Chuyển đổi số thúc đẩy nhu cầu phát triển giải pháp bảo mật mới
Ngày 20.2, UBND P.Quảng Phúc (TX.Ba Đồn) cho biết vào hôm 18.2, chính quyền địa phương đã tổ chức buổi đối thoại với phụ huynh học sinh khối Tân Mỹ nhằm tìm giải pháp đưa các em trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, sau cuộc thảo luận, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bên.Buổi đối thoại diễn ra tại Trường tiểu học số 1 phường Quảng Phúc với sự tham gia của lãnh đạo Phòng GD-ĐT thị xã Ba Đồn, chính quyền phường Quảng Phúc, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng hơn 100 phụ huynh học sinh điểm trường lẻ Tân Mỹ. Tại đây, các phụ huynh bày tỏ mong muốn được giữ lại điểm trường lẻ, và không đồng tình với phương án chuyển học sinh về điểm trường chính.Trước những lo ngại của phụ huynh, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch UBND P.Quảng Phúc, đã thông báo kết luận của Sở Xây dựng Quảng Bình về tình trạng xuống cấp của trường học tại Tân Mỹ. Theo đó, cơ sở vật chất của điểm trường này không còn đảm bảo an toàn, buộc phải đóng cửa. Tuy nhiên, đông đảo phụ huynh vẫn phản đối phương án di dời, đồng thời đề nghị chính quyền tìm giải pháp sửa chữa để học sinh có thể tiếp tục học tập tại chỗ.Như Thanh Niên đã thông tin, kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, 154 học sinh thuộc điểm trường Tân Mỹ đã không trở lại trường. Sau một tuần nghỉ học, chỉ có một học sinh lớp 2 đến lớp. Phụ huynh cho rằng việc di chuyển đến điểm trường chính sẽ gây nhiều khó khăn vì đa số học sinh sống cùng ông bà, cha mẹ làm ăn xa.Từ năm 2019, địa phương đã bố trí kinh phí sửa chữa điểm trường lẻ theo mong muốn của người dân. Tuy nhiên, hiện tại, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể tiếp tục sử dụng. Do đó, chính quyền địa phương khẳng định việc di dời học sinh về điểm trường chính là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn.Lãnh đạo thị xã Ba Đồn và phường Quảng Phúc nhất trí với nguyện vọng lâu dài của phụ huynh về việc duy trì điểm trường lẻ. Tuy nhiên, trước mắt, việc di chuyển học sinh đến điểm trường chính là điều bắt buộc để đảm bảo điều kiện học tập an toàn, trong khi phương án sửa chữa hoặc xây mới vẫn đang chờ nguồn kinh phí thực hiện.Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn: 'Hãy sống như đời sông mà hát thành... đời sống là hỏng'
Tối 31.12, không khí TP.HCM trở nên sôi động với hàng loạt sự kiện đón năm mới, thu hút hàng trăm nghìn người dân. Nhận thấy nhu cầu di chuyển tăng cao, đơn vị vận hành metro đã nhanh chóng đề xuất tăng chuyến để phục vụ, và quyết định này được Sở Giao thông Vận tải TP.HCM thông qua ngay trong chiều cuối năm.Chuyến tàu cuối cùng khởi hành lúc 23 giờ, trễ hơn một tiếng so với thường ngày, để kịp phục vụ người dân đi lại trong thời điểm đông đúc nhất.Anh Cao Minh Phụng (40 tuổi, Bà Điểm, Hóc Môn) lần đầu tiên trải nghiệm metro cùng gia đình trong dịp đặc biệt này. "Metro khai trương đã hơn 10 ngày, nhưng nay anh mới có dịp dẫn cả nhà đi. Tối nay, bọn anh còn tính đi xem pháo hoa. Hy vọng về không quá trễ," anh Phụng chia sẻ.Trên chuyến tàu từ TP.Thủ Đức về trung tâm thành phố, anh Phụng bồi hồi nhớ lại cảm giác lần đầu đi metro ở Singapore cách đây hơn 10 năm."Việt Nam mình bây giờ có metro hiện đại, sạch đẹp, đi rất thích. Năm mới hy vọng sẽ có nhiều dự định thành công," anh nói.Giống như anh Phụng, gia đình chị Thu Hà (Q.1) cũng tận hưởng không khí giao thừa trên tuyến metro mới. Chị cùng chồng và con trai nhỏ bắt tàu từ ga Bến Thành đến ga Tân Cảng để dạo phố."Ngày xưa chị từng đi metro ở Trung Quốc, giờ đi ở Việt Nam cảm thấy rất vui và tự hào. Tàu sạch, rộng, mát mẻ, đúng là niềm tự hào của thành phố", chị Hà bày tỏ.Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chị Hà không giấu được cảm xúc hồi hộp: "Dù năm cũ có khó khăn, mọi chuyện cũng qua. Năm mới mong mọi điều tốt đẹp hơn đến với gia đình và mọi người".Không khí nhộn nhịp ở ga tàu không chỉ đến từ hành khách mà còn từ những nhân viên âm thầm làm việc xuyên đêm để đảm bảo các chuyến tàu vận hành trơn tru."Dạ, mọi người hướng về phía tay trái giúp em nhé, đó là lối vào!" một nhân viên ga tàu nhiệt tình hướng dẫn.Từ 0 giờ 30 phút sáng 1.1, 14 chuyến tàu đặc biệt được tăng cường để chở người dân về nhà sau khi tham gia lễ hội chào đón năm mới. Metro số 1, với hành trình kéo dài 30 phút từ ga Suối Tiên (TP.Thủ Đức) đến ga Bến Thành (Q.1), đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho hàng nghìn người dân trong đêm giao thừa.Tuyến metro số 1 chính thức vận hành từ ngày 22.12.2024, và trong giai đoạn đầu, vé được miễn phí đến hết ngày 20.1.2025. Mỗi ngày, metro đón hàng trăm nghìn lượt khách, cao điểm lên đến hơn 200.000 lượt.Sau thời gian miễn phí, người dân có thể mua vé linh hoạt qua nhiều hình thức như mã QR, thẻ ngân hàng, hoặc căn cước công dân gắn chip.Hệ thống metro không chỉ mở ra một chương mới cho giao thông công cộng tại TP.HCM mà còn mang lại hy vọng về sự phát triển bền vững trong tương lai. Trên những chuyến tàu cuối năm cũ và đầu năm mới, không khí lạc quan, háo hức lan tỏa qua từng lời chúc và ánh mắt của hành khách.
Sáng tạo nội dung bằng cách 'kiếm chuyện' khiêu khích người khác, coi chừng...
Thành công lớn nhất của đội tuyển VN tại AFF Cup 2024 là các cựu binh đồng loạt trở lại với một tinh thần quyết tâm rất cao, niềm khát khao mãnh liệt và phong độ rất ổn định. Từ Thành Chung, Duy Mạnh hay Tiến Dũng ở hàng thủ cho đến Văn Thanh, Ngọc Quang, Tuấn Hải hỗ trợ ở khu vực giữa sân đều tạo sự yên tâm khá cao. Tiến Linh tỏa sáng trước khi Xuân Son xuất hiện. "Bông hoa nở muộn" Doãn Ngọc Tân tạo dấu ấn rất riêng, Văn Vĩ cũng gây được thiện cảm lớn về năng lực chuyên môn và sự cố gắng cao độ.Cũng đã có vài gương mặt trẻ được thầy Kim tung ra trận, để thử lửa và học hỏi kinh nghiệm. Trong đó Vĩ Hào - Hai Long phần nào chứng tỏ được năng lực của mình với những bàn thắng và nỗ lực cống hiến cho lối chơi chung của toàn đội. Còn lại Văn Khang - Thanh Bình - Tiến Anh vẫn chưa có những bước tiến bộ ổn định và chưa thực sự chắc chắn. Tất nhiên, những nhân tố này sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong hành trình tiếp theo của đội tuyển VN, nhưng bản thân các tuyển thủ cần phải có tiến bộ mạnh mẽ hơn nữa. Khẳng định năng lực của mình tại V-League để tiếp tục được HLV Kim Sang-sik trao cơ hội.Trong thời gian tới, nhiều khả năng đội tuyển VN sẽ tiếp tục bổ sung những gương mặt trẻ tiến bộ vượt bậc trong thời gian gần đây. Chẳng hạn như màn trình diễn của Văn Đô, Đình Bắc (đội Công an Hà Nội); Thái Sơn (đội Thanh Hóa) tại đấu trường Asean Club Championship sẽ là cơ sở để ban huấn luyện đội tuyển xem xét. Phong độ ấn tượng của một số cầu thủ trong màu áo CLB Phù Đổng Ninh Bình tại giải hạng nhất cũng sẽ mang lại nhiều gợi ý cho các nhà tuyển trạch.Bộ khung đội tuyển đã được định hình với những cầu thủ trụ cột, giờ là lúc làm tươi mới, sáng tạo và đột biến với những cầu thủ trẻ tài năng.Xét một cách toàn diện, lối đá của đội tuyển VN tại AFF Cup 2024 không có gì mới, vẫn là một lối đá chú trọng sự thực dụng với tư tưởng phòng ngự - phản công khá rõ nét. Điều quan trọng dẫn đến thành công là tất cả các cầu thủ đều đã quá quen với yêu cầu chiến thuật của lối chơi này, cộng thêm thầy Kim đã có những sự bổ sung hợp lý như Văn Vĩ, Ngọc Tân, Xuân Son để làm tròn đội hình. Những