Người đàn ông gần 12 năm nấu cháo tặng bệnh nhân nghèo
Lần đầu tiên tôi biết về mẹ hình như là lúc lên 4, khi đó ba vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 ở Hà Nội về. Đó cũng là lần đầu tiên ba gặp đứa con gái thứ 2 là tôi.Sáng hôm đó, hình như mẹ lúi húi trong bếp, ba bế tôi xuống hỏi: "Em cho ba con anh ăn gì?". Tôi đòi ăn khoai, là hai củ khoai hôm trước ba nói để sáng mai hẵng ăn. Mẹ nói con ăn cơm đi, mẹ ăn khoai rồi. Tôi khóc ăn vạ. Ba bế tôi lên vai nói ra vườn hái cam. Mẹ nhìn theo hai cha con rồi nói: "Có ba về là nhõng nhẽo quá, ở nhà với mẹ có thế đâu…".Tôi không thể nào diễn tả được ánh mắt ấy, chỉ là sau này nhớ lại, ngẫm nghĩ thì hiểu rằng: Đó là lời của một người vợ, người mẹ hạnh phúc.Ba mẹ cưới nhau xong thì ba đi bộ đội rồi giải ngũ, học tiếp cấp 3. Ba bắt đầu ra Hà Nội học đại học thì mẹ có bầu tôi. Trong bốn năm xa cách ấy là bom đạn, thiếu thốn, mẹ một mình làm ruộng, nuôi hai con và chăm sóc ba mẹ chồng. Chừng ấy năm tháng xa chồng của một người vợ trẻ hẳn không ít khó khăn và cả đau khổ. Nhưng, khi có thể dựa đỡ vào chồng, dù chỉ là dỗ đứa con gái hờn dỗi, với mẹ đó là khoảnh khắc hạnh phúc vỡ òa. Cái cảm giác hạnh phúc trên khuôn mặt, ánh mắt mẹ rõ ràng đến nỗi 55 năm sau, tôi vẫn nhớ như in, như thể xem lại một cảnh phim ấn tượng.Mùa đông đầu tiên sau khi đi làm, ba mua cho mẹ một cái áo bông chần màu đen láng mượt. Với quê miền Trung thời đó, chiếc áo là của hiếm. Khi ba đang ở nhà, lúc nào mẹ cũng mặc. Hôm đó, trời lạnh lắm, đi cấy về, mẹ khoe với ba: "Bữa ni ở ngoài đồng ai cũng khen áo đẹp, các chị ấy nói cả làng ni, chưa có ai được chồng mua áo đẹp cho như vậy".Mẹ cười, mắt lấp lánh. Người ta hẳn sẽ hạnh phúc tận cùng khi chỉ yêu, hiến dâng, không chờ đợi, không đòi hỏi và khi được trao đền, thì cảm giác như đó là quà tặng vô giá.Ba tôi đi công tác xa, năm thì mười họa về nhà một bữa. Mỗi lần ba về, trong nhà như có tiệc. Mẹ nấu cho ba những món ngon nhất mà quanh năm mấy mẹ con chẳng mấy khi được ăn. Có con lợn nuôi mấy tháng chờ tết cân cho mậu dịch để lấy lụa, bột mì, ba đòi làm thịt, mẹ đồng ý luôn. Cứ tưởng ba chỉ lấy bộ lòng ăn rồi để các thứ còn lại cho mẹ bán, ai dè ba nói: "Chia ra từng các phần nhỏ, biếu hết bà con quanh nhà".Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Mẹ làm theo, nét mặt rất vui.Có cái ao trước cửa nhà, mẹ thả cá để cuối năm thu hoạch. Ba về bất chừng, gọi người tát nước, bắt cá chia cho cả xóm, mẹ cũng chiều ý ba. Các dì tôi nói: "Mạ mấy đứa yêu và chiều chồng vô điều kiện".Mẹ ốm, đi viện đâu hơn tháng thì về nhà. Làng xóm tới thăm rất đông, ai mẹ cũng quay mặt ra chào, cố tiếp chuyện giữa những cơn đau. Duy chỉ có chị cả tôi ôm đứa em út lúc đó mới 10 tháng tuổi tới thì mẹ quay mặt vào vách. Bà nội tôi nói: "Các con để cho mẹ nghỉ". Sau này, khi mẹ mất lâu lâu, bà giải thích với tôi: "Lúc đó mẹ con sợ em nó nhớ ra mẹ rồi vài bữa nữa, không còn mẹ, em nó khóc, bà cháu mình không dỗ được".Mẹ là vậy, kể cả khi sắp rời cõi đời, vẫn chỉ nghĩ cho người khác.Sau này, gặp những chuyện này kia, đôi khi tôi sững lại, tự hỏi: "Nếu là mẹ, bà sẽ xử lý thế nào nhỉ?". Và khi đã lội qua nhiều năm tháng và đường đất cuộc đời, tôi tìm được câu trả lời chung cho nhiều tình huống: Mẹ đã nghĩ và làm như tính cách trời sinh, mọi sự đều nghĩ cho người khác, sống cho người khác. Mẹ cũng không có cơ hội chiêm nghiệm như thế là đúng hay sai, bởi bà đã ra đi khi chưa kịp nhìn lại…Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Và những đứa con của mẹ cũng hạnh phúc mỗi khi nhớ về người.Con trai Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dancesport thế giới
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Kỳ thú tháng 3: Xuất hiện xuân phân, ngày và đêm gần bằng nhau khắp thế giới
03 giải ba, trị giá 30 triệu đồng/giải.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ miền Đông lại vượt miền Tây
tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP.HCM và các tổ giúp việc cho ban.Ban chỉ đạo có 48 thành viên do Chủ tịch Phan Văn Mãi làm trưởng ban. Phó trưởng ban thường trực là bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM. Các phó trưởng ban còn lại là 5 Phó chủ tịch UBND TP.HCM và Giám đốc Sở Nội vụ.Thành viên ban chỉ đạo làm giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM.Bên cạnh đó, Chủ tịch Phan Văn Mãi cũng thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo về sắp xếp bộ máy do ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ là Tổ trưởng. Còn tổ giúp việc về xây dựng, giải quyết chế độ, chính sách do bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng.Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể, xin chủ trương phương án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập.Đồng thời, xây dựng đề án và ban hành các quyết định sắp xếp, tổ chức lại tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập; bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Bên cạnh đó, nghiên cứu, tham mưu các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp theo quy định của Chính phủ và quy định của bộ, ngành, thành phố.Tại phiên họp cuối tháng 12.2024, Thành ủy TP.HCM thống nhất phương án UBND TP.HCM giảm từ 21 sở còn 15 sở (giảm gần 30%), còn 2 cơ quan hành chính và 32 đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, TP.HCM đề xuất cho phép giữ lại Sở An toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội. Nếu phương án này được Trung ương thông qua, UBND TP.HCM sẽ có 16 sở.Theo lộ trình 9 bước do Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất, giữa tháng 1.2024 HĐND TP.HCM xem xét thông qua và ban hành các quyết định, nghị quyết tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập các cơ quan đơn vị.Đến giữa tháng 2.2025 sẽ hoàn tất việc sắp xếp, ổn định hoạt động. Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Bộ Nội vụ kết quả thực hiện sắp xếp bộ máy trong tuần cuối cùng của tháng 2.2025.