$882
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 88vin tv. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 88vin tv."Là người quan sát, tôi nghĩ quy trình niêm yết của Binance có chút trục trặc. Họ ra thông báo rồi 4 giờ sau bắt đầu niêm yết. Đó là khoảng thời gian cần thiết nhưng trong 4 giờ, giá token đã tăng cao trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), sau đó nhà đầu tư lại 'xả hàng' lên các sàn giao dịch tập trung (CEX)", Changpeng Zhao (CZ), nhà sáng lập Binance, nói trên X.DEX thường được các nhà giao dịch chuyên nghiệp dùng để tìm kiếm những dự án mới trước khi có thông báo niêm yết (listing) trên CEX. Việc được niêm yết trên các sàn giao dịch tập trung là tín hiệu quan trọng để nhà đầu tư mua vào lượng lớn token trên sàn phi tập trung. Tuy nhiên, đây chỉ là giao dịch ngắn hạn, ngay khi dự án lên CEX. Điều này tạo ra áp lực bán lớn, khiến giá token bị giảm nhanh. Các sàn CEX nổi tiếng với tính thanh khoản cao, vô tình trở thành nơi "thoát hàng" của các nhà đầu cơ.Theo Cointelegraph, tính đến tháng 5.2024, hơn 80% token được niêm yết trên Binance - sàn giao dịch tập trung - đã mất giá trong 6 tháng đầu tiên, sau khi ra mắt. Bình luận của CZ được đưa ra trong bối cảnh dự án Test (TST) mới niêm yết trên Binance có nhiều bất thường. Ban đầu, Test này được tạo ra như một thử nghiệm trên mạng blockchain BNB Chain. Nhưng các nhà đầu tư đã xem đây như một memecoin và liên tiếp thổi giá.Đáng chú ý, dự án TST chỉ được nhắc đến khoảng một giây trong video hướng dẫn của BNB Chain cho nền tảng Four.Meme. Video cũng nói rõ dự án chỉ nhằm mục đích thử nghiệm. Nhưng sau đó, các nhà đầu cơ, người có ảnh hưởng lớn tại Trung Quốc bắt đầu quảng bá và đẩy vốn hóa thị trường của dự án lên cao. TST từng đạt vốn hóa thị trường lên 489 triệu USD vào ngày 9.2, sau đó giảm hơn 50% xuống còn 192 triệu USD, theo dữ liệu từ CoinMarketCap. 14 giờ ngày 12.2, mỗi token TST có giá 0,16 USD, giảm gần 69% so với mức cao nhất mọi thời đại 0,52 USD.Việc một token được tạo ra với mục đích thử nghiệm nhưng được các nhà đầu cơ bơm thổi, đẩy giá và "xả hàng" lên các sàn CEX phần nào mô tả rõ ràng về sự điên rồ của thị trường và lỗ hổng của các sàn giao dịch.CZ cho biết bình luận của ông được đưa ra với tư cách là "người ngoài cuộc". Sau khi ngồi tù và chịu án phạt của Mỹ, nhà sáng lập Binance không còn điều hành công ty. Ông khẳng định mình "không tham gia vào quá trình niêm yết" của Binance hoặc bất kỳ sàn giao dịch CEX nào khác. Theo tỉ phú này, để khắc phục lỗ hổng, các sàn giao dịch tập trung cũng nên tự động triển khai mọi thứ trong việc đưa một dự án lên sàn. Đây là điều các sàn giao dịch phi tập trung đang làm tốt và không gặp phải lỗi tương tự. Một ngày sau bình luận của CZ, đồng sáng lập Binance Yi He giải thích với Colin Wu về các tiêu chí listing của sàn. Theo đó, tiêu chí quan trọng nhất là lợi tức đầu tư (ROI), được tính bằng cách so trung bình giá trong ngày đầu tiên với hiệu suất hằng quý trên các CEX. Tiêu chuẩn thứ hai là khả năng mang lại sự đổi mới cho cộng đồng và toàn ngành. Dự án có thể giúp nhà đầu tư có thể trở thành người dùng blockchain chuyên nghiệp trong tương lai sẽ được đánh giá cao. Cuối cùng là sự chú ý của thị trường dành cho dự án. "Nếu một token có sức hấp dẫn về công nghệ, được thị trường săn đón, chúng tôi sẽ niêm yết nếu không muốn bị mất thị phần", Yi He nói. Ba tiêu chí này giúp sàn kiểm soát chặt chẽ việc niêm yết, từ memecoin đến các dự án có tiềm năng dài hạn. Trước đó Binance từng gây tranh cãi sau khi một dự án Việt Nam được niêm yết trên sàn. Một năm trước, dự án Ronin của Sky Mavis (công ty mẹ của game Axie Infinity) đã giảm giá 18% ngay sau khi lên sàn Binance. Đáng chú ý, trước đó một tuần, token của dự án đã tăng giá 30%. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ nhân viên Binance đã tuồn tin ra ngoài, giúp nhà đầu cơ mua vào lúc rẻ và bán tháo khi giá cao. Ron chịu sức ép lớn về thanh khoản, dẫn đến giảm giá mạnh chỉ sau một giờ. Binance đã tuyên bố treo thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ ai tìm được bằng chứng nhân viên sàn tham nhũng.Trong lần cập nhật mới nhất, Yi He cho biết Binance hoạt động dưới sự giám sát của hai cơ quan thực thi pháp luật Mỹ. Trong hai năm qua, nhóm điều tra nội bộ xử lý hơn 120 vụ việc, sa thải 60 nhân viên. Phần lớn người vi phạm vô ý mắc phải các quy định như không nói rõ mối quan hệ cá nhân khi làm việc với đối tác. Dù vô ý, những người này đều lập tức bị chấm dứt hợp đồng. Yi He cũng tiết lộ thêm sàn đã thu hồi được hơn 30 triệu USD tiền bất hợp pháp. Công ty vẫn còn hai vụ kiện đang phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật và quản lý của Mỹ. Nhân viên vi phạm các quy tắc có thể bị truy tố hình sự nếu tội nghiêm trọng. Những người đã bị sa thải sẽ nằm trong danh sách đen, không được tham gia bất kỳ dự án hoặc quỹ nào liên quan đến công ty. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 88vin tv. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 88vin tv.Theo thông tin Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT) công bố ngày 6.2, trong tháng 1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 63,15 tỉ USD, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1 đạt 33,09 tỉ USD, giảm 6,9% so với tháng trước và giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,49 tỉ USD, giảm 11,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,6 tỉ USD, giảm 5,0%.Có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 67,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, sơ bộ nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 0,22 tỉ USD, chiếm 0,7%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 29,43 tỉ USD, chiếm 89,0%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 2,65 tỉ USD, chiếm 8,0%; nhóm hàng thủy sản đạt 0,77 tỉ USD, chiếm 2,3%.Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 1 đạt 30,06 tỉ USD, giảm 14,1% so với tháng trước, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất với kim ngạch đạt 28,26 tỉ USD, chiếm 94,0%.Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 với kim ngạch đạt 9,8 tỉ USD; xuất siêu sang Mỹ đạt 8,5 tỉ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 11,6 tỉ USD; nhập siêu từ Trung Quốc 5,8 tỉ USD, giảm 19,6%.Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,03 tỉ USD trong tháng 1 (cùng kỳ năm trước xuất siêu 3,7 tỉ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,4 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 4,43 tỉ USD.Trước đó, cán cân thương mại hàng hóa tháng 12.2024 xuất siêu 0,52 tỉ USD; cả năm 2024 xuất siêu 24,77 tỉ USD.Thực tế nhiều năm cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giảm trong tháng đầu năm là hoàn toàn bình thường. Lý do bởi đây thường là thời điểm diễn ra đợt nghỉ tết Nguyên đán kéo dài. Những tháng sau đó, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ dần lấy lại đà tăng trưởng. ️
Hôm nay 6.3, Bộ KH-CN đã tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Mạnh Hùng đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm các vị trí cấp trưởng và cấp phó tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ này. Cụ thể, cấp trưởng 25 đơn vị của Bộ KH-CN (sau thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy) gồm: Ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính; bà Phạm Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá và thẩm định công nghệ; ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ; ông Trần Quốc Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số; ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; bà Lê Hương Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; bà Hoàng Thị Phương Lựu, Chánh văn phòng Bộ; bà Nguyễn Như Quỳnh, Chánh thanh tra Bộ; ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; ông Trần Duy Ninh, Cục trưởng Cục Bưu điện T.Ư. Ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT; ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia; ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và doanh nghiệp công nghệ; ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện; ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin - Thống kê; ông Nguyễn Thành Chung, Cục trưởng Cục Viễn thông; ông Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia; ông Đỗ Công Anh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin; ông Vũ Văn Tích, Giám đốc Học viện Chiến lược KH-CN; ông Phạm Văn Hiếu, Tổng biên tập Báo VnExpress. Bộ KH-CN cũng công bố các quyết định bổ nhiệm các cấp phó tại 25 đơn vị và lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị sự nghiệp công lập, 3 doanh nghiệp thuộc Bộ KH-CN. Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, Chính phủ đã quyết định hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN, tên bộ mới là Bộ KH-CN. Lãnh đạo Bộ KH-CN sau sáp nhập gồm Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và 5 thứ trưởng: ông Phạm Đức Long, ông Bùi Thế Duy, ông Hoàng Minh, ông Lê Xuân Định, ông Bùi Hoàng Phương.Ngày 2.3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH-CN, có hiệu lực từ 1.3. Theo đó, Bộ KH-CN có 25 đơn vị. ️
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ còn 399 USD/tấn, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm gần đây. Trong khi đó, gạo cùng phẩm cấp của Pakistan là 404 USD/tấn, Ấn Độ là 413 USD/tấn và Thái Lan là 431 USD/tấn.Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay giá gạo thế giới liên tục đi xuống nhưng gạo Việt Nam giảm mạnh nhất do Philippines, thị trường tiêu thụ chính của gạo Việt Nam đang đẩy mạnh một loạt chính sách nhằm hạ giá gạo. Đáng kể nhất là việc nước này ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực vào ngày 4.2. Mục tiêu của chính sách này nhằm giảm giá gạo nội địa được cho là đang ở mức cao khoảng 45 - 58 peso/kg. Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) tuyên bố trong tuần này sẽ bán gạo dự trữ 350.000 tấn cho các địa phương mức giá 33 peso/kg để các đơn vị này phân phối lại ra thị trường với giá 35 peso/kg (tương đương khoảng 15.300 đồng/kg).Những chính sách mới này ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu gạo của thương nhân Philippines. Mới nhất, họ trì hoãn hợp đồng nhập khẩu 350.000 tấn gạo để thương lượng lại giá. Là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới và là thị trường chủ lực của Việt Nam nên những diễn biến này khiến giá gạo Việt Nam tụt dốc không phanh. Chưa kể, thương nhân các nước khác thấy giá gạo liên tục giảm cũng tiếp tục chờ khiến cho tình trạng càng thêm xấu.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2024 Philippines tiêu thụ đến 46,1% trong tổng số 9 triệu tấn gạo xuất khẩu của Việt Nam; đứng thứ 2 là Indonesia với 13,2% và Malaysia xếp thứ 3 với 7,5%. Còn trong tháng 1.2025, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt 500.000 tấn và 308 triệu USD tăng 1% về lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. ️