Châu Đăng Khoa lên tiếng về ồn ào, nói lý do ngưng hợp tác với Sofia
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng.Nhóm thiện nguyện Trường Sa chăm lo cho đồng bào biên giới Quảng Trị
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Vụ án loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai: Lê Thanh Huyền Trang liên quan gì?
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 20.3, giá vàng trong nước tăng vùn vụt vượt xa 100 triệu đồng/lượng.Cụ thể, vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được niêm yết mua vào 98,6 triệu đồng/lượng, bán ra 100,4 triệu đồng, tăng 600.000 đồng ở chiều mua vào và tăng 900.000 đồng ở chiều bán ra.Đây là mức cao nhất trong lịch sử vàng miếng tại Việt Nam.Các công ty kinh doanh vàng bạc khác cũng bán ra vàng miếng bằng Công ty SJC.Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC loại 0,5 - 2 chỉ được mua vào lên 98,6 triệu đồng, bán ra lên 100,43 triệu đồng, tăng 900.000 đồng.Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng 800.000 đồng khi mua vàng nhẫn 98,7 triệu đồng, bán ra 100,7 triệu đồng…Giá vàng thế giới tăng vọt lên mức kỷ lục mới là 3.046 USD/ounce, tăng so với hôm qua 12 USD. Kim loại quý duy trì đà tăng sau cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Fed công bố giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25% - 4,5%, trong khi các quan chức đánh dấu triển vọng lạm phát tăng trong năm nay và triển vọng tăng trưởng kinh tế thấp hơn, sau chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump.Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá trung tâm 17 đồng, lên 24.807 đồng/USD.Các ngân hàng đã tăng giá USD thêm 20 đồng, Vietcombank mua vào 25.340 - 25.370 đồng, bán ra 25.730 đồng;ACB mua vào 25.350 - 25.380 đồng, bán ra 25.730 đồng;Vietinbank mua vào 25.376 đồng, bán ra 25.736 đồng…Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh tiếp tục tăng thêm 20 đồng, mua vào lên 25.840 đồng, bán ra 25.940 đồng.Giá USD trên thị trường thế giới tăng nhẹ, chỉ số USD - Index thêm 0,2 điểm, lên 103,46 điểm. Giá USD tăng sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất như dự kiến, nhưng cho biết các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ cắt giảm chi phí đi vay khoảng 0,5% vào cuối năm nay, ngay cả trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát cao hơn. Chủ tịch Fed ông Jerome Powell đã nêu những thách thức mà các quan chức ngân hàng trung ương phải đối mặt khi đưa ra những dự báo mới về triển vọng kinh tế, sau loạt chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Các quan chức Fed dự báo lạm phát trong năm nay sẽ ở mức 2,7% so với tốc độ 2,5% dự kiến vào tháng 12. Fed đặt mục tiêu lạm phát ở mức 2%.
