Thực hư giá căn hộ chung cư tăng mạnh?
Viện Nghiên cứu thanh niên vừa có báo cáo điều tra thường niên về thanh thiếu niên Việt Nam năm 2024, nhằm đánh giá tình hình thanh thiếu niên trên các lĩnh vực, xác định nhu cầu nguyện vọng của thanh thiếu niên hiện nay.Số thanh thiếu niên được điều tra gồm 800 người ở độ tuổi 16 - 30, là học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, ở cả thành thị và nông thôn.Theo báo cáo, thanh niên cao 161 - 180 cm chiếm tỷ lệ 57,4%; từ 151 - 160 cm là 27,3%; dưới 150 cm là 12,4%. Thanh niên cao trên 180 cm chiếm 3%.Theo kết quả khảo sát, thanh niên nặng 41 - 70 kg chiếm tỷ lệ 81,5%. Dưới 40 kg là 11,2%. Từ 71 - 80 kg là 6,5%. Trên 80 kg là 0,8%.Về sức khỏe thể chất, có 44,1% thanh niên được hỏi từng gặp vấn đề sức khỏe cần phải sử dụng thuốc hoặc đến cơ sở y tế điều trị trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát.Nhiều thanh niên (51,4%) đã dựa vào tư vấn của người bán thuốc. Khoảng 10,9% tự tìm hiểu và điều trị. Điều này tiềm ẩn rủi ro, do thông tin không chính xác có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe.Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ thanh niên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ còn khá thấp (15,4%). Tỷ lệ thanh niên được hỏi thường xuyên tập thể dục đạt mức trung bình (34,4%), cho thấy nhu cầu tham gia hoạt động thể chất vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ người tìm hiểu kiến thức về sức khỏe ở mức khá (39,3%).Về sức khỏe tâm thần, trong 6 tháng qua, kết quả khảo sát cho thấy, phần đông thanh niên có tâm trạng tích cực. Trong đó, 69,8% thanh niên thường xuyên cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, 52% thanh niên thường xuyên cảm thấy phấn chấn, thoải mái.Các cảm xúc tiêu cực xuất hiện ở mức độ vừa phải (mức độ thường xuyên thanh niên gặp phải dao động từ 5,1 - 15,1%). Mặc dù tỷ lệ thấp, nhưng vẫn có một bộ phận thanh niên thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt 3,3% thanh niên thường xuyên có ý nghĩ tự tử.Theo kết quả khảo sát, khung giờ sử dụng internet của thanh niên từ dưới 2 - dưới 8 giờ/ngày là chủ yếu (gần 80%), trong đó gần 1/3 thanh niên sử dụng mạng từ 6 - dưới 8 giờ/ngày (29,8%).Có tới 16,8% thanh niên sử dụng internet từ 8 giờ/ngày trở lên. Mục đích chính khi sử dụng internet của thanh niên (xếp theo thứ tự ưu tiên) bao gồm: giải trí (75,4%); học tập, tìm kiếm thông tin (71%); giao tiếp, kết bạn (65,9%) và cập nhật tin tức (63,5%).Hương vị quê hương: Chào… bữa cơm bình thường
Theo đó, 11 dự án thủy điện nói trên gồm: Thượng Đăk Psi 1 ở H.Tu Mơ Rông; Tân Lập, Đăk Toa và Đăk Pô Nê 4 ở H.Kon Rẫy; Nước Trê ở H.Kon Plông; Sa Thầy 1, Sa Thầy 2 và Sa Thầy 3 ở H.Ia H'Drai; Đăk Glei, Đăk Ruồi 2 và Đăk Ruồi 3 ở H.Đăk Glei.11 dự án thủy điện này có công suất từ 3 MW đến 17 MW, tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 3.537 tỉ đồng.UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, kêu gọi, thu hút đầu tư vào địa bàn có hiệu quả. Ngoài ra, Sở Tài chính phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan xây dựng phụ biểu mô tả dự án thu hút đầu tư để phục vụ công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư.Tính đến năm 2024, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng 82 dự án thủy điện nhỏ và vừa, trong đó 29 thủy điện đã đi vào hoạt động. Trước đó, năm 2022, Thanh tra Chính phủ đã xác định việc tỉnh Kon Tum phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ và vừa còn chưa quan tâm đúng mức đến việc ảnh hưởng tới môi trường, đất rừng. Địa phương này đã quy hoạch 81 công trình thủy điện, chiếm hơn 1.158 ha đất rừng. Trong đó, diện tích rừng sản xuất là trên 951 ha, rừng phòng hộ 43 ha, rừng đặc dụng 163 ha.Mặc dù năm 2019, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản tạm dừng chủ trương khảo sát, đánh giá tiềm năng và lập hồ sơ bổ sung các công trình thủy điện vừa và nhỏ vào quy hoạch, nhưng chỉ đạo này thực hiện chưa triệt để. Sau thời điểm ban hành văn bản, vẫn có 26 thủy điện được bổ sung quy hoạch trong năm 2020.Qua đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Kon Tum cần rà soát, điều chỉnh, loại bỏ bớt các dự án thủy điện quy mô nhỏ và vừa, tránh nguy cơ xảy ra lũ lụt do thủy điện chiếm đất rừng, làm ảnh hưởng đến môi trường và mất tài nguyên rừng.
Lương tối thiểu, 3 điều cần biết
Không giống như các phương pháp truyền thống, điêu khắc mỡ Hypebol hướng đến sự cân bằng hoàn hảo của từng đường nét trên cơ thể. Thay vì chỉ tập trung vào việc loại bỏ mỡ thừa, kỹ thuật này nhấn mạnh vào việc định hình và tạo form, giúp cơ thể trở nên thanh thoát nhưng vẫn đầy đặn ở những vùng cần thiết.Công nghệ Hypebol sử dụng mỡ tự thân đã qua xử lý để đảm bảo chất lượng tế bào mỡ tốt nhất, giúp tăng tỷ lệ sống của mỡ cấy, tránh biến chứng và mang lại hiệu quả lâu dài. Đây chính là sự kết hợp giữa khoa học y khoa và tinh hoa nghệ thuật - tựa như những người thợ thủ công tỉ mỉ điêu khắc từng đường nét, tạo ra vẻ đẹp cân đối, tự nhiên và bền vững.Triết lý Cân bằng động không chỉ nằm ở sự hài hòa thẩm mỹ, mà còn là sự an toàn cho khách hàng. Mọi quy trình điêu khắc mỡ Hypebol đều tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn y khoa quốc tế, đảm bảo mang lại kết quả tự nhiên, không gượng ép nhưng vẫn tôn vinh nét đẹp cá nhân của mỗi khách hàng.Đây chính là giải pháp thẩm mỹ tối ưu dành cho người phụ nữ hiện đại - những người yêu thích vẻ đẹp trẻ trung, thanh thoát nhưng vẫn đầy sức sống và năng động. Hãy để nghệ thuật điêu khắc mỡ Hypebol giúp bạn chạm tới vẻ đẹp cân đối hoàn mỹ!
Bày tỏ niềm vinh dự được tiếp tục đồng hành cùng giải đấu, bà Trần Thanh Vân - Trưởng phòng truyền thông, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam mong muốn giải đấu thường niên này sẽ tiếp tục là sân chơi bổ ích mang đến cơ hội phát triển các tài năng bóng đá ở lứa tuổi nhi đồng. Chứng kiến niềm vui của các cầu thủ nhí đến tham gia giải, Nestlé MILO càng có thêm động lực trên hành trình giúp thế hệ trẻ Việt Nam nâng cao sức bền để thành công trong thể thao và cuộc sống.
Cầu thủ Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM mướt mồ hôi trên sân tập
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện về 2 người "anh hùng không mặc áo choàng" cứu người phụ nữ té sông bằng phao chuối.Theo bài đăng, câu chuyện xảy ra tại cầu Lớn, thuộc xã Xuân Thới Sơn (H.Hóc Môn, TP.HCM), hai người đàn ông dũng cảm lao xuống sông cứu người phụ nữ. Đáng chú ý là một trong hai người không biết bơi nên đã nhanh trí dùng cây chuối làm phao cứu người. Nhờ sự nhanh trí của 2 người đàn ông mà người phụ nữ được đưa vào bờ an toàn. Người trong cuộc nói gì?Trưa 10.2, ông Trần Phong Sương trên đường từ Long An về ngang qua cầu Lớn thấy nhiều người đang đứng cầm điện thoại quay phim ở hai bên kênh An Hạ nên tấp vào hỏi xem có chuyện gì. "Có người chết trôi", 1 người dân trả lời. Nhìn khoảng cách từ cầu đến bóng người dưới dòng nước cách xa khoảng 200 - 300 mét, ông Sương chạy xe rà rà theo bờ kênh.Đến khoảng đất trống, ông Sương nhìn thấy người phụ nữ còn chới với trên dòng nước trôi, đang kêu "Cứu tôi với"; nhưng trên bờ đoạn này chỉ có phụ nữ, trẻ em không ai dám lao ra.Trong tích tắc, nghĩ cứu người là quan trọng hơn hết, ông cởi áo, để hết giấy tờ, ví tiền và xe trên bờ lao ra phía bụi cây. Thấy bụi chuối có 3 cây, trong đó 1 cây ngã xuống nên ông nảy ra ý tưởng lấy thân cây chuối làm phao."Cây chuối thường khó giật vậy lắm, may sao có ai đã chặt đứt sẵn nên tôi giật xíu là ra. Ngay lúc đó có một anh đi ngang qua, tôi nói 'Anh anh giúp em cái, mình em không cứu được' nên 2 anh em bơi ra chặn theo hướng nước trôi, dùng phao từ cây chuối cứu người. Thấy người khác chơi vơi sinh tử, không cứu không được", ông Sương kể.Theo ông Sương, nói ông không biết bơi cũng không phải mà biết bơi cũng chưa đúng vì ông chỉ biết lội dưới nước. "Lúc đó tôi cởi áo rồi nên không có cây chuối vẫn lao xuống cứu người. Không biết động lực từ đâu, thấy người bị nạn thì nhảy xuống cứu, tới đâu hay tới đó. Giờ đưa tôi ra bờ kênh đó kêu tôi lội thì tôi không dám đâu", ông nói.Gần 1 ngày sau khi xảy ra sự việc, ông Sương nghĩ lại vẫn chưa biết vì sao lại liều nhảy xuống dòng kênh cứu người dù đã rất lâu không lội nước. Khi ấy, trong đầu ông chỉ có duy nhất một suy nghĩ là phải cứu người nhanh nhất có thể. Có kinh nghiệm cứu người bị nạn, ông bình tĩnh tìm phương án phù hợp, dùng cây chuối làm phao chặn theo hướng dòng nước trôi để bảo đảm cứu được người mà không đuối sức