Ô tô dừng đột ngột trên cao tốc như 'đường làng', suýt gây tai nạn liên hoàn
Có thể sự lan tỏa tâm tính người Quảng Ngãi chưa được sâu rộng như người Bắc hay người Nam bộ, gần hơn, như người Quảng Nam, nhưng nó vẫn có "một cái gì" khiến người ta nhận ra ngay: đó là người Quảng Ngãi.Những bộ sưu tập ngoại trang lộng lẫy của Võ Lâm Truyền Kỳ MAX
Nhan Phúc Vinh đóng vai nam chính trong Duyên. Bộ phim tình cảm gia đình xoay quanh cuộc sống tại một nông trại, nơi ba thế hệ chung sống, gìn giữ và phát triển vùng đất nông nghiệp xanh mát. Bộ phim không chỉ kể về hành trình dựng xây và bảo vệ nông trại, mà còn là câu chuyện về tình yêu, tình thân và sự trưởng thành của những người trẻ và cả những tham vọng tranh giành gia sản của những người thân trong gia đình.Bộ phim xoay quanh câu chuyện của Hoàng Nam (Nhan Phúc Vinh), một kỹ sư nông nghiệp tài năng, tận tâm với công việc và luôn mong muốn phát triển nền nông nghiệp bền vững. Anh trở về quê nhà để tiếp quản và cải tiến nông trại Thủy Mộc, nơi mang đầy ký ức tuổi thơ và là niềm tự hào của gia đình.Tại đây, Hoàng Nam vô tình bị cuốn vào một cuộc hôn nhân bất đắc dĩ với Duyên (Tăng Huỳnh Như) - cô gái trẻ cá tính, mạnh mẽ và bướng bỉnh. Xuất thân trong gia đình có truyền thống làm nông, Duyên không thích bị sắp đặt số phận và luôn muốn chứng minh bản thân có thể tự quyết định cuộc đời mình. Mối quan hệ của cả hai bắt đầu với những mâu thuẫn, tranh cãi khi họ có quá nhiều điểm khác biệt.Thế nhưng, chính sự chung tay làm việc tại nông trại, cùng nhau đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, Hoàng Nam và Duyên dần thấu hiểu và xích lại gần nhau hơn. Từ một cuộc hôn nhân không tình yêu, họ dần nảy sinh những rung động chân thành, để rồi nhận ra nhau chính là định mệnh.Bên cạnh chuyện tình cảm, bộ phim còn khắc họa hành trình trưởng thành của những người trẻ đang theo đuổi ước mơ và hoài bão của riêng mình, bao gồm Hoàng Quân (Trần Ngọc Vàng) - người em trai luôn bị áp lực bởi cái bóng của anh trai nhưng quyết tâm tìm lối đi riêng; Ái Mỹ (Lý Hồng Ân) một cô gái thành phố năng động, thích nghi với cuộc sống thôn quê; Dũng (Võ Đình Hiếu) - chàng trai kiên trì, theo đuổi ước mơ làm nông nghiệp sạch...Duyên không chỉ đơn thuần là một bộ phim tình cảm mà còn mang đến một góc nhìn mới về giá trị của gia đình, tình yêu thiên nhiên và sự gắn kết với đất đai. Phim đưa khán giả rời xa cuộc sống phố thị ồn ào, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những khoảnh khắc yên bình, từ ánh nắng ban mai đến những cơn mưa tưới mát cánh đồng.Qua từng tập phim, khán giả sẽ cảm nhận được những bài học về sự kiên trì, lòng yêu thương và khát khao sống trọn vẹn. Đồng thời, bộ phim cũng tôn vinh những con người âm thầm đóng góp cho nền nông nghiệp bền vững - một ngành nghề tuy vất vả nhưng lại vô cùng ý nghĩa.Dàn diễn viên thực lực như Nhan Phúc Vinh, Tăng Huỳnh Như, Trần Ngọc Vàng, Lý Hồng Ân, Khánh Huyền, Thân Thúy Hà, Bá Nghị... góp phần tạo nên bức tranh nhiều màu sắc về tuổi trẻ nhiều đam mê và chiều sâu cho câu chuyện gia đình.Đây cũng là lần đầu tiên Nhan Phúc Vinh kết đôi với Tăng Huỳnh Như trên màn ảnh nhỏ. Chia sẻ về vai diễn này, nam diễn viên gốc miền Tây cho biết: "Rất lâu rồi tôi mới đóng một bộ phim phục vụ khán giả miền Tây sau nhiều năm ra bắc đóng phim. Để hoàn thành các cảnh quay trong Duyên tôi cùng ê kíp đã đi đến 12 tỉnh thành khắp miền Đông và miền Tây Nam bộ. Hy vọng bộ phim sẽ mang đến nhiều điều thú vị cho khán giả truyền hình".Phim Duyên do đạo diễn Nguyễn Phương Điền cầm trịch lên sóng trên kênh THVL1 từ ngày 3.2.
Chiến sự Ukraine ngày 750: Tiền tuyến thiếu vững chắc, Nga sắp tấn công đột phá?