Ngày 6.1, TAND tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trương Hoài Thương (32 tuổi, ở xã Phú Thịnh, H.Tam Bình, Vĩnh Long) 6 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, Thương là người làm công tại tiệm vàng K.M., do bà V.K.T. (ở P.Cái Vồn, TX.Bình Minh, Vĩnh Long) làm chủ. Vì tin tưởng Thương nên khoảng 14 giờ ngày 5.6.2024, bà T. đưa cho Thương 2 thỏi vàng 24K mang đến tiệm vàng T.N. (P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) để bán. Đến nơi, Thương gặp nhân viên tiệm vàng T.N và bán được gần 850 triệu đồng.Trước khi bán vàng, Thương có quen một phụ nữ trên mạng internet và rủ Thương đầu tư tài chính sinh lời. Do đó, sau khi nhận tiền bán vàng, Thương nảy sinh ý định chiếm đoạt bằng cách nhờ chuyển 200 triệu đồng vào tài khoản của Thương, phần còn lại đưa tiền mặt.Sau đó, Thương mang gần 650 triệu đồng đến một tiệm vàng khác trên địa bàn TP.Cần Thơ nhờ chuyển tiền vào tài khoản của mình 250 triệu đồng. Tiếp đến, Thương chuyển khoản cho người phụ nữ quen biết qua mạng internet 450 triệu đồng để đầu tư tài chính. Phần tiền còn lại, Thương gửi người quen ở TX.Bình Minh giữ giùm.Khi về đến tiệm vàng K.M, Thương nói dối với bà T. rằng, sau khi bán vàng về tới khu vực dưới chân cầu Cần Thơ thì bị nhóm giang hồ chặn kề dao vào cổ cướp hết tiền. Tin lời, bà T. nhờ người chở Thương đến công an trình báo. Qua làm việc, xác minh và điều tra, Thương thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.Tại tòa, Thương thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Căn cứ vào tính chất, hành vi phạm tội, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án 6 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nhận định bóng đá Bulgaria vs Ý (1g45 ngày 29.3): 'Azzurri' muốn xóa tan bóng ma World Cup 2018
Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 724 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, thị trường quan trọng nhất là Trung Quốc chỉ đạt 306 triệu USD, sụt giảm đến 39%. Nguyên nhân, mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ách tắc vì chất vàng O và cadimi. Trước những khó khăn của ngành rau quả, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Công thương nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) chia sẻ: Về mặt con số có thể thấy Mỹ là thị trường rất tiềm năng với ngành rau quả thế giới nói chung, riêng năm 2024 nhập khẩu trên 60 tỉ USD. Mexico là nguồn cung cấp chủ lực với gần 24 tỉ USD. Việc Mỹ muốn đánh thuế lên hàng hóa Mexico có thể là cơ hội cho các nguồn cung khác. Ở Đông Nam Á, Thái Lan xuất khẩu rau quả vào Mỹ đứng thứ 11 thế giới với con số khá khiêm tốn 870 triệu USD.Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 15 trong danh sách nguồn cung rau quả vào thị trường Mỹ, với vỏn vẹn 463 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường Mỹ nhập khẩu rau quả từ Việt Nam đạt 101 triệu USD, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm 2024. Điều này cho thấy cơ hội mở rộng thị trường của rau quả Việt Nam trên đất Mỹ. Thêm một yếu tố đáng chú ý là trong năm 2024, Việt Nam nhập khẩu rau quả từ Mỹ đến 544 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam đang nhập siêu rau quả từ Mỹ tới 81 triệu USD.Ngoài thị trường Mỹ, khu vực Đông Á với Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những thị trường rất tiềm năng. Cụ thể năm 2024, Hàn Quốc nhập khẩu rau quả từ Việt Nam với giá trị 315 triệu USD, tăng 39%. Đây cũng là thị trường nhập khẩu rau quả Việt Nam đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Hay như thị trường Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 5 với 203 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng 23%. "Trong nhóm 10 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam thì đây là những thị trường có nhiều tiềm năng. So với Mỹ thì khu vực Đông Á rau quả Việt Nam có nhiều lợi thế về vị trí địa lý giúp thời gian vận chuyển ngắn, chi phí logistics thấp, sức tiêu thụ lớn", ông Nguyên nhận định.Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước nhập khẩu rau quả lớn thứ 4 của Việt Nam trong năm 2024 đạt 278 triệu USD tăng 74%, nhưng đây cũng là nước có sự tương đồng với rau quả Việt Nam nên về lâu dài cơ hội thực sự không lớn. Thời gian qua, Thái Lan chủ yếu tăng nhập khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam về để tái xuất. Tuy nhiên, những thị trường tiêu thụ rau quả tiềm năng cao cũng là những thị trường rất khó tính. Do vậy, bên cạnh việc đàm phán mở rộng thị trường cho những mặt hàng mới như bưởi, bơ, na, chanh không hạt... thì cần phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào công nghệ sản xuất, chế biến, áp dụng các kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó là tổ chức sản xuất sạch theo hướng bền vững gắn với truy xuất nguồn gốc có trách nhiệm với môi trường và xã hội.