nhân tố trụ cột được đặt niềm tin như Hoàng Đức - Xuân Son đã tỏa sáng rực rỡ đúng với kỳ vọng.Cách chơi chưa thực sự hay, chưa mượt mà, chưa quyến rũ; nhưng đã có hệ thống vận hành ổn định, các vị trí được phân công giao nhiệm vụ một cách rõ ràng, dễ thực hiện. Điều này đã giúp các cầu thủ thoải mái trong việc hoàn thành nhiệm vụ cá nhân trước khi tự tin hơn trong việc sáng tạo và đột biến.Nhưng Asian Cup lại là một đấu trường khác, với những đối thủ mới và đặc biệt lối chơi, điểm mạnh, điểm yếu của chúng ta cũng đã phần nào bị đối thủ nghiên cứu và tìm cách hóa giải. Nếu không có sự cách tân, không có sự đổi mới thì nhiều khả năng đội tuyển sẽ bị bắt bài và thất bại.Thời gian chuẩn bị không nhiều, Xuân Son chưa thể góp mặt là vấn đề nan giải mà thầy Kim phải đối mặt. Nhưng sự xuất hiện của cầu thủ đang khoác áo CLB Công an Hà Nội Jason Quang Vinh (nhiều khả năng anh được nhập tịch ngay trong tháng 3 - thời điểm tập trung đội tuyển) và các trận đấu chất lượng của V-League, hy vọng sẽ giới thiệu thêm nhiều gương mặt cho đội tuyển.Không ngủ quên trên chiến thắng, tiếp tục rèn luyện làm mới và hoàn thiện mình thì chắc chắn đội tuyển VN sẽ tiếp tục tiến lên về phía trước một cách bền vững.
Theo nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về thành lập Sở Xây dựng (trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng), sau đó UBND tỉnh đã quyết điều động, bổ nhiệm Ban giám đốc Sở Xây dựng gồm 8 người.Cụ thể, bổ nhiệm ông Huỳnh Anh Minh (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GT-VT) làm giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương. Ngoài ra, còn 7 phó giám đốc, gồm: ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, ông Bồ Kỹ Thuật, ông Nguyễn Vĩnh Toàn, ông Trần Sĩ Nam (cùng là Phó giám đốc Sở Xây dựng cũ); ông Nguyễn Hữu Tuấn; ông Nguyễn Chí Hiếu và ông Nguyễn Thanh Thuận (cùng là Phó giám đốc Sở GT-VT cũ).Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT), UBND tỉnh Bình Dương điều động, bổ nhiệm ban giám đốc sở này gồm 7 người.Cụ thể, ông Phạm Văn Bông (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN-PTNT) được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Các phó giám đốc gồm: ông Hồ Trúc Thanh, ông Lê Thanh Tâm và ông Võ Thành Giàu (cùng là Phó giám đốc Sở NN-PTNT); bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, ông Phạm Xuân Ngọc và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (cùng là Phó giám đốc Sở TN-MT).Sở Tôn giáo và Dân tộc mới thành lập (trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh). Ban giám đốc gồm có 3 người.Cụ thể, ông Trịnh Đức Tài (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tôn giáo và Dân tộc. Các phó giám đốc gồm: ông Thái Trần Quốc Bảo (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh) và ông Nguyễn Khánh Toàn (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Dương).Các sở còn lại gồm Sở Tài chính Bình Dương có 1 giám đốc và 6 phó giám đốc; Sở Nội vụ gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc; Sở KH-CN có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
Phẫn nộ ô tô liều lĩnh quay đầu 'như tự sát' trên cao tốc
Đều mang các thương hiệu xe máy Nhật Bản, cả Yamaha Gear 125 và Honda BeAT đều có tầm giá dưới 40 triệu đồng, hướng đến nhóm khách hàng trẻ, những người đang tìm kiếm một mẫu xe tay ga nhập khẩu, nhỏ gọn và tiết kiệm để đi lại hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi mẫu xe đều có điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh khác nhau để tạo sức hút với khách hàng Việt Nam. Vậy, mẫu xe nào thật sự đáng giá để lựa chọn (!?) Hãy cùng Thanh Niên đặt Yamaha Gear 125 hay Honda BeAT lên bàn cân so sánh: