Đường dây lừa đảo chiếm đoạt gần 4 tỉ đồng bằng chiêu trò kêu gọi đầu tư tiền ảo
Ông Waltz cho biết các cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo sẽ được tổ chức trong "những ngày, những tuần tới".Ông Waltz đã đưa ra bình luận trên vào hôm 12.1 trong cuộc phỏng vấn với Jonathan Karl của ABC News. Ông Waltz không trả lời thẳng câu hỏi khi nào sẽ diễn ra hội đàm mà chỉ cho biết "việc chuẩn bị đang được tiến hành".Cũng theo ông Waltz, vẫn chưa rõ liệu cuộc gặp có thể xảy ra của ông Trump và ông Putin có liên quan đến ai khác ngoài hai nhà lãnh đạo không. Tuy nhiên, ông cho biết các cuộc điện đàm sẽ sớm diễn ra.Ông nói: "Chúng tôi chưa đặt ra khuôn khổ chính xác cho [cuộc điện đàm], nhưng chúng tôi đang nghiên cứu điều đó. Nhưng tôi thực sự mong đợi một cuộc gọi ít nhất trong những ngày và những tuần tới. Đó sẽ là một bước và chúng tôi sẽ thực hiện nó từ đó".Trước đó, ông Trump thông báo đang sắp xếp một cuộc gặp với ông Putin, gợi ý rằng có thể sẽ xảy ra sau khi ông chính thức nhậm chức vào ngày 20.1.Điện Kremlin đã xác nhận cả ông Putin và ông Trump đều bày tỏ ý định liên lạc. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đề cập điều nay, nhưng cho biết chưa có thông tin chi tiết chính xác về địa điểm và thời gian cuộc gặp có thể diễn ra.Ông Waltz nhận định rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể được giải quyết theo con đường ngoại giao, và một lệnh ngừng bắn sẽ là bước đi tích cực theo hướng này.Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn sự leo thang hơn nữa, điều này có thể gây ra hậu quả toàn cầu.Về tình hình cuộc xung đột, ông Waltz cho rằng quân đội Ukraine đang gặp phải những vấn đề liên quan tới tinh thần chiến đấu của binh sĩ và thiếu hụt nguồn nhân lực. Để giải quyết tình trạng này, theo ông Waltz, Ukraine cần phải hạ thấp độ tuổi nhập ngũ thì mới có thể huy động thêm hàng trăm nghìn lính mới và ổn định được tiền tuyến.Hồng Kông nới lỏng yêu cầu thị thực đối với lao động Việt Nam
Khác với mọi năm, Nguyễn Thiên Di (29 tuổi), ngụ ở 59 Cao Lỗ, Q.8 (TP.HCM) không còn nhận được khoản thưởng tết mà cô gái từng trông chờ. Năm nay, công ty thông báo sẽ thưởng lương tháng 13 dựa trên thâm niên. Tuy nhiên, với thời gian làm việc chỉ 6 tháng, Di không đặt quá nhiều hy vọng.Điều khiến Di hụt hẫng hơn cả là trước tết khoảng 20 ngày, công ty quyết định cắt giảm nhân sự để giảm chi phí. Thiên Di là một trong những người lọt trong danh sách. Bị nghỉ việc đồng nghĩa với việc cô gái mất đi nguồn thu nhập ổn định và không có thưởng tết. Tổng cộng, Thiên Di ước tính mất đi khoảng 20 triệu đồng. "Đó không phải là một con số nhỏ. Tết đến mà không có khoản tiền này, mình buộc phải cắt giảm chi tiêu nhiều thứ", Di nói.Để thích nghi với hoàn cảnh, Thiên Di thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế đi cà phê hay ăn uống bên ngoài. "Mình sẽ nấu cơm nhà, cố gắng tiết kiệm tối đa. Tết năm nay, không còn những bữa ăn thịnh soạn hay những kế hoạch vui chơi", Di buồn bã kể.Hồ Thị Bích Ngọc (25 tuổi), ngụ ở hẻm 58 đường số 5, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân (TP.HCM) chia sẻ các tết năm nay của cô khác xa mọi năm vì công ty không có thưởng tết do kinh tế khó khăn. Số tiền lương ít ỏi khiến cô nhân viên văn phòng phải cắt giảm mọi kế hoạch tết. Ngọc dự định sẽ ở lại TP.HCM để làm thêm để tiết kiệm chi phí, thay vì về quê thăm gia đình. "Năm nay không quần áo mới, mình cũng chẳng dám nghĩ đến việc đi chơi. Mình hy vọng năm mới mọi thứ sẽ tốt hơn, không phải sống trong cảnh bất an như thế này", Ngọc nói.Lê Trinh (27 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Bình Dương, hiện là giáo viên thời vụ tại một trung tâm tiếng Anh ở TP.Thủ Đức, TP.HCM, chia sẻ rằng tết năm nay của cô đầy những nỗi buồn và lo toan. "Với hợp đồng thời vụ, mình không được tính vào diện nhân viên chính thức nên không có tiền thưởng tết", Trinh kể.Theo Trinh, lương tháng cũng không đủ dư dả để cô tích góp cho dịp tết, trong khi các khoản chi phí như tiền thuê trọ, tiền ăn và quà cho nội ngoại hai bên vẫn phải lo. Để đối mặt với khó khăn, Trinh buộc phải cắt giảm các chi tiêu cá nhân, từ việc hạn chế mua sắm cho đến việc không tham gia các hoạt động giải trí như trước đây. "Tết chỉ vui khi mình có đủ đầy và không còn lo nghĩ về cơm áo gạo tiền", cô chia sẻ với ánh mắt buồn bã.Dù khó khăn, Thiên Di cho rằng mình vẫn còn may mắn khi sớm nhận ra dấu hiệu bất ổn của công ty. Cô gái đã chủ động tìm một công việc mới trước khi bị sa thải. Công việc mới tuy không mang lại thu nhập cao như trước, nhưng đủ để cô duy trì cuộc sống và vượt qua giai đoạn khó khăn này.Trong khi đó, Lê Trinh nói rằng cô sẽ lập lại kế hoạch chi tiêu, ưu tiên những mục tiêu quan trọng như tiền thuê trọ, ăn uống cơ bản và quà tết thiết yếu. Các khoản không cần thiết như mua sắm quần áo mới, trang trí nhà cửa sẽ được cắt giảm tối đa.Bích Ngọc cho biết cô sẽ tìm hiểu các việc làm thời vụ như bán hàng, phục vụ… để cải thiện thu nhập ngày tết. Những công việc này tuy ngắn hạn nhưng có thể mang lại khoản thu nhập tạm thời, giúp giảm bớt áp lực tài chính.Theo chị Dương Huỳnh Thanh Kim, phụ trách phòng Dịch vụ việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM, những ai đang gặp khó khăn về công việc nên tận dụng thời gian rảnh rỗi để đầu tư vào các khóa học ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn. Đây là cơ hội để bạn không chỉ cải thiện thu nhập mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động, mở ra những cơ hội việc làm ổn định và tốt hơn trong tương lai.Trong khi đó, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Maybank, khuyến khích mọi người tạo không khí tết bằng cách tối ưu chi phí như tận dụng lại đồ cũ hoặc tự tay làm các món ăn đơn giản, giảm bớt chi tiêu không cần thiết. Sau tết, việc lên kế hoạch tài chính cụ thể để tích lũy hoặc đầu tư nhỏ sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống bất ngờ trong tương lai. Bạn nên gia tăng tài sản, tạo nhiều nguồn thu, cố gắng có nguồn thu bị động, lập kế hoạch dự phòng... để giảm bớt áp lực tài chính.
1.500 trẻ em tham gia giải đấu vượt chướng ngại vật
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Bất lực nhìn nước lũ đổ về trắng đồng Bình Kiến 2, nhấn chìm 90 sào (4,5 ha) lúa đang làm đòng của mình, mặt ông Trương Thế Phong (47 tuổi, ở xã Bình Kiến) đầy vẻ thẫn thờ. Vậy là đợt mưa lũ bất thường từ ngày 22 - 24.2 khiến gia đình ông Phong thiệt hại hơn 100 triệu đồng."Nước không rút được, mất hết rồi. Cả nhà tôi sống nhờ cây lúa mà như thế này thì không biết lấy gì xoay xở. Tôi làm ruộng mấy chục năm nay chưa bao giờ thấy cảnh mưa lụt vào cuối tháng giêng như năm nay", ông Phong ngậm ngùi.Theo ông Phong, lúa của ông đã gieo trồng hơn 50 ngày, đang trong giai đoạn làm đòng. Chi phí đầu tư từ đầu vụ đến nay khoảng 1,2 triệu đồng/sào. Với 90 sào ruộng, ông Phong đã đầu tư khoảng 108 triệu đồng. Hiện ông Phong phải chấp nhận mất trắng vì nước lũ đổ về không thoát được, cây lúa ngâm nước lũ nhiều ngày bị úng gãy, không thể cứu vãn.Cùng cảnh ngộ với ông Phong, suốt 3 ngày qua, sáng nào ông Phạm Văn Lộc (67 tuổi, ở xã Bình Kiến) cũng ra đồng theo dõi mực nước nhưng đành bất lực nhìn 8 sào ruộng chết dần."Tôi làm ruộng mấy chục năm rồi mà đến giờ mới thấy cảnh lụt giữa mùa xuân. Nhà tôi cũng chỉ trông cậy vào 8 sào ruộng này, trời làm thế này thì khổ cho chúng tôi quá. Chỉ mong các cấp, các ngành hỗ trợ giúp chúng tôi có vốn đầu tư lại vụ mùa sau", ông Lộc tâm sự.Theo ông Phạm Minh Tiến, Giám đốc HTX dịch vụ nông tổng hợp Bình Kiến 2, cánh đồng Bình Kiến 2 nằm ở vùng trũng sâu, bao bọc bởi núi, là điểm cuối của hệ thống kênh. Nước sông lên cao, từ các vùng khác đổ về thì cánh đồng này nhận hết."Đợt mưa lũ bất thường đổ về cánh đồng Bình Kiến 2 này, chúng tôi không có giải pháp nào khai thông luồng nước để giải cứu lúa. Sau 3 ngày bị ngập lụt, đến thời điểm hiện tại mực nước tại đồng vẫn còn khoảng từ 1 - 1,5 m. Lúa đang giai đoạn làm đòng bị ngập nước từ 3 - 5 ngày sẽ mất trắng. Chúng tôi rất mong nhận chính quyền địa phương, các cấp, các ngành hỗ trợ nông dân bị thiệt hại trong đợt này", ông Tiến nói. Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 22.2 đến ngày 24.2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to, đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 80 - 150 mm, có nơi mưa to cục bộ trên 150 mm. Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên các sông dâng cao khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân bị ngập sâu, gây thiệt hại đáng kể.Trong đó, lúa vụ đông xuân bị ngập, hư hỏng hơn 3.000 ha tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và TX.Đông Hòa. Hoa màu và cây hằng năm khác như sắn, bắp bị ngập, hư hỏng khoảng 1.250 ha. Thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.
Đường phố TP.HCM rực rỡ cờ Tổ quốc trong ngày 30.4
Mục đích của quỹ là chia sẻ, giúp đỡ những đối tượng yếu thế trong xã hội thông qua việc kết nối và huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện các hoạt động thiện nguyện như bảo trợ viện phí cho các bệnh nhân ung thư; hỗ trợ học phí và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ bị bạo lực và có nguy cơ bị bạo lực; xây phòng học cho trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa tại các địa phương khó khăn; trao học bổng cho học sinh tài năng và sinh viên nghèo vượt khó tại các khoa đào tạo báo chí trên cả nước; bảo trợ cho các mẹ Việt Nam anh hùng...