa về. Anh em mời chúng tôi vào thăm lâu đài, và… nhậu chơi. Gì chứ đề nghị thứ hai này thì chúng tôi quá hưởng ứng, nên vui vẻ theo anh em vào thăm lâu đài. Rồi anh em lấy từ hầm rượu nhà chú Hỏa mấy chai rượu Tây. Thoạt Tám Nhân nói chợ Cũ gần đây có món vịt quay kiểu Tàu là nổi tiếng nhất và anh xung phong đi mua. Chúng tôi chọn bàn nhậu là một góc cầu thang nhà chú Hỏa. Nói là góc cầu thang nhưng thú thật, đời tôi chưa bao giờ ngồi ở một chỗ "sạch sẽ và sáng sủa" (chữ dùng của văn hào E.Hemingway) như thế. Cầu thang lát đá cẩm thạch, là loại vật liệu tôi chỉ mới đọc trong sách chứ chưa bao giờ thấy. Với Ngô Thế Oanh chắc cũng vậy, vì chúng tôi vừa từ sình lầy Đồng Tháp hay núi rừng miền Trung bước tới Sài Gòn. Khi Tám Nhân mua vịt quay về, mâm nhậu lập tức được bày ra ngay trên góc cầu thang lát đá cẩm thạch. Chúng tôi hớn hở nâng ly, mừng hội ngộ. Nào ai ngờ được mình còn có một buổi chiều như thế, uống rượu Tây với vịt quay chợ Cũ ngay trong lâu đài chú Hỏa.Sau này, nếu ai hỏi tôi: "Trong những ngày hòa bình đầu tiên ấy, anh thích nhất món ăn nào của Sài Gòn?", tôi sẽ trả lời ngay, không do dự: "Vịt quay chợ Cũ". Tôi chỉ nhớ mỗi món đó, dù đã ăn không ít món ngon Sài Gòn trong những ngày này. Hóa ra, ẩm thực luôn gắn với "đối tượng cùng ăn", với không gian và thời điểm. Một khi nó đã thành ký ức, thì chắc chắn là nó… ngon rồi. Chưa hết đâu bạn.Sắp Tết Đinh Tỵ 1977, tôi đang ở Hà Nội, tranh thủ chạy về quê Mộ Đức thăm thầy má tôi, cũng chỉ nghĩ ở quê vài ngày rồi trở ra Hà Nội, nhưng thầy má tôi giữ thằng con lại thêm một ngày, để gọi là "ăn tết trước". Ngày đó, thầy má tôi mới từ Hà Nội về quê, nhà còn rất tạm bợ, gọi là đón tết cho vui, tình cảm là chính, chứ có gì đâu mà "ăn".Rồi tôi lại tất tả chạy ra Hà Nội để sau tết tổ chức… cưới vợ.Năm 1976 là "năm Bính" của tôi. Vậy mà có những chuyện lớn tôi tính được và hoàn thành cơ bản trong năm này. Đầu tiên là chuyện viết trường ca. Rồi tới chuyện tình yêu và cưới vợ. Cô gái tôi yêu và yêu tôi đã chấp nhận sẽ đi suốt đời với một anh lính-nhà thơ nghèo là tôi. Tôi đưa em về ra mắt thầy má vào mùa hè 1976 và được thầy má hân hoan đồng ý.Vậy là Tết Đinh Tỵ 1977, vợ chồng tôi chính thức ăn tết tại Hà Nội ở nhà bà chị tôi. Chúng tôi lo đám cưới, một đám cưới cực giản dị, tổ chức vào mùng 6 Tết Đinh Tỵ, mượn nhà bà ngoại Nguyễn Đình Chính (con trai Nguyễn Đình Thi), một căn hộ nhỏ ở khu tập thể Trung Tự, làm địa điểm tổ chức. Đám cưới của chúng tôi thật nhiều hoa, toàn hoa đẹp Ngọc Hà, và thật nhiều bạn, toàn là bạn văn chương hồn nhiên vui nổ trời, dù cỗ chỉ có lạc rang và rượu đế. Món quà cưới duy nhất vợ chồng tôi nhận được từ một anh bạn làm ở Báo Phụ nữ là một… chiếc chậu thau bằng nhôm. Hồi đó là vậy, không biết "phong bì" là cái gì. Nhưng thật vui, thật hạnh phúc. Coi như tôi đã được "ăn tết hai miền" Quảng Ngãi và Hà Nội, rồi được làm đám cưới ngay tại thủ đô. Còn gì hơn nữa! Tổng kết lại, năm 1974 ăn tết trong rừng chiến khu, tháng 5.1975 "ăn Tết Hòa bình" tại Sài Gòn, rồi đầu năm 1977 ăn Tết Đinh Tỵ kiêm… cưới vợ tại Hà Nội. Ba cái tết, vui cả ba năm luôn!
Theo đó, chiều 5.3, Công an xã Vĩnh Lộc A tiếp nhận trình báo của anh T.V.L (34 tuổi, quê Kiên Giang, hiện ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) về việc bị 1 nam thanh niên hành hung sau va chạm xe máy.Cụ thể, khoảng 17 giờ 45 phút cùng ngày, anh L. đang chạy xe máy trên đường Rạch Cầu Suối, khi đến trước một căn nhà không số ở ấp 14, xã Vĩnh Lộc A thì bị một nam thanh niên chặn đánh.Vào cuộc xác minh, Công an xã Vĩnh Lộc A đã mời Nguyễn Hoàng Tài (19 tuổi, ở huyện Hóc Môn), là người điều khiển xe máy, dùng tay đánh anh L. lên làm rõ. Công an đã lập hồ sơ, lấy lời khai của Tài để xử lý theo quy định.Trước đó, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh nam thanh niên chạy xe máy chở theo nữ học sinh thì xảy ra va chạm với xe máy của người đàn ông chạy hướng ngược lại. Dù va chạm rất nhẹ, nam thanh niên chở theo nữ học sinh dùng tay đấm liên tiếp vào mặt người đàn ông va chạm xe với mình.Người đàn ông bị đánh sau đó bỏ đi vào nhà người dân. Lúc này, nam thanh niên chở nữ học sinh mới lên xe máy và rời đi.
Thanh Hóa: Thực hư thông tin người dân bị thương khi phản đối xây dựng cảng container Long Sơn
Đảm nhiệm việc chi tiêu trong nhà, chị Hương (35 tuổi, TP.HCM) kể lại trải nghiệm mua sắm mà đến giờ chị vẫn thấy hụt hẫng. Là người luôn đặt niềm tin vào những thương hiệu lớn, chị quyết định mua một sản phẩm đắt tiền từ một hãng nổi tiếng. Nhưng khi cần hỗ trợ trong quá trình sử dụng sản phẩm chị Hương lại có một trải nghiệm hoàn toàn khác. "Tôi gọi đến tổng đài thì bị chuyển từ người này sang người khác, ai cũng hứa sẽ xử lý nhưng rồi chẳng ai thực sự quan tâm. Cảm giác lúc đó như mình bị bỏ rơi vậy", chị chia sẻ. Sau lần đó, chị Hương trở nên e dè khi lựa chọn những thương hiệu tương tự, bởi trong tâm trí chị, dịch vụ tốt không chỉ nằm ở sản phẩm mà còn ở cách thương hiệu hiểu và thật lòng quan tâm đến khách hàng.Trái ngược với câu chuyện của chị Hương là trải nghiệm tích cực của anh Minh (40 tuổi, Hà Nội). Trong quá trình mua bảo hiểm cho gia đình, anh được một chuyên viên tư vấn tận tâm hỗ trợ. "Ban đầu tôi cũng lo lắng, nhưng cách chị chuyên viên tư vấn lắng nghe khiến tôi thấy yên tâm. Không chỉ giới thiệu về sản phẩm, chị còn có những phân tích tài chính đáng tin cậy giúp tôi có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, chị cũng luôn kịp thời giải đáp các thắc mắc phát sinh sau khi mua nên tôi có cảm giác rất tin tưởng", anh Minh chia sẻ. Với anh, đây không chỉ là một giao dịch, mà là một mối quan hệ đáng trân trọng. "Chị chuyên viên ấy giống như một người bạn luôn đồng hành với gia đình tôi, chứ không chỉ đơn thuần là bán bảo hiểm", anh nói thêm.Những câu chuyện như của chị Hương hay anh Minh cho thấy khi khách hàng cảm nhận được sự chân thành, họ sẽ hài lòng và đặt niềm tin vào thương hiệu. Và niềm tin ấy, theo thời gian, trở thành nền tảng bền vững, nơi doanh nghiệp không chỉ phục vụ mà còn thực sự đồng hành cùng khách hàng trong từng giai đoạn của cuộc sống.Sự tận tâm trong dịch vụ chăm sóc khách hàng là giá trị cốt lõi để xây dựng những mối quan hệ lâu dài. Điều này cũng đúng trong ngành Bảo hiểm Nhân thọ bởi một hợp đồng bảo hiểm thường có thời hạn nhiều năm, mối quan hệ giữa chuyên viên tư vấn bảo hiểm (CVTV) và khách hàng cần được vun đắp trên nền tảng của sự chân thành và trung thực trong tư vấn. CVTV không chỉ mang đến các giải pháp tài chính mà còn đóng vai trò như một người bạn, luôn sẵn sàng hiện diện bên cạnh khách hàng trong những thời điểm quan trọng của cuộc đời.Tại Hội nghị Khởi động Kinh doanh Kênh Đại lý 2025 của AIA gần đây, tinh thần bền vững ấy đã được biểu đạt thông qua tác phẩm sắp đặt nghệ thuật độc đáo mang tên The Unbeatable Agency. Tác phẩm được tạo nên bởi tinh thần và tình yêu của hơn 3.000 Doanh chủ, Cấp quản lý và Chuyên viên tư vấn của AIA Việt Nam. Từng chi tiết trong tác phẩm mô phỏng sinh động sợi dây đan xen liên thế hệ là biểu trưng cho những kết nối chân thực để mỗi người sống khỏe trọn vẹn, hạnh phúc, sống động cùng nhau trong hành trình gắn kết bền chặt với Khách hàng và Cộng sự.Đặt trọng tâm vào các kết nối chân thực, AIA Việt Nam cũng mắt chiến lược Đại lý Ngoại hạng 3.0 - Chiến lược lấy chất lượng là nền tảng cốt lõi để phát triển lực lượng đại lý ngoại hạng, đặt khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động.Là một tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ hàng đầu thế giới, tự hào sở hữu quỹ đầu tư khởi nghiệp hàng triệu đô - minh chứng cho cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ phát triển bền vững trong 25 năm tại thị trường Việt Nam, chiến lược Đại lý Ngoại hạng 3.0 nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ chất lượng cao, coi đây là một sự nghiệp phát triển lâu dài, nâng cao trình độ để trở thành các chuyên gia Hoạch định tài chính và sống khỏe, mang các giải pháp bảo vệ đến với khách hàng.Bước vào năm 2025, với sự tận tâm, chuyên nghiệp tin rằng Cộng đồng Doanh chủ 3.0 của AIA sẽ tiếp tục mang đến các giải pháp bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng kiến tạo tương lai tươi sáng, nơi niềm tin là cầu nối bền chặt nhất.