Leicester xuất sắc như thế nào?
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.Chiêm bái nghi thức rước long vị tại lễ hội Dinh Cô
Thất bại ở vòng chung kết U.20 châu Á 2025 đang mang đến cho U.20 Indonesia nhiều hệ lụy. Sau 3 trận vòng bảng, thầy trò HLV Indra Sjafri hòa 0-0 trước U.20 Yemen, sau khi đã thua đậm U.20 Iran và U.20 Uzbekistan. U.20 Indonesia đứng thứ ba và bị loại, do đó bỏ lỡ cơ hội dự U.20 World Cup 2025.Ngay từ đầu, mục tiêu có vé đi U.20 World Cup 2025 đã được chỉ ra là nằm ngoài tầm với U.20 Indonesia, do HLV Sjafri cùng học trò nằm ở bảng đấu rất nặng (cả U.20 Iran và U.20 Uzbekistan đều là ứng viên vô địch). Tuy nhiên, thất bại này vẫn khiến Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) phải mở cuộc họp khẩn. HLV Sjafri phải chia tay cương vị HLV trưởng U.20 Indonesia. Trước đó, ông Sjafri từng đưa U.22 Indonesia vô địch SEA Games 32, về nhì ở SEA Games 30, cũng như đưa U.19 Indonesia vào tứ kết U.19 châu Á 2018. Nhà cầm quân người Indonesia là người giàu kinh nghiệm nhất trong làng bóng đá trẻ xứ vạn đảo, từng nắm giữ cương vị giám đốc kỹ thuật (GĐKT) PSSI. Nhưng, trước thất bại đã nằm trong dự tính, ông Sjafri vẫn phải rời đi."Trát" sa thải của PSSI dành cho HLV Sjafri cũng tạo ra sự chia rẽ nơi truyền thông và dư luận Indonesia. Một bên cho rằng, lứa U.20 Indonesia hiện tại non kinh nghiệm, ít được thi đấu quốc tế nên đòi hỏi phải có vé đi U.20 World Cup 2025 là bất hợp lý. Việc quy trách nhiệm cho HLV Sjafri chỉ là động thái đánh lạc hướng của PSSI, khi vốn dĩ các cầu thủ nhập tịch đã chiếm lĩnh phần lớn vị trí ở đội tuyển Indonesia, qua đó lấy đi cơ hội thi đấu của cầu thủ trẻ. Luồng quan điểm khác lại nhận định phương pháp huấn luyện của HLV Sjafri đã lỗi thời, không theo kịp bóng đá hiện đại. Tuy nhiên chỉ 1 ngày sau khi sa thải HLV Sjafri khỏi đội U.20, truyền thông Indonesia đưa tin PSSI lại bổ nhiệm ông Sjafri... trở lại ghế HLV của U.22 Indonesia, thay cho HLV Gerald Vanenburg (mới chỉ được chỉ định dẫn dắt U.22 ít ngày trước đó). Chỉ trong 1 tháng, ghế HLV trưởng ở các đội U.20 và U.22 của Indonesia đã đổi chủ liên tục. Điều đáng nói nhất của bóng đá Indonesia, không phải vị trí HLV trưởng đội U.22 sẽ do ông Indra Sjafri hay Vanenburg đảm nhiệm. Vấn đề nằm ở chất lượng cầu thủ. Đội tuyển Indonesia tiến bộ nhờ sức mạnh "ngoại nhập", với các cầu thủ gốc Mỹ và châu Âu có thể hình và tư duy chơi bóng hiện đại. Dù vậy, đội tuyển quốc gia chỉ là phần ngọn.Gốc rễ nền bóng đá nằm ở hệ thống đào tạo trẻ và giải vô địch quốc gia. Ở cả hai phương diện này, bóng đá Indonesia đều đang loay hoay. Giải vô địch Indonesia (Liga Indonesia) nổi tiếng với sự cuồng nhiệt, nhưng chất lượng CLB thấp, đồng thời vấn đề bạo lực vẫn tràn lan. Bóng đá Indonesia từng đầu tư trọng điểm cho lứa cầu thủ sinh năm 2003, nhằm chuẩn bị cho kỳ U.20 World Cup đăng cai trên sân nhà. Dù vậy, yếu tố ngoài chuyên môn đã khiến Indonesia bị FIFA tước quyền tổ chức. Lứa kế cận của Indonesia (sinh năm 2004 - 2025) đều chưa cho thấy triển vọng. Báo chí Indonesia cho rằng đội U.20 nước này có xu hướng đá cậy sức, thiếu nền tảng căn bản để thành công. Với nền tảng cầu thủ thiếu ổn định, cộng với phương pháp huấn luyện sẽ thay đổi do có HLV mới, U.22 Indonesia đứng trước "canh bạc" rủi ro tại SEA Games 33. U.22 Thái Lan vẫn kiên trì với những HLV Nhật Bản để ổn định triết lý. U.22 Việt Nam có HLV Kim Sang-sik, dù phải gánh sức ép ở hai đội tuyển, nhưng ông Kim đã có thời gian gần 1 năm làm việc để hiểu bóng đá Việt Nam.Còn với U.22 Indonesia, sự loay hoay giữa dòng có thể khiến đội bóng này gặp trục trặc.
Phụ huynh tố trường quốc tế lập lờ hợp đồng, chiếm dụng tiền tỉ
2 dự án gồm: dự án chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An (Quảng Nam) và dự án phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu TP.Đông Hà (Quảng Trị).
Trong nước, giá cà phê Tây nguyên tăng nhẹ 400 đồng/kg. Tại Đắk Nông và Đắk Lắk lên 99.400 đồng/kg, Gia Lai 99.000 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 98.400 đồng/kg.
'Trung tâm Báo chí TP.HCM vận động tài trợ sự kiện tôn vinh nhà báo' là tin bịa đặt
"Hãy trả lại tượng Nữ thần Tự do cho chúng tôi", chính trị gia Raphael Glucksmann phát biểu tại một hội nghị đảng Place Publique ngày 16.3."Chúng tôi tặng nó cho các vị như một món quà, nhưng rõ ràng là các vị không thích nó. Do đó, bức tượng sẽ ổn khi trở về nhà", ông nói thêm.Hiện giới chức Mỹ chưa phản hồi về phát biểu trên của ông Raphael Glucksmann.Tượng Nữ thần Tự do được khánh thành tại bến cảng thuộc thành phố New York vào ngày 28.10.1886, là quà của nhân dân Pháp gửi tặng nước Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ra Tuyên ngôn Độc lập Mỹ. Tượng cao 46 m, đầu đội vương miện có 7 gai, tay cầm phiến đá khắc ngày độc lập của Mỹ bằng chữ số La Mã và xiềng xích bị gãy nằm ở chân trái. Tượng được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Auguste Bartholdi.Theo AFP, bình luận của ông Glucksmann có thể liên quan quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tạm dừng viện trợ cho Ukraine. Ông Glucksmann có quan điểm ủng hộ Ukraine và từng chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Trump khi Mỹ gần đây thay đổi chính sách liên quan xung đột Nga - Ukraine.Ngoài ra, ông Glucksmann còn chỉ trích Tổng thống Trump vì cắt giảm nhân sự các viện nghiên cứu ở Mỹ, đồng thời nói thêm rằng Pháp sẵn sàng chào đón họ đến làm việc. Sau khi nhậm chức hồi tháng 1, ông Trump đã cắt giảm ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, cân nhắc sa thải hàng trăm công chức liên bang phụ trách nghiên cứu y tế và khí hậu.