SEA Games 33 năm 2025 sẽ khai mạc ngày 7.12 và bế mạc ngày 19.12, tại Thái Lan. Riêng nội dung bóng đá nam sẽ bắt đầu trước khoảng 1 tuần so với ngày khai mạc đại hội. Đây là khung thời gian gần giống với khung thời gian diễn ra AFF Cup 2024 (từ 8.12.2024 – 5.1.2025). Chính vì thế, khung thời gian chuẩn bị cho đội tuyển U.23 Việt Nam trong chiến dịch "săn" HCV SEA Games cũng tương tự như khung thời gian chuẩn bị cho đội tuyển Việt Nam trong những ngày vừa rồi.Khát khao giành lại tấm HCV nội dung bóng đá nam SEA Games của người hâm mộ Việt Nam lớn không kém khát khao đoạt ngôi vô địch AFF Cup. Nhất là sau khi người hâm mộ chứng kiến đội U.23 Việt Nam thua Indonesia ở SEA Games 32 năm 2023 trên đất Campuchia. Chính vì thế, hệ thống bóng đá Việt Nam chắc chắn cũng hướng về mục tiêu giành HCV SEA Games, xem đấy là 1 trong những mục tiêu chính của bóng đá nội trong năm nay.Trao đổi với giới truyền thông hôm qua (10.1), Tổng thư ký (TTK) VFF Nguyễn Văn Phú nói: "Thành công của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup đến từ sự chung tay của rất nhiều phía, để đội tuyển U.23 Việt Nam hướng đến thành công trong năm 2025, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự chung tay tương tự. VFF sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho đội tuyển U.23 Việt Nam ở các giải quốc tế trong năm nay".Trong khi đó, Tổng giám đốc VPF Nguyễn Minh Ngọc, với tư cách là đại diện cho đơn vị điều hành các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp trong nước lên tiếng: "Nhiệm vụ giành HCV SEA Games là nhiệm vụ quan trọng với bóng đá Việt Nam, chúng tôi sẽ tính toán kỹ cho mục tiêu này. Tuy nhiên, chuyện có tạm dừng giải V-League trong thời gian đội tuyển U.23 tập trung, tập huấn ngay trước SEA Games 33 năm 2025 hay không là điều mà bản thân tôi cũng chưa thể khẳng định vào lúc này. Đây là việc mà VPF phải bàn bạc, thảo luận rất kỹ với các CLB, phải được sự thống nhất của các CLB.Ngoài những ngày diễn ra SEA Games vào cuối năm, khoảng tháng 9, đội tuyển U.23 Việt Nam còn nhiệm vụ quốc tế quan trọng khác là vòng loại giải U.23 châu Á 2026. Chính vì thế, việc sắp xếp lịch thi đấu phải được tính toán rất kỹ".Có thể thấy rằng việc đội tuyển Việt Nam thành công hơn các đội khác tại AFF Cup 2024, là nhờ chúng ta gặp thuận lợi, trong quá trình đội tuyển thi đấu tại AFF Cup, các giải trong nước của chúng ta tạm dừng, các CLB toàn tâm toàn ý đưa quân lên đội tuyển quốc gia. Các đối thủ chính của đội tuyển Việt Nam gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia không có được may mắn này, các CLB của họ vẫn đòi cầu thủ từ đội tuyển quốc gia của từng nước, để thi đấu các cúp châu Á (AFC Champions League Elite và AFC Champions League 2). Riêng các CLB của Singapore (đối thủ của đội tuyển Việt Nam tại bán kết) không thi đấu ở cúp châu Á, nhưng đội tuyển Singapore lại bị các CLB ở Thái Lan làm khó, khi không "nhả" các trụ cột của đội tuyển Singapore (3 anh em nhà Fandi) về khoác áo đội tuyển quốc gia trong thời gian diễn ra AFF Cup 2024.Chính vì vậy, VFF, VPF và các CLB ở các giải bóng đá chuyên nghiệp trong nước sẽ đi tìm tiếng nói chung để làm hài hòa lợi ích của tất cả các bên, với cái đích cao nhất là hướng đến sự phát triển chung của bóng đá Việt Nam. Việc tính toán này phải đảm bảo được cả 2 mặt, vừa giúp đội tuyển U.23 Việt Nam đạt thành tích tốt ở sân chơi quốc tế, nhưng cũng không thể làm gián đoạn hệ thống bóng đá trong nước quá lâu, vì hệ thống bóng đá trong nước chính là chân đế của mọi thành công.
Thống kê cho thấy có hơn 5.000 văn bản quy phạm pháp luật của T.Ư chịu tác động trực tiếp từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong số này, hơn 3.800 văn bản liên quan đến việc thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức; hơn 700 văn bản có nội dung cần xử lý ngay, có tính chất chung giữa các bộ.Bộ Tư pháp nhận định nếu sửa đổi, bổ sung hàng ngàn văn bản nêu trên sẽ là khối lượng công việc rất lớn, phát sinh chi phí và khó khả thi, có thể tạo khoảng trống pháp lý do không thể ban hành đúng thời hạn. Trong khi đó, Quốc hội có thể khái quát để quy định theo nguyên tắc chung và vẫn bảo đảm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo lộ trình.Cơ quan soạn thảo do đó đề xuất xây dựng nghị quyết với 2 chính sách lớn, nhằm kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm hoạt động của các cơ quan nhà nước diễn ra liên tục, thông suốt sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.Chính sách 1 là xử lý những vấn đề chung, có tính nguyên tắc nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.Các nội dung thuộc chính sách này bao gồm: việc sử dụng tên cơ quan, tổ chức do chuyển giao, tiếp nhận, hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các cơ quan, đơn vị do tiếp nhận, chuyển giao hoặc sáp nhập.Ngoài ra còn giải quyết một số vướng mắc, khó khăn khi các cơ quan thay đổi mô hình tổ chức; việc xử lý các vấn đề chuyển tiếp liên quan đến sử dụng con dấu, trụ sở làm việc, tài sản, kinh phí của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; các giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan, người có thẩm quyền cấp trước khi có sự sắp xếp tổ chức bộ máy…Chính sách 2 là xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý đối với các vấn đề khác phát sinh sau khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng chưa dự liệu được hết trong nghị quyết nhằm không làm gián đoạn hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, người dân, doanh nghiệp và việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan sau khi sắp xếp, tổ chức bộ máy.
Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần liệu có khả thi?
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.